Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Nhịp sống hiện đại cùng với những thói quen sinh hoạt bừa bãi kéo theo đó là hàng loạt hệ lụy lớn với sức khỏe, trong số đó phổ biến nhất là bệnh dạ dày. Nhiều người bệnh bắt đầu loay hoay tìm cách chữa trào ngược dạ dày mà chưa tìm ra được cách chữa bệnh tốt nhất. Cùng tìm hiểu thông tin chính xác nhất ngay trong bài viết dưới đây.

Điều trị ngược dạ dày theo Y học hiện đại

Phương pháp chữa trào người dạ dày bằng y học hiện đại là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang hoặc nội soi, từ đó dựa vào thể trạng của từng người bệnh để kê những đơn thuốc và cách chữa phù hợp nhất.

Theo đó, có hai cách chữa theo Tây y phổ biến nhất đó là:

Dùng thuốc trào ngược dạ dày thực quản

Với những bệnh nhân bị ợ nóng, ợ chua, có hiện tượng đau nhói vùng ngực, triệu chứng dạ dày tiết dịch vị không ổn định, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc kháng sinh.

Một số loại kháng sinh có tác dụng chữa trào ngược dạ dày hiệu quả
Một số loại kháng sinh có tác dụng chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

Một số nhóm thuốc trị trào ngược dạ dày hay được dùng là:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Những loại thuốc như esomeprazole, lansoprazole, omeprazole… sẽ được các bác sĩ kê cho bệnh nhân nhằm giảm lượng axit dạ dày đang dư thừa và có khả năng trào ngược lên thực quản.
  • Các loại thuốc kháng H2: Những loại thuốc kháng H2 phổ biến thường được các bác sĩ chỉ định dùng cho bệnh nhân có thể kể đến như cimetidine, famotidine, ranitidine… có tác dụng trung hòa lượng axit dạ dày hiệu quả cho người bệnh.
  • Thuốc kháng axit: Nhóm thuốc này có công dụng giảm nhanh lượng axit trong dạ dày bằng cách kiềm hóa. Tuy nhiên, nó có thể khiến cho bạn gặp một số những tác dụng phụ nhất định phổ biến nhất là tiêu chảy, táo bón.
  • Thuốc hỗ trợ nhu động ruột: Loại thuốc này làm rỗng dạ dày, hạn chế lượng axit tiết ra. Tuy nhiên, nó cũng dễ gây tiêu chảy, buồn nôn, tạo ra cảm giác lo lắng.
  • Thuốc Erythromycin: Loại kháng sinh này được dùng để làm rỗng ruột nhanh chóng hơn.

Mỗi một loại thuốc chữa trào ngược dạ dày này có tác dụng không giống nhau và sẽ phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân. Vì thế, trước khi dùng thuốc, người bệnh cần đọc kĩ chỉ định và uống đúng liều lượng để đạt được hiệu quả mong muốn.

Sử dụng biện pháp ngoại khoa phẫu thuật

Khi người bệnh đã thực hiện theo các chỉ định thay đổi chế độ sinh hoạt, sử dụng thuốc điều trị không đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ đề nghị chuyển hướng điều trị bằng cách thực hiện phẫu thuật.

Một vài trường hợp bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật để trị bệnh
Một vài trường hợp bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật để trị bệnh

Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản gồm có:

  • Phẫu thuật mổ hở: Các bác sĩ sẽ tiến hành những phẫu thuật ở phần trên của dạ dày, bao xung quanh thực quản. Khi đó, phần dưới của thực quản sẽ có thêm áp lực, giảm trào ngược dạ dày hiệu quả hơn.
  • Thực hiện thủ tục nội soi: Những thủ tục này sẽ bao gồm khâu nội soi mục đích là để thắt chặt cơ vòng thực quản dưới. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ áp dụng tần số vô tuyến đưa đến phần dưới của thực quản, nằm ngay phía trên cơ vòng. Trong một vài trường hợp người bệnh sẽ được dùng nhiệt để tạo thành các vết hàn nhỏ để giúp làm chặt cơ vòng.

Nhược điểm: Cách điều trị này có thể gây ra một vài tác dụng phụ nhất là khi dùng thuốc, nhiều trường hợp bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể tái phát do không thể điều trị bệnh từ gốc…

Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại nhà được rất nhiều bệnh nhân áp dụng vì sự tiện lợi, chi phí thấp. Một vài mẹo chữa trào ngược dạ dày thường được áp dụng phổ biến nhất đó là:

Chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng nha đam

Nha đam có tác dụng tốt với dạ dày, góp phần giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, hạn chế trào ngược.

Nha đam có tác dụng tốt với dạ dày
Nha đam có tác dụng tốt với dạ dày

Bạn có thể thực hiện theo cách sau:

  • Cách 1: Gọt bỏ vỏ nha đam, đem xay nhuyễn cùng với 1 cốc nước. Tiếp đến, lọc bỏ phần cặn và giữ lại nước cốt.
  • Cách 2: Thái hạt lựu phần lõi của nha đam, đem bóp với nước muối để loại bỏ bớt nhớt. Bạn có thể mang đi nấu chung với đậu xanh và bột sắn dây. Đợi cho đậu chín nhừ bạn có thể cho thêm đường phèn đảm bảo độ ngọt vừa phải. Dùng 3 lần mỗi tuần.

Mẹo chữa trào ngược dạ dày nhờ nghệ

Nghệ có công dụng chống viêm, chữa lành các vết loét nhờ có những hoạt chất curcummin dồi dào.

Bạn có thể dùng nghệ chữa trào ngược dạ dày thực quản theo cách sau:

  • Cách 1: Lấy 1 thìa bột nghệ vàng và 1/4 thìa cà phê tiêu đen hãm cùng với nước sôi. Sau đó lọc lấy nước, bỏ cặn và uống hằng ngày.
  • Cách 2: Hòa 3 muỗng bột nghệ cùng với 100ml nước ấm, có thể cho thêm một thìa mật ong. Uống đều đặn mỗi ngày 3 lần vào trước mỗi bữa ăn.
  • Cách 3: Trộn đều mật ong và bột nghệ với một lượng vừa đủ, có thể đem nhào cho đến khi được một cục bột mịn, sánh đặc và không còn dính. Vo tròn thành những viên nhỏ vừa uống và cho vào bình kín. Dùng để uống hằng ngày, mỗi ngày 3 viên x 3 lần/ngày.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng

Dùng gừng có thể đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nhất là các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi… 

Gừng còn được biết đến là một phương thuốc kháng viêm, làm giảm đau tự nhiên. Ngoài ra, gừng còn giúp chữa lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày thực quản do ảnh hưởng từ việc trào ngược axit.

Gừng giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng
Gừng giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng

Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng gừng theo cách sau:

  • Cách 1: Băm nhỏ gừng tươi, thả vào một cốc nước sôi, đậy kín nắp, chờ khoảng 10 phút. Quá trình này sẽ giúp cho các chất trong gừng tiết hết ra nước. Khi nước đã chuyển sang màu vàng nhạt thì vớt bỏ bã. Bạn có thể cho thêm 1 chút đường. Uống trước khi ăn và dùng khoảng 3 lần mỗi tuần.
  • Cách 2: Ngâm chung gừng (đã thái lát mỏng) cùng với mật ong và ăn. Nên dùng sau khi ăn, mỗi lần ăn 1 đến 2 lát.
  • Cách 3: Thái lát mỏng gừng rồi đem ngâm với giấm trong khoảng 1 tuần. Hằng ngày ăn khoảng 3 lát gừng. Sau khoảng 7 ngày bạn sẽ thấy có chuyển biến.

Dùng baking soda chữa bệnh trào ngược dạ dày

Người bệnh có thể dùng baking soda để cân bằng pH, giúp trung hòa axit dạ dày, từ đó giảm ợ nóng, khó tiêu, ngăn chặn đau tức thượng vị do loét. Ngoài ra, baking soda còn giúp làm giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông đến dạ dày tốt hơn.

Cách sử dụng: Lấy 1 thìa cà phê baking soda cho vào trong một ly nước lạnh và khuấy tan. Bạn nên uống từ từ và thực hiện mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Mật ong trị bệnh trào ngược

Các axit amin, vitamin A, C, E có trong mật ong chính là chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP gây bệnh trào ngược dạ dày. Mật ong còn có tác dụng làm lành các vết thương tổn ở niêm mạc dạ dày rất tốt.

Mật ong không chỉ có thể kết hợp với gừng và nghệ mà nó còn có thể dùng trực tiếp để chữa bệnh trào ngược dạ dày.

Mật ong mang lại hiệu quả chữa bệnh khá tốt
Mật ong mang lại hiệu quả chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

Cách dùng: Bạn có thể uống mật ong cùng nước ấm vào buổi sáng hoặc buổi tối sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. 

Trà hoa cúc chữa trào ngược dạ dày

Trong trà hoa cúc có chứa các chất tốt cho dạ dày như:

  • Anethole: Có tác dụng làm dịu, thư giãn các cơ co thắt, chống đầy hơi, ợ chua hiệu quả.
  • Bisabolol: Đây là chất có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, làm giảm các triệu chứng bệnh về dạ dày.
  • Apigenin: Có khả năng bảo vệ tế bào, ngăn ngừa các yếu tố tấn công để tế bào.

Cách dùng: Phơi khô hoa cúc và hãm với nước sôi trong khoảng 15 phút. Nên uống đều đặn hằng ngày vào mỗi buổi sáng hoặc uống trước khi đi ngủ.

Hạt thì là – cách chữa trị trào ngược dạ dày đơn giản

Hạt thì là vốn có tính ấm, có tác dụng giúp cân bằng khí huyết, kích thích hệ tiêu hóa. Trong hạt thì là còn chứa hợp chất Anethole, có tác dụng thư giãn cơ trơn, chống co thắt dạ dày. Vì vậy, nó làm giảm các chứng trào ngược hiệu quả hơn. 

 Bạn có thể trực tiếp dùng hạt thì là để chữa bệnh tại nhà
Bạn có thể trực tiếp dùng hạt thì là để chữa bệnh tại nhà

Cách dùng:

  • Cách 1: Bạn có thể nhai kỹ 2 thìa hạt thì là và nuốt trực tiếp. Nên dùng sau bữa ăn trưa và tối để thu được hiệu quả tốt nhất. Kiên trì dùng trong vài tuần sẽ nhận thấy bệnh có thuyên giảm.
  • Cách 2: Cho hạt thì là vào đun sôi cùng với 500ml nước và thêm 100g hạt thì là vào, để sôi trong khoảng 5 phút thì tắt bếp. Uống trước bữa ăn khoảng 30 phút và uống đều 3 lần mỗi ngày.

Trị trào ngược dạ dày bằng lá tía tô

Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô được dân gian áp dụng rộng rãi. Lá tía tô có chứa tanin và glucosid dồi dào, đi vào dạ dày, lá tía tô sẽ giúp cho lớp màng che phủ hữu ích hơn.

Lá tía tô cũng làm cho vết thương mau khô se mặt, có khả năng ngăn ngừa trào ngược dạ dày.

  • Cách 1: Rửa sạch lá tía tô và dùng thêm một ít muối, giã nát, chắt lấy nước cốt và uống ngày 2 lần.
  • Cách 2: Nấu lá tía tô với nước và uống hằng ngày. Bạn cũng nên lưu ý: Không nên thay thế nước tía tô bằng nước lọc.

Nhược điểm: Chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng mẹo dân gian dễ áp dụng nhưng mang lại hiệu quả không cao, không thể điều trị bệnh tận gốc bệnh. Vì thế, bạn nên đi thăm khám và điều trị từ sớm, không nên điều trị tại nhà nếu bệnh không có chuyển biến trong thời gian dài hoặc có dấu hiệu nặng thêm.

Trên đây là những thông tin về cách chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này sẽ mang lại những nguồn kiến thức bổ ích, giúp bạn lựa chọn được cách chữa bệnh phù hợp nhất cho mình!


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan