Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Dị ứng là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với các tác nhân như phấn hoa, nọc ong, lông động vật hoặc thực phẩm,… Người mắc thường xuất hiện các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở, một số trường hợp bị sốc phản vệ, nếu không được xử lý sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng.

Dị ứng là gì?

Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch trước các tác nhân từ bên ngoài. Các tác nhân này được gọi là dị nguyên (chất gây dị ứng), bao gồm phấn hoa, lông động vật, thực phẩm, thuốc, bụi bẩn hoặc yếu tố thời tiết.

Tùy theo từng mức độ bệnh, y học phân dị ứng thành 2 loại:

  • Dị ứng cấp tính: Diễn ra trong khoảng 1 ngày đến dưới 6 tuần.
  • Dị ứng mãn tính: Diễn ra trên 6 tuần.

di ung
Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch trước các tác nhân từ bên ngoài

Triệu chứng dị ứng

Các triệu chứng của dị ứng sẽ phụ thuộc vào các chất gây dị ứng, cụ thể như sau:

Triệu chứng dị ứng thực phẩm:

  • Ngứa miệng, ngứa mặt.
  • Sưng môi, sưng lưỡi.
  • Sốc phản vệ
  • Nổi mề đay

Dị ứng do côn trùng đốt:

  • Sưng/Phù ở vị trí bị đốt.
  • Ngứa, nổi mề đay trên khắp cơ thể.
  • Ho, tức ngực, khó thở
  • Thở khò khè.
  • Sốc phản vệ.

Triệu chứng dị ứng thuốc:

  • Nổi mề đay.
  • Phát ban, ngứa da.
  • Thở khò khè.
  • Sưng mặt.
  • Sốc phản vệ.

Viêm da dị ứng:

  • Ngứa ngáy, mẩn đỏ.
  • Nổi mụn nước.
  • Đóng vảy hoặc tróc vảy.
  • Sốc phản vệ.

Viêm mũi dị ứng:

  • Hắt xì liên tục.
  • Ngứa mũi, ngứa mắt và vòm miệng.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Chảy nước nước, viêm kết mạc.

di ung
Dị ứng gây triệu chứng ngứa ngáy khó chịu

Triệu chứng Dị Ứng phổ biến

Nguyên nhân dị ứng

Hiện nay, Y học vẫn chưa xác định nguyên nhân chính gây dị ứng. Tuy nhiên, các chuyên gia đã phát hiện một số tác nhân gây kích phát dị ứng như sau:

  • Di truyền: Thế hệ trước trong gia đình có tiền sự dị ứng thì thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Thực phẩm: Tiêu thụ các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như sữa, hải sản, các loại hạt, trứng,...
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc penicillin hoặc sulfa,...
  • Một số tác nhân khác: Côn trùng đốt, tiếp xúc bụi bẩn, phấn hoa, nhựa cây, kim loại niken, thời tiết thay đổi,...

Biến chứng của dị ứng

Thông thường, dị ứng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc. Tuy nhiên, trong trường hợp dị ứng kéo dài và không được điều trị bằng phương pháp phù hợp sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Đường thở bị thu hẹp đột ngột gây khó thở và một số bệnh hô hấp khác.
  • Tăng nhịp tim, ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
  • Sốc phản vệ gây đe dọa tính mạng của người mắc.

Chẩn đoán dị ứng

Để xác định chính xác tình trạng dị ứng hiện tại, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định phương pháp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng như sau:

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ cùng người bệnh trao đổi về các vấn đề như triệu chứng thường gặp, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, tiền sử bệnh lý và di truyền trong gia đình,... Thông qua các thông tin này sẽ chẩn đoán sơ bộ được tình trạng dị ứng hiện tại.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Để kết quả chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm dưới đây:

  • Xét nghiệm dị ứng da: Khoanh vùng một khoảng nhỏ trên da, sau đó cho tiếp xúc với lượng nhỏ protein các chất gây dị ứng. Nếu da có phản ứng nổi mề đay có thể khẳng định bị dị ứng.
  • Xét nghiệm máu: Nhằm đo lượng immunoglobulin E (IgE) - kháng thể dị ứng có trong máu để xác định mức độ dị ứng hiện tại.
  • Test lẩy da: Đây là phương pháp chẩn đoán nhằm xác định mức độ nhạy cảm với dị nguyên. Bác sĩ sẽ dùng kim đưa vào da 1 hoặc nhiều dị nguyên để quan sát phản ứng tại chỗ.
  • Xét nghiệm Panel dị ứng: Xét nghiệm đồng thời phản ứng của da với khoảng 60 - 107 dị nguyên. Phương pháp này có thể tiến hành trong bất kỳ thời điểm nào trong ngày, người bệnh cũng không cần nhịn ăn.
  • Test huyết thanh: Dùng huyết thanh của người bệnh tiêm ngược vào da họ, sau đó xác định tình trạng mề đay tự phát. Phương pháp này chỉ được áp dụng trên các bệnh nhân bị nổi mề đay kéo dài trên 6 tuần mà chưa xác định được nguyên nhân.

di ung
Xét nghiệm Panel dị ứng

Đối tượng nguy cơ cao mắc dị ứng

Ai cũng có thể bị dị ứng, tuy nghiên chuyên da đã phân tích và chỉ ra những đối tượng dưới đây có nguy cơ bị dị ứng cao hơn.

  • Người có thành viên thế hệ trước trong gia đình bị hen suyễn, dị ứng như bố mẹ, ông bà.
  • Những người đang hoặc có tiền sử bị viêm mũi dị ứng hoặc bệnh hen suyễn.
  • Trẻ nhỏ, người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu dễ dẫn đến dị ứng.

Phòng ngừa dị ứng

Bác sĩ hướng dẫn phương pháp phòng ngừa dị ứng như sau:

  • Loại bỏ thực phẩm gây bệnh dị ứng khỏi thực đơn. Trường hợp không biết bản thân bị dị ứng với thực phẩm nào thì nên thực hiện chế độ ăn loại trừ (loại bỏ các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa, trứng,... khỏi thực đơn).
  • Vệ sinh không gian sống, không gian làm việc sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa,... Nên dùng các thiết bị lọc không khí để môi trường trong lành.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, khi tắm nên lựa chọn sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, không chà xát quá mạnh trong lúc lắm sẽ làm da bị kích ứng, tổn thương.
  • Thường xuyên tập thể thao để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch, tránh bị kích thích bởi dị nguyên. Các bài tập được khuyến khích trong phòng chống dị ứng là bơi lội, chạy bộ, đạp xe,...
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm lạ không rõ xuất xứ nguồn gốc.
  • Bôi kem dưỡng ẩm dịu nhẹ cho da sau khi tắm, đặc biệt là những ngày thời tiết hanh khô, nếu không được dưỡng ẩm sẽ dễ gây kích ứng.
  • Khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu dị ứng, người bệnh cần đến các bệnh viện, phòng khám để được chẩn đoán, áp dụng phương pháp chữa trị sớm.

di ung
Bôi kem dưỡng ẩm dịu nhẹ cho da sau khi tắm

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dị ứng có thể giảm dần sau vài giờ mà không cần sử dụng thuốc, nhưng cũng có trường hợp các biểu hiện của bệnh không thuyên giảm dù đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị, thậm chí có dấu hiệu nặng hơn. Nếu gặp các tình huống sau, người bệnh cần lập tức đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành kiểm tra chẩn đoán:

  • Khí phế quản bị co thắt gây khó thở, thở khò khè, giọng khàn, khó nói.
  • Phù nề thanh quản khiến người bệnh ngứa họng.
  • Sưng vùng lưỡi, cổ họng, kèm triệu chứng chóng mặt hoặc buồn nôn, mệt mỏi.
  • Mạch đập nhanh, tăng nhịp tim, huyết áp tăng cao hoặc giảm dần, có thể mất ý thức.
  • Phát ban toàn thân gây ngứa ngáy khó chịu, tức ngực, tiêu chảy,...

Phương pháp điều trị dị ứng

Y học đã nghiên cứu nhiều phương pháp điều trị dị ứng. Dưới đây là phân tích cụ thể của chuyên gia về từng phương pháp:

Tây y

Trong Tây y cũng có nhiều phương pháp điều trị dị ứng. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc các liệu pháp phù hợp.

Thuốc Tây y điều trị dị ứng

  • Thuốc kháng histamin: Có tác dụng ngăn chặn giải phóng histamin từ tế bào mast, giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc cũng có tác dụng ngăn tế bào mast giải phóng histamin, cải thiện nhanh các triệu chứng dị ứng. Tuy hiệu quả cao nhưng thuốc có thể gây tác dụng phụ buồn ngủ.
  • Thuốc corticosteroid: Đây là thuốc kháng viêm được dùng trong điều trị dị ứng có dấu hiệu viêm nhiễm. Thuốc có nhiều dạng như kem bôi, dạng xịt mũi, nhỏ mắt,...
  • Các loại thuốc khác: Một số loại thuốc khác cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh dị ứng như Cetirizine (Zyrtec), Natri cromolyn (Gastrocrom), Loratadine (Claritin), thuốc kháng leukotriene (Singular, Zyflo).

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch thường được áp dụng trong trường hợp dị ứng nặng. Đây là phương pháp điều trị lâu dài làm thay đổi các phản ứng của hệ miễn dịch với chất gây dị ứng. Cụ thể, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thường xuyên với liều lượng tăng dần chiết xuất từ chất gây dị ứng thông qua thuốc xịt, tiêm, viên nén hoặc thuốc nhỏ dưới lưỡi. Thông qua đó, người bệnh giảm mức độ phản ứng với dị nguyên, kiểm soát hiệu quả các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.

Đông y điều trị dị ứng

Các bài thuốc Đông y được kết hợp từ nhiều dược liệu quý từ tự nhiên nên rất lành tình. Tuy nhiên, theo Y học cổ truyền, thuốc Đông y mang lại hiệu quả điều trị tốt nhưng cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.

di ung
Thuốc Đông y mang lại hiệu quả điều trị tốt nhưng cần kiên trì áp dụng

Thuốc Đông y được sử dụng với nhiều hình thức như ngâm, uống hoặc cao bôi. Một số bài thuốc ngâm rửa được chỉ định trong điều trị dị ứng như sau:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị các dược liệu gồm Đương quy, khổ sâm, hoàng tinh, thấu cốt tử thảo, địa phu tử mỗi vị 30g; Bạc hà, sà sàng tử, bạch tiên trì mỗi vị 20g, hoa tiêu 15g, băng phiến 10g. Cho các dược liệu vào ấm nấu sôi với 1 lít nước, dùng nước này ngâm rửa vùng da bị dị ứng.
  • Bài thuốc 2: Kinh giới, khổ sâm, đại phu dương, địa phu tử mỗi vị 30g; Cam thảo, xà sàng tử, đại hoàng mỗi vị 20g; Phèn phi 15g. Cho các dược liệu trên vào ấm nấu sôi với 1 lít nước, đợi nước nguội rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị dị ứng.
  • Bài thuốc 3: Bạch tật lê, thương nhĩ tử mỗi vị 100g; Dạ giao đẳng 200g; Bạch tiên bì, huyền thoái, sà sàng tử mỗi vị 20g. Rửa sạch các dược liệu rồi đem đun sôi với 1.5 lít nước. Chắt nước ra cốc uống

Điều trị tại nhà

Người bệnh dị ứng có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để giảm nhẹ triệu chứng, thúc đẩy bệnh nhanh khỏi.

  • Chườm lạnh, tắm nước mát: Nhiệt độ thấp sẽ khiến các mao mạch co lại, làm dịu da và giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Trong trường hợp dị ứng ở vùng da nhỏ có thể chườm lạnh, nếu diện tích mẩn đỏ lớn, người bệnh nên tắm nước mát toàn thân.
  • Uống nhiều nước: Uống nước có tác dụng đào thải chất độc và các nhân tố gây dị ứng trong cơ thể ra ngoài. Đồng thời, nước nước sẽ thúc đẩy quá trình hydrat hát, giúp da khỏe khoắn và mềm mịn hơn. Ngoài uống nước lọc, người bệnh nên kết hợp cùng các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ để bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc trà hoa cúc để thúc đẩy da mau lành.
  • Dùng bột yến mạch: Các hoạt chất như kẽm, acid ferulic, avenanthramides và beta-glucan có tác dụng dịu da, giảm ngứa hiệu quả. Người bệnh đu 5 thìa yến mạch với 1 lít nước, đến khi tạo hỗn hợp dạng sệt thì đắp lên vùng da bị dị ứng. Nếu vùng da bị dị ứng lớn, người bệnh có thể dùng bột yến mạch tắm hằng ngày.

Huyệt đạo điều trị dị ứng

Y học cổ truyền đánh giá cao hiệu quả của phương pháp tác động huyệt đạo điều trị dị ứng. Cụ thể, khi tiến hành tác động huyệt đạo (châm cứu, bấm huyệt, massage, chà xát,...) sẽ khai thông khí huyết, giải phóng ứ trệ, tắc nghẽn. Nhờ đó khôi phục chức năng hoạt động của gan và thận, quá trình đào thải độc tố diễn ra thuận lợi. Điều này giúp các triệu chứng của bệnh như ngứa ngáy, mẩn đỏ,... được cải thiện rõ rệt.

Quy trình tác động huyệt điều trị dị ứng lần lượt như sau:

  • Bước 1: Tác động vào huyệt Can - Huyệt có vị trí nằm giữa đường chỉ nối đốt thứ 2 và thứ 3 của ngón áp út.
  • Bước 2: Tác động huyệt Phế - Huyệt nằm giữa đường chỉ nối đốt tay đầu tiên và đốt thứ 2 ngón áp út.
  • Bước 3: Tác động huyệt Thận - Huyệt nằm trên ngón út, ở giữa đường chỉ nối đốt tay đầu tiên và đốt thứ 2.
  • Bước 4: Tác động huyệt Tâm - Nằm giữa đường chỉ nối đốt thứ nhất và đốt thứ 2 của ngón giữa.
  • Bước 5: Tác động huyệt Dương trì - Vị trí huyệt nằm trên đường lằn cổ tay ở mặt ngoài.

Người bệnh có thể tự bấm huyệt trị dị ứng theo hướng dẫn trên, nhưng tuyệt đối không châm cứu tại nhà. Bởi phương pháp châm cứu yêu cầu kỹ thuật cao, cần thực hiện bởi người có chuyên môn để tránh tai biến nguy hiểm.

Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng của dị ứng. Đồng thời, chuyên gia cũng cung cấp các phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị hiệu quả, an toàn. Qua đó, bạn đọc sẽ trang bị thêm kiến thức hữu ích trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Danh sách huyệt đạo tham khảo

Dược liệu điều trị dị ứng

Các dược liệu được Y học cổ truyền và Y học hiện đại chứng minh về hiệu quả trong điều trị bệnh dị ứng bao gồm:

Lá cây đơn đỏ

Cây đơn đỏ có nhiều tên gọi khác như đơn tướng quân, đơn tía, hồng liễu bối hoa, đơn mặt trời,... Theo Y học cổ truyền, lá đơn đỏ có tính mát, vị đắng, giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, khu phong,... được dùng trong điều trị dị ứng, mẩn ngứa. Y học hiện đại cũng tìm ra nhiều hoạt chất kháng viêm, sát khuẩn có trong loại lá này. Sử dụng đúng cách lá đơn đỏ sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng mẩn ngứa, sưng phù hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá đơn đỏ, để ráo nước.
  • Cắt nhỏ lá rồi cho vào cối giã với 1 ít muối hạt.
  • Lọc tách riêng phần bã với nước cốt.
  • Dùng nước cốt lá đơn đỏ uống trong ngày, còn phần bã đắp lên vùng da đang dị ứng trong 30 phút.

Cây sài đất

Cây sài đất tính mát, vị chua, được quy vào kinh Can - Thận, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa lở loét, mụn nhọt,... Các hoạt chất Flavonoid, Carotenoid, Saponin trong sài đất cũng có tác dụng kháng khuẩn, giảm giảm, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và mẩn đỏ trên da. Đặc biệt, chất diệp lục Chlorophyll trong dược liệu này cũng có tác dụng thúc đẩy làn da mau được chữa lành các thương tổn, ngăn ngừa hình thành thâm sẹo.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá sài đất đem rửa và ngâm nước muối khoảng 20 phút.
  • Cho lá sài đất vào nồi, đun với 3 lít nước rồi đợi sôi.
  • Đợi nước nguội và dùng để ngâm rửa vùng da bị dị ứng, dùng bã lá chà sát lên da để tăng hiệu quả trị bệnh.

di ung
Sài đất là dược liệu được ứng dụng trong điều trị dị ứng

Đinh lăng

Đinh lăng được ứng dụng trong quá trình điều trị nhiều bệnh lý ngoài da như dị ứng, mẩn ngứa, viêm da cơ địa,... Dược liệu có tác dụng giảm ngứa và thúc đẩy tái tạo tế bào da, tăng cường đề kháng ngăn ngừa bệnh tái phát. Hiệu quả này đến từ các thành phần hoạt chất trong dược liệu bao gồm saponin, axit amin, vitamin C, vitamin B1, vitamin B1, vitamin B6,...

Cách thực hiện:

  • Chuẩn  bị 1 nắm lá đinh lăng đem rửa sạch và ngâm nước muối trong 5 - 10 phút.
  • Cho dược liệu vào ấm, thêm 500ml nước và đun sôi, chắt lấy nước uống trong ngày.
  • Người bệnh cũng có thể đun lá đinh lăng lấy nước tắm để tăng hiệu quả chữa trị.
Danh sách dược liệu tham khảo

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Dị Ứng bằng YHCT


Bài viết liên quan