Cái nôi của nền y học cổ truyền phương Đông là Trung Hoa. Vì thế, người Hoa Kì và Châu Âu, bao gồm cả thế giới nghiên cứu khoa học, thường đồng hóa nền y học cổ truyền của các dân tộc phương Đông bằng nhóm từ “Traditional Chinese Medicine – TCM”, dịch thoát nghĩa là Đông Y, thuốc Bắc, thuốc Tàu. Thực tế, nền y học cổ truyền ở mỗi quốc gia có truyền thống riêng, có cây cỏ làm thuốc riêng và y thư riêng. Ví dụ nước Việt Nam, mặc dù bị đế quốc Trung Hoa thời phong kiến xâm lăng và đô hộ gần 1,000 năm, nhưng bản sắc nền y học cổ truyền chẳng những không mất hay biến chất mà còn thêm phần khởi sắc nhờ biết hấp thụ kiến thức, kinh nghiệm và canh tân, bổ sung thêm nguồn dược liệu quý từ nước ngoài.

la gan

Đông Y lý giải gan bằng học thuyết sau đây:

Định vị :

  • Gan được xếp vào tạng Can, một trong 5 tạng chính (ngũ tạng) gồm Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận .
  • Trong ngũ hành, Can thuộc Mộc.
  • Trong Bát Quái, Can thuộc cung Chấn (sấm sét).
  • Sắc của Can là màu xanh.
  • Mùa của Can là mùa Xuân.
  • Hướng của Can là hướng Đông.
  • Tính của Can là thích mát.
  • Vị của Can là vị chua.
  • Can khai khiếu ở mắt.
  • Can chủ về cân (gân).

Can bệnh:

Can là tạng Phong Mộc, trong có chứa tướng hỏa, tính dễ động. Bệnh của Can phần lớn là chứng Phong hỏa, Khí uất.

  1. Chứng can hỏa gồm các triệu chứng: Mắt đỏ, sưng đau, trong tâm phiền nhiệt, hay giận dữ, đêm ngủ không yên, miệng đắng, họng khô, tiểu tiện vàng đỏ, hai bên cổ hoặc nách có mọc hạch, chảy nước mắt sống, đổ ghèn, cao huyết áp, vai cổ đau nhức, chảy máu cam, ói ra máu, mụn nhọt đỏ, viêm da ngứa lở, rìa chót lưỡi đỏ thẫm, mạch thường đi Huyền Sác.
  2. Chứng can dương thượng xung gồm các triệu chứng: Đầu choáng váng, xây xẩm, mặt đỏ, dễ nổi giận, đầu nặng như đá, chân nhẹ như bông, tai ù như ve kêu, ngón tay tê dại, hông sườn trướng đau, đau một bên đầu, mắt đỏ như tôm luộc, mạch di Huyền Khẩn.
  3. Chứng can phong gồm các triệu chứng: Đầu choáng mắt mờ, cơ gân máy giật, miệng mắt méo lệch, da thịt tê dại hay co rút, uốn ván, bỗng nhiên ngã lăn bất tỉnh, động kinh, bại liệt bán thân, lưỡi lệch, mụn mặt, bệnh vảy nến (psoriasis), da ngứa, sần da, rêu trắng, mạch di Huyền hoặc Hư.
  4. Chứng can uất gồm các triệu chứng: Thường hay giận, cáu gắt, đau đầu, mắt mờ, hai bên hốc sườn đầy trướng đôi khi có đau, cổ họng như có vật gì chẹn cứng, nuốt không xuống khạc không ra, thường thở dài không vui, ăn kém, mệt mỏi. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, bụng dưới găng tức. Lưỡi hơi hồng, rêu lưỡi hơi đầy, mạch đi Huyền Sắc hoặc Trâm Huyền.
  5. Chứng can hàn thường xuất hiện ở hạ tiêu, gồm các triệu chứng: Bụng dưới đau, gân mạch co thắt, đau ở đỉnh đầu, nôn mửa ra nước trong, đàn ông thường bị căng kéo đau cả hai bìu dái, lưỡi tím xanh, rêu lưỡi trơn nhuận, mạch di Trầm Huyền mà Trì.

Cần lưu ý thêm, quan hệ mật thiết nhất của gan là thận, vì trong Ngũ hành thì thận thuộc Quý thủy, còn can thuộc Ất mộc. Thận là mẹ của Can, thận thủy sinh can mộc là ngũ hành tương sinh. Can hỏa thịnh hay can dương thượng xung, ngoài chính tạng can tạo ra, thường do thận thủy suy hư, mẹ con đồng bệnh, nên Đông y gọi là chứng “ Can Thận bất túc”. Do đó, khi chữa can bệnh chỡ quên bổ thận.

Theo Y học luận trị

Bài viết liên quan