Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trào ngược dịch mật là bệnh lý không phổ biến như trào ngược dạ dày thực quản, vốn là bệnh có liên quan đến cơ thắt thực quản và hoạt động của van môn vị nên triệu chứng đau bụng, ho khan, ợ hơi… khiến chất lượng cuộc sống và tinh thần của bệnh nhân giảm sút.

Tuy nhiên vẫn có nhiều người chủ quan cho rằng bệnh có tự khỏi, nhưng thực tế có phải vậy không? Nguyên nhân, phác đồ điều trị uống thuốc gì? Tham khảo ngay bài viết để tìm được câu trả lời đầy đủ nhất về trào ngược dịch mật.

Bệnh trào ngược dịch mật là gì?

Dịch mật là loại dịch có màu vàng hơi xanh, có tính kiềm, được tiết ra từ gan, dự trữ thông qua túi mật ( khoảng 700 – 800ml/ ngày) và đi vào tá tràng để thực hiện chức năng tiêu hóa, đặc biệt là chất béo.

trao-nguoc-dich-mat
Hình minh họa trào ngược dịch mật

Bởi khi dung nạp thức ăn vào thì túi mật sẽ tiến hành co bóp để vận chuyển lượng chất dịch đang dự trữ đó xuống tá tràng để tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất vitamin. Đồng thời nó cũng có khả năng kích thích tiêu hóa bằng cách tạo môi trường kiềm thích hợp tăng hoạt động của nhu động ruột.

Tuy nhiên, khi van môn vị gặp vấn đề không thể đóng kín sẽ tạo khiến cho dịch mật trào được lên dạ dày, trong trường hợp van tâm vị mở thì dịch mật cũng sẽ trào ngược lên cả thực quản. Khi tình trạng này diễn ra trong một thời gian sẽ gây nên bệnh lý trào ngược dịch mật và gây ra nhiều triệu chứng bệnh khó chịu.

Triệu chứng bệnh trào ngược dịch mật dạ dày

Trên thực tế nhiều người vẫn còn mơ hồ về những biểu hiện của bệnh trào ngược dịch mật dạ dày với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên mỗi bệnh lý đều có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau, không hoàn toàn như nhau và mức độ nguy hiểm của bệnh cũng tùy vào từng người.

trao-nguoc-dich-mat
Ho khan cũng là biểu hiện điển hình của bệnh

Vậy nên, bất cứ ai cũng nên nắm rõ những dấu hiệu điển hình của bệnh để phân biệt rõ hơn với bệnh trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

  • Đau vùng thượng vị: Người bệnh sẽ có cảm giác bị đau tức ở phần ngực trên, có lúc thì âm ỉ có lúc lại thành từng cơn rồi cồn cào vùng ngực.
  • Buồn nôn và nôn: Dịch mật vốn có vị đắng, màu vàng xanh nên khi nôn thì sẽ nhìn rõ được chất dịch lỏng có màu như vậy và miệng sẽ có vị đắng khó chịu.
  • Ợ nóng: Người bệnh sẽ có cảm giác tức nghẹn, ăn uống không trôi, chán ăn và cảm giác tức ngực sẽ giảm dần ở vùng ức.
  • Ho khan: Lớp niêm mạc có thể sẽ bị tổn thương vì ợ, nôn nhiều gây ra biểu hiện ho khan, mất giọng.
  • Triệu chứng khác: Với những dấu hiệu điển hình của bệnh ở trên cũng đã tác động rất nhiều đến vấn đề sức khỏe, nên người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém, giảm cân,...

Với những triệu chứng bệnh kể trên thì người bệnh nên nhanh chóng tìm đến bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chữa bệnh kịp thời.

Nguyên nhân trào ngược dịch mật dạ dày

Hiện tượng trào ngược dịch mật có tỷ lệ người mắc không cao nhưng sự tổn thương mà bệnh gây ra còn nghiêm trọng hơn nhiều so với một số bệnh về đường tiêu hóa khác.

Đa phần người bị trào ngược dịch mật là do biến chứng của một số bệnh lý khác khiến cho van môn vị bị tổn thương, gây hở và khiến dịch mật trào ngược lên thực quản. Cụ thể về một số nguyên nhân chính gây bệnh mà bạn nên biết như:

trao-nguoc-dich-mat
Bệnh trào ngược dịch mật có nhiều nguyên nhân

Do phẫu thuật:

  • Túi mật: Dựa theo kết quả nghiên cứu thì những người từng điều trị ngoại khoa liên quan đến túi mật như: sỏi mật, viêm teo túi mật hay u túi mật đều có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dịch mật cao hơn so với người bình thường.
  • Dạ dày: Đối với những người từng phẫu thuật cắt dạ dày để chữa bệnh hoặc để giảm cân thì đều có thể khiến cho van môn vị bị tổn thương, chức năng bị ảnh hưởng khiến cho việc đóng mở không đảm bảo.

Do biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

Tượng tự vậy, bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng cũng thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh này rất cao, bởi vết viêm loét của dạ dày sẽ khiến cho trương lực của cơ hoạt động kém đi. Khi đó chức năng của dạ dày tá tràng cũng bị suy giảm và dễ dàng cho việc dịch mật bị trào ngược lên thực quản.

Do quá trình tiêu hóa thức ăn:

Nếu chúng ta ăn nhiều, quá no sẽ vượt quá khả năng tiêu hóa của dạ dày gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng và thức ăn thừa cũng sẽ bị ứ đọng lại khiến cho cơ thắt dưới thực quản chịu áp lực. Từ đó cũng khiến cho dịch mật từ dạ dày bị trào ngược lên trên thực quản gây ra tình trạng bệnh.

Trào ngược dịch mật có tự khỏi không? Bệnh nguy hiểm không?

Có một thực tế cho thấy người bệnh luôn chủ quan và cho rằng bệnh có thể tự khỏi nên không đi khám bệnh hay điều trị đúng cách cho đến khi những triệu chứng nặng hơn của bệnh xuất hiện mới bắt đầu lo lắng về mức độ nguy hiểm của bệnh.

Bệnh trào ngược dịch mật không tự khỏi nếu không sử dụng biện pháp đặc trị

Đối với bệnh thuộc loại cấp cứu nội - ngoại thì trào ngược dịch mật cũng thuộc dạng bệnh tiêu hóa không thể tự khỏi, cần phải sử dụng các biện pháp đặc trị mới có thể thuyên giảm triệu chứng. 

Thậm chí người bị bệnh nặng, thì các chuyên gia đánh giá là khó chữa, cần phải kết hợp nhiều giải pháp hỗ trợ như chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thì quá trình điều trị mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

Còn đối với những bệnh nhân thuộc mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng thì có đôi khi khó nhận diện được bệnh thì thường bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định chẩn đoán phù hợp để kịp thời phát hiện và chữa trị. Bởi bệnh này thường phát triển rất nhanh, không trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng.

trao-nguoc-dich-mat
Trào ngược dịch mật không nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách

Vậy bị trào ngược dịch mật có nguy hiểm không?

Tương tự với các bệnh lý khác, đây là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh. Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày trào ngược dịch mật rất khó chịu, nó khiến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều. 

Bệnh trào ngược dịch mật có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh, thời gian xuất hiện triệu chứng và phương hướng điều trị của từng người khác nhau. Bởi sau một thời gian phát bệnh, bệnh nhân không được chữa trị đúng cách, sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng.

  • Hiện tượng trào ngược dạ dày dịch mật: Sau khi dịch mật trào lên thực quản nhiều sẽ khiến cơ thắt thực quản bị rối loạn, tình trạng trở nặng hơn khi nó diễn ra liên tục, nên sẽ gây ra tình trạng này.
  • Viêm loét chảy máu thực quản: Khi thực quản nhiều lần bị tiếp xúc với dịch mật, axit có trong thức ăn thừa trào lên cũng khiến cho thực quản bị tổn thương gây viêm loét và gây chảy máu.
  • Viêm hang vị dạ dày - trào ngược dịch mật: Không chỉ gây tổn thương đến thực quản, bệnh còn khiến hang vị bị tổn thương, tiếp xúc với dịch mật và lượng axit tiết ra nhiều, nên có thể bị viêm hang vị trào ngược dịch mật cao hơn so với người khác.
  • Viêm đường hô hấp: Với tình trạng bệnh diễn ra như vậy cũng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy bị khó thở, gây ra các bệnh liên quan đến hô hấp như viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản...
  • Hẹp thực quản: Sau khi bị tổn thương, viêm loét được lành lại sẽ hình thành các vết sẹo, gây thực quản bị thu hẹp lại, khiến thức ăn đi xuống bị cản trở hoặc tắc nghẽn, nên xuất hiện các triệu chứng khó nuốt, chèn họng...
  • Barrett thực quản: Dựa theo số liệu được thống kê Y tế thì 10 – 15% người mắc bệnh Barrett thực quản là do biến chứng của bệnh trào ngược dịch mật.
  • Ung thư thực quản: Thường thì người bệnh mắc bệnh trong thời gian dài, khoảng 10 năm thì sẽ có nguy cơ cao bị biến chứng thành ung thư.

Phương pháp chẩn đoán và phác đồ điều trị trào ngược dịch mật

Để ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm như vậy thì ngay khi bạn vừa có dấu hiệu của bệnh thì nên đi chẩn đoán để có phác đồ điều trị trào ngược dịch mật kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán xác định bệnh trào ngược dịch mật

Hiện nay, có 3 phương pháp phổ biến được dùng để chẩn đoán bệnh chính xác, cụ thể như sau:

trao-nguoc-dich-mat
Nội soi để chẩn đoán bệnh chính xác

  • Nội soi: Bác sĩ sẽ đưa một thiết bị y khoa (ống, mỏng, linh hoạt) có gắn camera truyền vào cổ họng đi xuống từ tá tràng trào qua lỗ môn vị, để quan sát được toàn bộ thực quản và dịch mật. Từ đó xác định được mức độ thương tổn nặng nhẹ ra sao.
  • Thử nghiệm Acid Ambulatory: Thường biện pháp này không được sử dụng nhiều như nội soi vì phải đi qua đường mũi luồn vào thực quản. Tuy nhiên bằng cách sử dụng đầu dò acid của phương pháp này thì bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định được khoảng thời gian mà acid dạ dày đi vào thực quản
  • Đo lường độ pH: Biện pháp này được áp dụng cả trong xét nghiệm trào ngược dạ dày, việc chẩn đoán bằng cách này sẽ giúp bác sĩ đo lường lượng chất lỏng trào ngược. Từ đó biết được mức độ nặng nhẹ của bệnh để có hướng điều trị đúng.

Phác đồ điều trị bệnh dịch mật trào ngược

Sau khi có kiến thức về các phương pháp chẩn đoán thì người bệnh cũng cần biết phác đồ điều trị thường sẽ được bác sĩ đưa ra thế nào và trào ngược dịch mật uống thuốc gì để chữa bệnh?

Sử dụng thuốc chữa trào ngược dịch mật

Một số nhóm thuốc điều trị trào ngược dịch mật thường được bác sĩ chỉ định nhiều như:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Đây là thuốc đặc trị chứng trào ngược, một số tên thuốc: Rabeprazole (30mg/ lần/ ngày), Lansoprazole (20mg/ lần/ ngày), Omeprazole (20mg/ ngày).
  • Thuốc làm giảm dịch mật ra khỏi dạ dày: Cisaprid (10mg/ lần, 4 lần/ngày), Questran (tùy từng người bệnh) và Colestid (2 g/ngày, tối đa 16 g/ngày)..
  • Thuốc làm giảm triệu chứng đau bụng, buồn nôn: Ursodeoxycholic (8-12 mg/kg/ngày chia 2-3 lần, tùy từng người bệnh).

Tuy nhiên, thuốc Tây vốn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, nguy hiểm nên người bệnh không tự ý sử dụng thuốc hoặc dùng sai với chỉ định của bác sĩ. Để điều trị bệnh hiệu quả, ngăn ngừa những biến chứng từ thuốc thì bệnh nhân cần tuân thủ đúng với những chỉ định trong phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Can thiệp ngoại khoa

Đối với những người bệnh không thể chữa bằng thuốc hoặc sử dụng thuốc trị một thời gian không có sự thuyên giảm, nặng hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa.

trao-nguoc-dich-mat
Phương pháp điều trị bệnh

Phẫu thuật biến dạng (tỷ lệ thành công cao): 

Tỷ lệ chữa khỏi đạt 50 – 90% trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân đã từng phẫu thuật dạ dày để loại bỏ pylorus. Phương pháp này sẽ tạo một kết nối mới trong hệ tiêu hóa, để thoát nước mật ở xa ruột non. 

Quy trình thực hiện phẫu thuật hoặc nội soi (tùy từng bệnh nhân): Đánh giá thương tổn, xác định vị trí nối tắt, làm miệng nối, lau sạch ổ bụng, đóng thành bụng. Sau đó theo dõi tình trạng trong 24 giờ đầu và bệnh nhân cần phải.

Phương pháp chống trào ngược - tạo van chống trào ngược:

Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật chuyên môn để khắc phục khả năng co thắt của vòng thực quản từ đó cũng hạn chế được những lần dịch mật trào lên. Phẫu thuật đến trình độ, kỹ năng chuyên môn rất cao nên người bệnh cần chọn nơi uy tín để thực hiện.

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh sau điều trị

Sau điều trị, bệnh nhân cũng cần phải có thời gian phục hồi và bệnh vẫn có thể tái phát nên bất cứ người bệnh nào cũng cần tuân thủ theo những lời chỉ định của bác sĩ về chăm sóc và dự phòng như sau:

  • Hạn chế ăn đồ chua cay, chiên xào, đồ chế biến đóng gói (hộp).
  • Chia nhỏ bữa ăn, để tránh ăn quá no mà vẫn không khiến bị đói bụng.
  • Sau khi vừa ăn xong không vận động mạnh hay nằm.
  • Dừng sử dụng đồ uống có cồn, gas hoặc cafein và bỏ hút thuốc lá.
  • Thực hiện lối sống khoa học: Ngủ đúng giờ, đủ giấc và ăn đúng bữa, không ăn và ngủ muộn; cân bằng thời gian giữa công việc, tập luyện thể dục và nghỉ ngơi. Đặc biệt không để bản thân bị stress hay lo âu kéo dài. 

Lưu ý về chế độ ăn uống cho người bệnh

Người bị trào ngược dịch mật nên ăn gì cũng là vấn đề quan trọng, nó cũng nằm trong những khuyến cáo của chuyên gia trong phòng tránh và điều trị bệnh. Cụ thể về những thực phẩm nên và không nên ăn mà người bệnh nên biết như sau:

trao-nguoc-dich-mat
Chế độ ăn uống dành cho người bệnh

Nên ăn:

  • Rau củ: Đặc biệt là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A & C bởi chúng sẽ làm giảm bớt lượng axit trong dạ dày, kích thích tiêu hóa tốt hơn và loại bỏ được những triệu chứng trào ngược. Một số loại rau củ mà người bệnh trào ngược dịch mật dạ dày nên ăn: rau cải, rau bí, củ su su, rau bina, đậu ve, rau ngót, măng tây, súp lơ, dưa leo, bắp cải…
  • Chất đạm từ thịt trắng vì chúng dễ tiêu hóa như: ức gà, vịt, ngan, tôm, lợn, cá...
  • Trái cây: Chọn loại giàu vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng và bổ sung dưỡng chất còn thiếu trong cơ thể như: chuối, kiwi, táo, lựu, dưa hấu, dâu tây,….
  • Tinh bột: Bánh mì, gạo trắng, bột yến mạch, lúa mạch,… sẽ có công dụng cải thiện quá trình tiêu hóa, giúp hấp thu dưỡng chất tốt hơn và làm giảm nồng độ axit dạ dày dang dư thừa.
  • Gừng, nghệ: Chúng có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, giảm đau nên có thể cải thiện bệnh nhưng tránh sử dụng quá nhiều gây nóng ruột.

Không nên ăn:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu chất béo, đồ chiên rán nhiều vì nó khiến dạ dày phải làm việc liên tục, quá tải sẽ khiến dịch vị axit tiết ra nhiều làm bệnh nặng hơn.
  • Hoa quả chua chứa nhiều axit như quả họ nhà cam quýt… Vì dạ dày chỉ cần lượng axit vừa đủ để tiêu hóa thức ăn, nếu dư thừa sẽ khiến dạ dày tổn thương, thức ăn không tiêu hóa hết và gây triệu chứng trào ngược.
  • Thực phẩm chứa nhiều gia vị, chất phụ gia, chất bảo quản… Chúng đều là những món đồ tối kị với người bệnh tiêu hóa.

Với mong muốn có một cơ thể khỏe mạnh trở lại thì người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng với chỉ định của bác sĩ trong phác đồ điều trị, cùng với đó là việc ăn uống kiêng khem và đảm bảo khoa học nhất.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh trào ngược dịch mật, hy vọng đã giúp bạn có nhiều kiến thức trong phòng và chữa bệnh. Hãy đến ngay bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh uy tín ngay khi cơ thể đưa ra những dấu hiệu bệnh để sớm điều trị và loại bỏ nguy cơ bị biến chứng về sau.

Câu hỏi thường gặp
Trào ngược dạ dày gây khó thở là biểu hiện tăng nặng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những rủi ro của biến chứng trào ngược dạ dày gây khó thở và hướng xử lý tình trạng...
Khám và điều trị trào ngược dạ dày ở đâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân hiện nay. Bởi lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ tay nghề cao giúp điều trị bệnh hiệu quả và đảm bảo an toàn. Bài viết dưới đây cung cấp Top 11+ cơ sở y tế giúp người bệnh năm...
Trào ngược dạ dày ở bà bầu là bệnh lý phổ biến khi mang thai, mẹ bầu khó chịu, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị. Trong bài viết dưới đây Tapchidongy.org sẽ cung cấp thông tin các bài thuốc điều trị cũng như những biểu hiện của bệnh.  Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở bà bầu Hiện...
Trào ngược dạ dày là căn bệnh có những triệu chứng bệnh rất khó chịu, nó ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và tinh thần của người bệnh rất nhiều. Tuy nhiên trào ngược dạ dày có nguy hiểm không, chữa có khỏi không thì vẫn là thắc mắc của người bệnh. Tham khảo bài để có câu trả...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Trào Ngược Dịch Mật bằng YHCT


Bài viết liên quan