Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Với các căn bệnh xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng, để chẩn đoán chính xác tình trạng, giai đoạn bệnh, phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp X quang thoát vị đĩa đệm hay chụp CT, Mri là cách bắt buộc phải trải qua. Dựa vào phim chụp bác sĩ sẽ có hướng điều trị sao cho phù hợp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn sau đây.

Chụp X quang là gì?

Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh x quang là phương pháp cực kỳ phổ biến được áp dụng để phát hiện các bệnh về cột sống, bệnh về tim phổi… Đây là một dạng bức xạ năng lượng cao, các chùm tia X phát ra từ máy chụp X quang sẽ xuyên qua mô mềm trong cơ thể từ đó đưa ra hình ảnh bên trong cơ thể để bác sĩ có thể dễ dàng quan sát vừa dựa vào đó để chẩn đoán.

Hình ảnh phim chụp X quang - Hãy cùng tìm hiểu phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến này
Hình ảnh phim chụp X quang – Hãy cùng tìm hiểu phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến này

Chụp X quang thoát vị đĩa đệm, có phát hiện được hay không?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp phổ biến, nếu không điều trị sớm sẽ đe dọa đến khả năng đi lại, vận động của bệnh nhân, gia tăng nguy cơ bại liệt. Vì vậy việc phát hiện bệnh sớm là điều vô cùng cần thiết.

Trước khi bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thoát vị, bệnh nhân sẽ trải qua bước khám lâm sàng, kiểm tra tình trạng bệnh bằng cách chụp x quang, CT, hoặc mri. Phim chụp sẽ thể hiện rõ mức độ bệnh.

Chụp x quang hoàn toàn có thể phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không được chính xác 100% như phương pháp chụp cộng hưởng từ Mri.

Nguyên nhân là do cách này không cho ra được hình ảnh trực tiếp rõ ràng, kết quả chỉ là tương đối. Tuy nhiên nhìn phim X quang bác sĩ giàu kinh nghiệm, lâu năm hoàn toàn có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh.

Ưu điểm:

  • Chụp Xquang chi phí rẻ, không tốn kém so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác
  • Dễ dàng nhìn ra đối với tình trạng gãy xương, xẹp hay hẹp đốt sống, trượt đối sống

Nhược điểm:

  • Khó để phát hiện chính xác thoát vị đĩa đệm ở độ mấy, có chèn ép rễ thần kinh hay ống sống không
  • Cần cởi bỏ quần áo ở vị trí cần chụp ví dụ như chụp thoát vị đốt sống lưng cần làm lộ da vùng này. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống ngực cần loại bỏ áo lót để cho kết quả chuẩn vì vậy nhiều chị em phụ nữ rất ngại khi đi chụp x quang.
  • Các tổn thương nhỏ rất khó để phán đoán

Nói chung để có thể phát hiện chính xác bệnh thoát vị nằm ở vị trí nào của hệ cột sống, cách chụp cộng hưởng từ vẫn là phương pháp chuẩn nhất.

Chụp Xquang hết bao nhiêu tiền?

Chụp Xquang cột sống hết bao nhiêu tiền là điều mà hầu hết người bệnh đều quan tâm. So với phương pháp chụp Mri, chụp Xquang có giá rẻ hơn rất nhiều lần.

Thông thường một lần chụp hệ cột sống dao động trong khoảng từ 170.000 đồng đến 250.000 đồng tùy vào một số yếu tố sau:

  • Đơn vị chụp là bệnh viện tư hay bệnh viện công
  • Vị trí cột sống cần chụp là toàn bộ cột sống hay một vị trí nhất định
  • Thiết bị có hiện đại hay không

Nói chung, giá thành một lần chụp X quang không quá đắt vì vậy người bệnh nên chủ động khám chữa sớm để phát hiện bệnh kịp thời.

Hình ảnh chụp x quang thoát vị đĩa đệm

Phim chụp X quang phần đốt sống cổ
Phim chụp X quang phần đốt sống cổ
Phim X quang phần cột sống thắt lưng
Phim X quang phần cột sống thắt lưng

Các phương pháp chụp Xquang thoát vị đĩa đệm

Chụp thẳng, chụp nghiêng cột sống: Có thể áp dụng chụp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Cách chụp này sẽ phát hiện được tình trạng trượt đĩa đệm hay xẹp, hẹp đĩa đệm. Ngoài ra bệnh loãng xương hay gai cột sống cũng sẽ được xác định chính xác.

Chụp tủy cản quang: Người bệnh sẽ được tiêm chất cản quang vào ống tủy trước khi tiến hành chụp X quang. Phương pháp này sẽ tốn nhiều chi phí hơn đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao, bù lại kết quả sẽ chính xác hơn so với cách chụp thông thường. Chụp tủy cản quang sẽ phát hiện rõ dấu hiệu tắc hay hẹp ống tủy từ đó xác định rõ giai đoạn, mức độ bệnh.

Chụp tư thế đặc biệt: Các tư thế như nằm ngửa, há miệng để phát hiện bệnh thoái hóa, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

Chụp cột sống chếch 3/5: Chẩn đoán sự biến đổi của lỗ liên hợp.

Phòng chụp Xquang
Phòng chụp Xquang, tư thế chụp thẳng cột sống

Lưu ý khi chụp X quang thoát vị đĩa đệm

Một vài lưu ý khi đi chụp x quang người bệnh cần biết và thực hiện đúng, mục đích nhằm giúp quá trình chụp diễn ra an toàn, phim chụp thể hiện chính xác.

  • Với phụ nữ có thai không nên chụp x quang cũng như các phương pháp chụp khác như CT hay MRI bởi có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi
  • Khi bước vào phòng x quang không nên đeo bất cứ thiết bị kim loại, đồ trang sức hay đồ thời trang nào bởi sẽ ảnh hưởng đến kết quả
  • Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh X quang nhìn chung không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu chụp thường xuyên có thể gây tác động tiêu cực đến chức năng sinh lý, bộ phận sinh dục hoặc da, tuyến giáp, tủy xương.
  • Với những chị em đang cho con bú mà thực hiện phương pháp tiêm thuốc cản quang cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ, trong vòng 24h sau khi chụp không nên cho bé bú.
  • Không dùng chất kích thích trước khi chụp X quang

Trên đây là những thông tin về phương pháp chụp x quang thoát vị đĩa đệm cũng như những lưu ý trong quá trình chụp. Hy vọng mọi người có thêm cho mình những kiến thức hữu ích để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn. Hãy tìm đến các cơ sở bệnh viện, phòng khám uy tín để đảm bảo an toàn.

Thông tin hữu ích


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Bệnh viện Việt Đức là một trong số những bệnh viện nổi tiếng điều trị các bệnh xương khớp tại miền Bắc. Vì thế những câu hỏi như “Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức có tốt không?” hoặc “Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm tại bệnh viện Việt Đức bao nhiêu” là những vấn đề...
Bị bệnh thoát vị đĩa đệm mang thai được không? Có nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu không? Đây là thắc mắc phổ biến của chị em phụ nữ muốn sinh em bé mà chẳng may mắc phải căn bệnh cột sống thoái hóa, thoát vị. Để có được câu trả lời chính xác, bạn đọc hãy cùng...
Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không? Đây chắc hẳn là thắc mắc, mối quan tâm chung của bất cứ người bệnh nào. Nhiều người nghĩ rằng bị thoát vị là phải mổ mới khỏi. Nhiều người lại nghe nói mổ chỉ mang lại kết quả 50/50 vì vậy rất lo lắng. Vậy sự thật thì sao?Để có được...
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh lý xương khớp phổ biến, dễ mắc ở mọi đối tượng kể cả người già và người trẻ. L5 S1 là vị trí thoát vị nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nhất đó là bại liệt, tàn phế vĩnh viễn. Để...
Theo các chuyên gia về xương khớp, 3 tháng đầu sau mổ thoát vị đĩa đệm là khoảng thời gian rất nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phẫu thuật. Vậy, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh nên ăn gì? Kiêng gì? Có bài tập nào giúp tăng hiệu quả phục hồi đĩa đệm không? Sau...
Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai gặp nhiều đau đớn và khó khăn hơn những người bình thường. Vì vậy, câu hỏi được nhiều người quan tâm như “Thoát vị đĩa đệm có nên sinh con không?” hoặc “Bị thoát vị đĩa đệm gây nguy hiểm như thế nào cho mẹ và bé?”. Mẹ bầu hãy...
Dùng cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm là mẹo dân gian được lưu truyền từ nhiều đời. Vậy hiệu quả, cách dùng của phương pháp này như thế nào? Tapchidongy.org sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích về công dụng điều trị thoát vị đĩa đệm của cây mần ri trong bài viết dưới đây....
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh đi kèm với áp lực công việc khiến tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm tăng mạnh và dần trẻ hóa trong thời gian gần đây. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể làm khởi phát rất nhiều vấn đề nguy hiểm, thậm chí gây bại liệt. Vậy,...
Bài viết liên quan