Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây nên biểu hiện đau nhức xương khớp phổ biến ở người lớn tuổi. Cảm giác đau đớn, mệt mỏi, tê bì khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất. Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở người cao tuổi. Tuy nhiên, ngày nay căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa với số lượng người mắc ngày một gia tăng. Phổ biến nhất ở độ tuổi 30 - 50.

Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống, có cấu tạo nhân nhầy ở trung tâm và bao bọc bởi các vòng sơ. Đĩa đệm đảm nhiệm chức năng làm giảm áp lực mỗi khi cơ thể di chuyển, chạy nhảy, hoạt động mạnh, mang vác vật nặng.

thoat-vi-dia-dem
Bệnh thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau nhức xương khớp

Tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra khi lớp xơ bên ngoài bị rách hoặc mòn, khô, khiến phần nhân nhầy bên trong tràn ra, chèn ép lên các rễ thần kinh và tủy sống. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống nào, nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm lưng. Thêm vào đó, khi các chất này chèn ép vào dây thần kinh tọa (dây thần kinh nối từ thắt lưng đến ngón chân) sẽ gây ra chứng đau thắt lưng, tê bì chân tay.

Các mức độ thoát vị đĩa đệm

Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh, thoát vị đĩa đệm sẽ tiến triển âm thầm và chỉ gây ra một số cơn đau bất chợt, dễ nhầm lẫn với đau nhức xương khớp thông thường. Chính vì vậy phần lớn người bệnh được chẩn đoán khi đã bước vào giai đoạn cấp tính, nhân nhầy thoát khỏi lớp sợi bao bọc. Quá trình tiến triển bên trong bao gồm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Phình lồi đĩa đệm. Mặc dù sự vững chắc của lớp sợ vẫn được bảo toàn. Tuy nhiên phần nhân nhầy đã có biểu hiện biến dạng, xuất hiện những cơn đau âm ỉ nhưng không kéo dài.
  • Giai đoạn 2: Sa đĩa đệm. Lớp xơ đã trở nên suy yếu, có dấu hiệu chèn ép lên các dây thần kinh.
  • Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm thực sự. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau nhức dữ dội, đi lại khó khăn, mệt mỏi do các lớp nhân nhầy đã thoát ra ngoài. Tuy nhiên, phần nhân ở giữa vẫn là một khối.
  • Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời. Các khối nhân đã tràn ra bên ngoài, chèn lên dây thần kinh và tủy sống, tách ra thành phần nhỏ hơn. Giai đoạn này nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ để lại biến chứng liệt nửa người.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm chủ yếu xảy ra ở một số bộ phận như thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Trong đó, 90% trường hợp được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm đoạn lưng L4-L5 hoặc L5-S1. Ngoài cảm giác đau nhức, người bệnh sẽ thấy xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như:

  • Đau nhức xương khớp tê bì chân tay.
  • Đau vùng bả vai lan đến tay.
  • Cứng khớp, khó khăn khi cử động.
  • Đau buốt vùng thắt lưng.
  • Cảm giác đau thường khởi phát đột ngột, kéo dài hoặc ngắt quãng.
  • Hạn chế khi thực hiện động tác uốn gập lưng hoặc ưỡn lưng.

Bệnh nhân xuất hiện các cơn đau thắt lưng rất khó chịu

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là gì?

Ngày nay, thoát vị địa đệm có thể khởi phát ở cả lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh giúp độc giả nhận diện kịp thời, ngăn chặn nguy cơ tiến triển của bệnh và chủ động phòng tránh sớm nhất có thể:

  • Độ tuổi: Quá trình lão hóa khiến cho việc sản sinh chất khoáng bị giảm thiểu, hoạt động phá hủy nhanh hơn so với sản sinh tế bào mới, khả năng hấp thụ canxi kém, dây thần kinh lưu thông mạch máu hẹp dẫn tới gia tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.
  • Cân nặng: Ở người béo phì, các lớp mỡ chèn ép lên dây thần kinh khiến quá trình lưu thông máu bị giảm. Thói quen lười vận động khiến các khớp kém linh hoạt, bị khô cứng nhanh hơn.
  • Môi trường làm việc: Thường xuyên mang vác vật nặng, đi lại nhiều hoặc thậm chí ngồi một chỗ quá lâu cũng có thể dẫn tới nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.
  • Ngoài ra, bệnh có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như: Yếu tố di truyền, chấn thương vùng lưng do tai nạn, các bệnh lý bẩm sinh

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bị thoát vị có thể diễn biến nhanh chóng từ giai đoạn 1 tới giai đoạn 4. Nếu người bệnh chủ quan để lâu có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Tổn thương dây thần kinh: Thoát vị đĩa đệm thường dẫn tới việc chèn ép lên các dây thần kinh khi dịch nhầy tràn ra ngoài lớp đệm. Càng để lâu thì tổn thương càng nghiêm trọng dẫn tới gia tăng mức độ và tần suất các cơn đau.
  • Rối loạn tiểu tiện: Đối với thoát vị đĩa thắt lưng lâu ngày gây rối loạn cơ tròn đường tiểu, tiểu tiện rắt, hoặc không tự chủ. Thậm chí đại tiện thụ động thường gọi là hội chứng đuôi ngựa.
  • Thoát vị đĩa đệm gây teo chân: Khi bệnh tiến triển lâu ngày sẽ dẫn tới việc giảm lưu thông máu tới các chi do dây thần kinh bị chèn ép. Dần dần, chân tay người bệnh sẽ không được nuôi dưỡng, giảm khả năng vận động.
  • Đi khập khiễng: Các chi mệt mỏi, không có lực nên người bệnh thường chỉ đi được một quãng đường ngắn và bắt buộc phải nghỉ mới có thể tiếp tục.
  • Gây tàn phế: Nếu không được điều trị kịp thời, người mắc có thể bị liệt vĩnh viễn hoặc liệt nửa người.

Tuy nhiên, các biến chứng này chủ yếu diễn ra khi bệnh đã tiến triển được một thời gian. Nếu chủ động phát hiện và điều trị sớm, trong giai đoạn 1, 2, 3, khả năng chữa khỏi có thể lên tới 95%. Các cơn đau sẽ bị đẩy lùi hoàn toàn, khôi phục khả năng vận động, giảm chèn ép thần kinh.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh thoát vị

Để được chẩn đoán chính xác diễn biến của bệnh, bạn nên tới thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế uy tín với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Tại đây, các chuyên gia sẽ tiến hành một số phương pháp chẩn đoán như:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Thông qua miêu tả triệu chứng, thử phản xạ của các chi, xem xét nguyên nhân các bác sĩ sẽ đưa ra những nhận định bước đầu để chẩn đoán giai đoạn thoát vị mà bạn đang gặp phải.
  • Chẩn đoán cận lâm sàng: Các bác sĩ sẽ chỉ định x quang thoát vị đĩa đệm để xác định vị trí tổn thương, chụp cắt lớp hoặc chụp MRI.
  • Chẩn đoán xác định: Quá trình này sẽ được đánh giá dựa trên 6 mức độ bao gồm : Tiền sử chấn thương, đau ở cột sống lan ra như rễ cây, càng vận động càng đau, cần nghỉ ngơi để có thể tiếp tục vận động, phản ứng đau tại điểm bấm chuông (bác sĩ dùng tay xác định vị trí điểm bắt đầu cơn đau), xác định góc Lasegue,
  • Chẩn đoán phân biệt: Kết quả xét nghiệm sẽ giúp phân biệt thoát vị đĩa đệm với viêm khớp háng, viêm cơ đáy chậu, đau dây thần kinh.
  • Chẩn đoán nguyên nhân: Dựa trên nguyên nhân, các bác sĩ sẽ đề xuất phương án điều trị phù hợp.

thoat-vi-dia-dem
Chụp cắt lớp hoặc chụp MRI giúp xác định vị trí thoái hóa

Những đối tượng dễ bị mắc bệnh

Mặc dù chủ yếu khởi phát ở những đối tượng từ 30 - 50 tuổi. Tuy nhiên, dưới đây là những nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao dù chưa đến độ tuổi lão hóa:

  • Người béo phì, thừa cân.
  • Người thường xuyên phải lao động nặng, mang vác đồ nặng.
  • Ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động.
  • Đi giày cao gót.
  • Người từng trải qua chấn thương.
  • Thường xuyên lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá...

Lời khuyên giúp bạn phòng chống bệnh thoát vị đĩa đệm

Không chỉ riêng những người nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, người lớn tuổi mà bất cứ độc giả nào cũng nên trang  bị cho mình những kiến thức về cách phòng ngừa căn bệnh này.

  • Không ngồi một chỗ lâu hơn 3 tiếng. Giữ tư thế ngồi thẳng lưng, đi lại ít nhất 5 phút sau đó mới quay lại làm việc.
  • Tránh mang giày cao gót cao hơn 5cm trong thời gian dài. Có thể sử dụng miếng lót chân để giảm lực dồn về phía trước.
  • Ngủ đúng tư thế, ưu tiên nằm đệm cứng thay vì các loại đệm vải dễ lún, làm cong sống lưng.
  • Không gối quá cao.
  • Thiết lập chế độ luyện tập phù hợp với thể trạng.
  • Hạn chế mang vác vật nặng. Nếu trong trường hợp cần thiết, nên chia nhỏ khối lượng đồ hoặc thiết lập chế nghỉ ngơi hợp lý.
  • Kiểm soát tốt cân nặng của bản thân, tránh nguy cơ béo phì.

thoat-vi-dia-dem
Hạn chế mang vác vật nặng

Cách phương pháp điều trị thoát vị

Tùy theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh, các bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp, an toàn nhất. Việc lựa chọn đúng cách điều trị giúp người bệnh có thể cải thiện nhanh chóng chức năng hoạt động của xương khớp, ngăn chặn nguy cơ tái phát.

  • Điều trị tại chỗ bằng thuốc giảm đau: Đối với bệnh nhân thuộc giai đoạn 1 hoặc 2 sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm sự chèn ép của dịch nhầy lên dây thần kinh hoặc thuốc chống viêm NSAID. Và một số sản phẩm hỗ trợ như thuốc giãn cơ, lưu thông mạch máu, tăng dẫn truyền thần kinh, corticoid dạng tiêm.
  • Mổ thoát vị đĩa đệm: Trong trường hợp nặng, tổn thương tại đốt sống nghiêm trọng hoặc có hiện tượng nhân nhầy tách khỏi khối gây chèn ép lên dây thần kinh người bệnh có thể được xem xét tiến hành phẫu thuật. Phương pháp này nhằm hạn chế nguy cơ rối loạn cơ vòng, teo cơ và giải phóng sức ép. Một số phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm hiện đại, giảm tối đa biến chứng và xâm lấn như mổ hở, mổ qua kính hiển vi, nội soi, cắt đĩa sống hoặc cắt nhân.
  • Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới: Thay vì các phương pháp truyền thống có thể gây mất máu, nhiễm trùng hoặc đau đớn do xâm lấn, các bác sĩ sẽ sử dụng laser hoặc sóng cao tần để giảm lực ép tại đĩa đệm. Tuy nhiên các phương pháp này thường chỉ phù hợp với bệnh thuộc dạng nhẹ.
  • Chữa thoát vị đĩa đệm bằng mẹo dân gian: Mặc dù chỉ có tác dụng giảm đau tại chỗ. Tuy nhiên các phương pháp từ mẹo dân gian giúp người bệnh tránh được nguy cơ lạm dụng giảm đau và tác dụng phụ từ thuốc Tây. Một số bài thuốc đơn giản và hiệu quả người bệnh có thể tiến hành tại nhà như chườm nóng, chườm lạnh, uống nước lá đinh lăng, đắp lá ngải cứu, rượu gừng...

Tùy theo mức độ sẽ dùng thuốc hoặc phẫu thuật

Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần chú trọng lựa chọn các bài tập phù hợp với điều kiện sức khỏe để cải thiện tình trạng xương khớp. Đối với bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm, một chế độ luyện tập hợp lý có thể đẩy nhanh hiệu quả hồi phục.

  • Bài tập dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cấp tính: Lựa chọn bài tập nhẹ nhàng, tránh động tác quá khó hoặc dùng nhiều lực. Người bệnh có thể chọn yoga hoặc đi bộ từ 30 - 45 phút, đạp xe...
  • Bài tập dành cho bệnh nhân sau khi mổ: Trong vòng 1 tuần đầu, người bệnh cần tập cách hít thở, ho, gồng lực đến các chi. Bắt đầu từ tuần thứ 2, luyện tập ngồi đúng tư thế với nẹp lưng và tự ngồi thẳng dần dần. Sau khi ra viện ít nhất 3 tháng, bạn vẫn phải mang theo áo nẹp để cố định tư thế. Thời gian này cần tránh mang vác vật nặng, nên nằm đệm cứng.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? kiêng ăn gì?

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh xa những loại thực phẩm có hại để thúc đẩy hiệu quả của thuốc, giảm đau đớn và nguy cơ biến chứng.

Nên

  • Tích cực bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu omega 3 có tác dụng giảm viêm.
  • Sử dụng nước cốt hầm từ xương ống hoặc sụn giúp xương thêm chắc khỏe, ngăn chặn nguy cơ lão hóa.
  • Các loại rau xanh ngoài công dụng bổ sung chất xơ còn có thể cung cấp vitamin A, C, canxi và sắt chống loãng xương.
  • Các món ăn chứa nhiều canxi như các loại cá, đậu, sữa động vật.

Không nên

  • Ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm sẽ khiến cơ thể buộc phải rút canxi từ xương để trung hòa. Từ đó dẫn tới nguy cơ viêm xương khớp, lão hóa.
  • Thực phẩm muối chua, đã lên men sẽ khiến các cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
  • Đồ ăn dầu mỡ, chất béo hoặc ăn quá ngọt sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.
  • Các món ăn chứa nhiều chất oxalat có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp phổ biến với những biến chứng khôn lường tới sức khỏe người mắc. Hy vọng qua bài viết trên đây, độc giả đã có thêm những hiểu biết quý giá để việc điều trị và phòng tránh đạt hiệu quả như mong đợi.

Câu hỏi thường gặp
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp trị bệnh đem lại nhiều kết quả khả quan mà không làm phát sinh tác dụng phụ. Vậy, thực sự bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả thế nào? Đâu là cách thực hiện bấm huyệt chuẩn xác nhất? Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm...
Thoát vị đĩa đệm mất nước là gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là thắc mắc, mối quan tâm chung của nhiều người. Để có được câu trả lời chính xác, mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ sau đây. Thoát vị đĩa đệm mất nước là gì? Có nguy hiểm không? Đĩa đệm...
Hiện nay, phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng diện chẩn đang nhận được sự quan tâm từ rất nhiều người bệnh. Bởi đây là phương pháp chữa trị an toàn, không để lại biến chứng có hại đến sức khỏe của người bệnh mà lại tiết kiệm về chi phí. Cùng tìm hiểu ngay diện chẩn chữa...
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là phương pháp điều trị ngoại khoa hiện đại, an toàn, ít xâm lấn. Mặc dù là kỹ thuật điều trị khá phổ biến tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về quy trình, giá cả cũng như hiệu quả của biện pháp này. Để hiểu rõ hơn về cách chữa...
Trong các phương pháp điều trị, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là lựa chọn sau cùng khi các biện pháp khác áp dụng không hiệu quả. Nhưng tâm lý mọi người khá ái ngại khi thực hiện điều trị xâm lấn, thực tế mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin...
Tập gym giúp kiểm soát vóc dáng, cải thiện sức khỏe xương khớp cũng như sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Vậy, với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có tập gym được không? Nếu có thì đâu là các bài tập phù hợp với đối tượng này cùng các lưu ý khi tập là gì? Thoát vị...
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh đi kèm với áp lực công việc khiến tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm tăng mạnh và dần trẻ hóa trong thời gian gần đây. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể làm khởi phát rất nhiều vấn đề nguy hiểm, thậm chí gây bại liệt. Vậy,...
Theo các chuyên gia về xương khớp, 3 tháng đầu sau mổ thoát vị đĩa đệm là khoảng thời gian rất nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phẫu thuật. Vậy, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh nên ăn gì? Kiêng gì? Có bài tập nào giúp tăng hiệu quả phục hồi đĩa đệm không? Sau...
Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Tư thế nào phù hợp? Dám chắc đây là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Để có được câu trả lời thỏa đáng, mời bạn đọc tham khảo sau đây. Đừng bỏ qua bởi những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm thông tin trong việc...
Tỷ lệ người mắc các bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm đang ngày một gia tăng đặc biệt đối tượng người trẻ có xu hướng mắc bệnh đáng báo động. Đây là bệnh nguy hiểm, khả năng phải phẫu thuật là rất cao. Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108 là một trong những...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Thoát Vị Đĩa Đệm bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan