Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là triệu chứng xuất hiện này càng phổ biến. Một số trường hợp có thể tự cải thiện sau một thời gian, nhưng cũng có trường hợp gây biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ nên tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về tình trạng này, từ đó có phương án điều trị và phòng ngừa phù hợp.

Bị nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? 11 nguyên nhân phổ biến

Chuyên gia Da liễu phân tích, tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh thường là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh lý dưới đây:

Mụn trứng cá sơ sinh

Mụn trứng cá sơ sinh hay còn còn gọi là mụn sữa, thường xuất hiện sau khi sinh khoảng 4 tuần. Nguyên nhân do lượng hormone tiết ra từ mẹ trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Một số triệu chứng trẻ gặp phải như nổi mẩn đỏ, sưng viêm, có mủ như mụn trứng cá của người lớn, thường tập trung ở trán, má, mặt trẻ. Tuy mụn trứng cá sơ sinh không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhưng khiến trẻ quấy khóc khó chịu.

noi-man-do-o-tre-so-sinh
Mụn trứng cá sơ sinh thường xuất hiện sau khi sinh khoảng 4 tuần

Viêm da tiết bã

Thống kê cho thấy khoảng 95% trẻ sơ sinh trong khoảng 0 - 3 tháng đầu bị viêm da tiết bã nhờn. Nguyên nhân gây bệnh lý này ở trẻ sơ sinh là do nấm men hoạt động trên da cùng sự rối loạn của tuyến bã nhờn.

Trẻ bị viêm da tiết bã sẽ gặp triệu chứng nổi mẩn đỏ, phát ban và bong tróc thành vảy vàng, khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu. Ban đầu các triệu chứng khởi phát ở mặt, da đầu, sau đó sẽ lan rộng sắp cơ thể.

Chàm sữa gây nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Bé sơ sinh nổi mẩn đỏ có thể là triệu chứng cảnh báo mắc chàm sữa. Bệnh da liễu mãn tính này thường gặp ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây chàm sữa như: Do di truyền hoặc các kích thích từ bên ngoài bao gồm sữa tắm không phù hợp, bụi bẩn, mồ hôi, lông động vật, phấn hoa, nhiệt độ thay đổi đột ngột.

Dấu hiệu chàm sữa ở trẻ sơ sinh bao gồm nổi mẩn đỏ ở 2 bên má, ngực, chân tay,... Các mụn nước này có thể chuyển thành mụn nước, rỉ dịch, sau đó đóng vảy và bong tróc. Do làn da trẻ sơ sinh rất yếu ớt và mỏng manh nên có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, bội nhiễm.

Rôm sảy

Rôm sảy xuất hiện do thời tiết nóng nực gây đổ mồ hôi, tích tụ bụi bẩn, bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông. Trẻ sơ sinh khi bị rôm sảy sẽ gặp một số biểu hiện dưới đây:

  • Vùng da bị rôm sảy xuất hiện những nốt mẩn đỏ rải rác hoặc mọc thành từng đám.
  • Trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt và quấy khóc.
  • Các nốt mẩn đỏ thường xuất hiện tại vùng da đổ nhiều mồ hôi như lưng, bụng, cổ, kẽ nách, kẽ háng, ngực,...
  • Trẻ cào gãi hoặc chà xát nhiều sẽ khiến da tổn thương, nhiễm khuẩn, lở loét.

noi-man-do-o-tre-so-sinh
Rôm sảy xuất hiện do thời tiết nóng nực gây đổ mồ hôi

Mề đay mẩn ngứa

Bệnh mề đay khởi phát do nhiều nguyên nhân như da không được vệ sinh đúng cách, dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, nấm mốc,.... khiến hệ miễn dịch bị kích thích và giải phòng histamin - chất trung gian gây phản ứng ngứa ngáy, mẩn đỏ vào mao mạch lớp trung bì.

Các tổn thương do bệnh mề đay gây ra như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng đỏ, nóng rát nhẹ, châm chích khó chịu. Thường triệu chứng sẽ tập trung tại vùng mặt, ngực, lưng, bụng, mông,... rồi lan rộng khắp cơ thể.

Nhiễm nấm da

Trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm da cao hơn so với người trưởng thành do làn da nhạy cảm và hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện. Điều này khiến vi nấm dễ dàng tấn công và gây bệnh.

Bệnh nấm da khiến da trẻ bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và đau rát. Một số trường hợp nặng hơn sẽ xuất hiện mụn nước, chảy dịch, sau cùng mụn nước vỡ và đóng vảy bong tróc. Điều này làm tăng nguy cơ bội nhiễm và hình thành sẹo thâm kém thẩm mỹ.

Thông thường, nấm da thường tập trung tại những vùng da mỏng và ẩm ướt như mông, kẽ ngón tay, kẽ ngón chân.

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh do hăm tã

Hăm tã là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, xảy ra do trẻ dị ứng với chất liệu tã, sử dụng tã cứng, kém chất lượng hoặc vệ sinh vùng da này không kỹ khiến chất thải, mồ hôi, bụi bẩn tích tụ.

Những dấu hiệu trẻ bị hăm tã gồm:

  • Vùng da tiếp xúc tã lót nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.
  • Xuất hiện sưng đỏ, có mụn nước li ti lở loét.
  • Trẻ có cảm giác đau rát, khó chịu, quấy khóc.

noi-man-do-o-tre-so-sinh
Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh do hăm tã

Ban đỏ nhiễm độc

Trẻ bị nổi mẩn đỏ sau 2 - 3 ngày sau sinh có thể do bệnh ban đỏ nhiễm độc. Ở một số trường hợp triệu chứng bệnh sẽ khởi phát sau 2 tuần. Đây là phản xạ của hệ miễn dịch trong cơ thể khi trẻ bị tấn công bởi các tác nhân như: Môi trường thay đổi đột ngột khi chào đời, sử dụng nguồn sữa không hợp với cơ thể hoặc do kích thích bởi bụi bẩn, phấn hoa.

Biểu hiện khi cơ thể bị ban đỏ nhiễm độc là trẻ xuất hiện nốt mẩn đỏ, xen kẽ các chấm vàng hoặc chấm trắng giữa nốt mẩn. Thông thường, nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh trong trường hợp này là lành tính, không cần điều trị và sẽ tự khỏi sau khoảng 1 - 2 tuần.

Nổi mẩn đỏ ở trẻ nguy hiểm không? Gặp bác sĩ khi nào?

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh rất phổ biến và thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Đặc biệt, tình trạng này có thể cải thiện tại nhà thông qua những phương pháp chăm sóc đơn giản. Tuy nhiên, các bệnh viện cũng ghi nhận nhiều trường hợp do chăm sóc điều trị sai cách dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm.

Do đó, cha mẹ cũng tuyệt đối không nên quá chủ quan. Chuyên gia khuyến nghị cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu nổi mẩn đỏ kèm theo những triệu chứng dưới đây sẽ cần đến bệnh viện thăm khám ngay.

  • Mẩn đỏ lan rộng khắp cơ thể, áp dụng phương pháp chăm sóc tại nhà không hiệu quả.
  • Trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hằng ngày.
  • Các nốt mẩn đỏ có dấu hiệu nổi mụn nước, dịch trắng hoặc vàng.
  • Trẻ chán ăn, mệt mỏi, có dấu hiệu sốt, sụt cân.
  • Một số triệu chứng bất thường khác như tiêu chảy, ho hắng, khó thở,...

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để phát hiện chuẩn xác nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp chẩn đoán như sau:

Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra những biểu hiện ngoài da của con, trao đổi cùng bố mẹ về thói quen sinh hoạt hằng ngày để chẩn đoán một số yếu tố tác động. Ngoài ra còn tìm hiểu thêm về tiền sử bệnh lý của trẻ và người thân cận huyết nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh.

Chẩn đoán cận lâm sàng: Để kết quả chẩn đoán chính xác nhất, trẻ sẽ được tiến hành thêm những xét nghiệm chuyên sâu khác như:

  • Xét nghiệm máu: Cung cấp thông tin về nồng độ IgE và phát hiện sự tồn tại của các dị nguyên gây mẩn đỏ.
  • Soi da: Thực hiện soi da nhằm tìm kiếm có sự tồn tại của khuẩn nấm men tại các vùng da bị bệnh hay không.
  • Sinh tiết tế bào: Thông thường trẻ sơ sinh ít khi cần sinh thiết tế bào. Tuy nhiên một số trường hợp sẽ cần áp dụng phương pháp này để xác định nguyên nhân gây bệnh.

noi-man-do-o-tre-so-sinh
Xét nghiệm máu được dùng trong chẩn đoán nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Thông qua kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tìm được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ, đồng thời xác định mức độ bệnh hiện tại. Nhờ đó, bác sĩ sẽ xây dựng một phác đồ điều trị cho trẻ phù hợp và hiệu quả, an toàn nhất.

Phương pháp điều trị hiệu quả nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là những phương pháp điều trị hiệu quả nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh phổ biến mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Tùy từng trường hợp cha mẹ sẽ áp dụng cách chữa trị phù hợp nhất,

Dùng mẹo dân gian

Với những trẻ bị nổi mẩn đỏ mức độ nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian dưới đây để điều trị tại nhà:

  • Dùng lá trầu không: Đem rửa sạch 1 nắm lá trầu không, vò nát rồi cho vào nồi đun với 2 lít nước. Dùng nước này tắm cho trẻ hằng ngày để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh.
  • Dùng mướp đắng: Mướp đắng đem rửa sạch, sau đó thái thành các lát mỏng và cho vào nồi đun với 1.5 lít nước. Sau khi sôi, tắt bếp và chắt nước ra chậu, pha thêm nước mát rồi cho trẻ tắm hoặc ngâm rửa vùng da đang nổi mẩn.
  • Lá khế: Rửa sạch lá khế, đợi khi ráo nước thì cho vào chảo sao đến khi héo. Đem lá khế héo giã nát, sau đó đắp trực tiếp lên vị trí mẩn đỏ của con. Mẹ cần kiểm tra trước nhiệt độ của lá, tránh chườm lúc còn quá nóng sẽ khiến da con bị bỏng.

Chuyên gia khuyến nghị thực hiện mẹo trên đều đặn mỗi ngày. Thông thường sau khoảng 7  - 10 ngày các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy sẽ cải thiện rõ rệt.

Điều trị mẩn đỏ trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh mức độ nặng sẽ được chỉ định phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y.

  • Nhóm thuốc crotamiton: Bao gồm kem eurax, crotamiton 10%,... có dạng mỡ, được dùng để bôi bên ngoài da, giúp giảm ngứa, mẩn đỏ và ngăn ngừa bội nhiễm.
  • Thuốc kháng histamin: Gồm promethazin hydroclorid, brompheniramin maleat, fexofenadin, acrivastin, hydroxyzin hydroclorid,.... có tác dụng giảm phát ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da.
  • Nhóm thuốc steroid: Phổ biến là hydrocortison, prednisolon, betamethason,... Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm phù nề, mẩn đỏ trên da.
  • Kháng sinh: Thuốc chỉ dùng cho trường hợp nổi mẩn đỏ nặng, có dấu hiệu bội nhiễm. Thuốc được bôi thử trên vùng da diện tích nhỏ, nếu không có dấu hiệu bất thường mới tiếp tục bôi tại những vùng da khác.
  • Một số loại thuốc khác: Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phụ thuộc vào những triệu chứng kèm theo ở trẻ như sốt, mụn nước, bong tróc da, khô da,...

noi-man-do-o-tre-so-sinh
Các loại thuốc bôi giúp giảm mẩn đỏ hiệu quả

Sử dụng thuốc Tây y cần đặc biệt cẩn trọng cho đối tượng trẻ sơ sinh vì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vậy nên, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần cho bé dùng thuốc đúng chỉ định, tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng và không sử dụng theo toa thuốc của người khác.

Sử dụng bài thuốc Đông y

Trong Đông y cũng có nhiều bài thuốc giúp điều trị hiệu quả tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt, với những trẻ quá nhỏ, thầy thuốc thường chỉ định bài thuốc ngâm bôi, không dùng thuốc uống để đảm bảo an toàn nhất.

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: Mạch nha 6g, phòng phong 4g, liên kiều 6g, hoàng cầm 4g, cúc hoa 4g, kim ngân hoa 20g, huyền sâm 4g, cam thảo 4g, sa sàng tử 20g, tô mộc 30g.
  • Cách thực hiện: Sắc toàn bộ các dược liệu trên với 2 lít nước. Đợi khi nước sôi thì tắt bếp và chắt nước ra chậu. Đợi khi nước nguội bớt sẽ dùng cho bé ngâm rửa vùng da bị nổi mẩn đỏ.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: Băng phiến 4g, hoạt thạch 30g và hàn thủy thạch 10g.
  • Cách thực hiện: Tán vị thuốc đã chuẩn bị thành bột mịn. Sau đó mỗi ngày bôi từ 1 - 2 lần lên vị trí da bị nổi mẩn đỏ, hiệu quả tốt cho trường hợp rôm sảy.

Bài thuốc 3: 

  • Chuẩn bị: Đương quy 18g, ngải diệp 20g, phòng phong 15g, xà sàng tử 20g, khổ sâm 30g, bạch liên bì 14g, kinh giới 18g.
  • Cách thực hiện: Cho toàn bộ những vị thuốc trên vào nồi, đun với 2.5 lít nước. Đợi khi nước sôi thì tắt bếp và chắt lấy nước. Pha nước này cùng 500ml nước lọc rồi cho trẻ tắm hoặc ngâm rửa vùng da đang bị ngứa.

noi-man-do-o-tre-so-sinh
Đông y có nhiều bài thuốc điều trị hiệu quả nổi mẩn đỏ

Tác dụng của thuốc Đông y thường chậm hơn so với phương pháp dùng thuốc Tây y. Vậy nên, trong quá trình điều trị, cha mẹ cần kiên trì cho con dùng hằng ngày. Đồng thời lựa chọn các đơn vị phòng khám Đông y uy tín để khám và bốc thuốc chất lượng.

Cách phòng tránh mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là đối tượng có đề kháng kém, dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể. Do đó, để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh nổi mẩn đỏ, cha mẹ cần lưu ý:

  • Thực hiện theo đúng lịch tiêm phòng ở mỗi độ tuổi của trẻ như: Tiêm phòng virus sởi, quai bị, rubella,... để phòng ngừa hiệu quả những bệnh lý này.
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh bé đảm bảo sạch và thoáng mát, loại bỏ các tác nhân dễ gây nổi mẩn đỏ và bệnh da liễu như bụi bẩn, khói thuốc, nhựa thực vật, lông động vật, phấn hoa,...
  • Tắm rửa trẻ sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm. Đối với trẻ sơ sinh có làn da còn mỏng, mẹ nên hạn chế sử dụng sữa tắm hoặc xà bông, nên dùng nước muỗi pha loãng để loại bỏ mồ hôi và bụi bẩn trên da con.
  • Lựa chọn các bộ độ rộng rãi, thoải mái và ưu tiên vải cotton thấm hút mồ hôi, hạn chế những loại vải thô, sần, len tơ,... dễ khiến da bị ngứa ngáy.
  • Ưu tiên sử dụng tã lót chất liệu mềm mại, chuẩn kích cỡ - trọng lượng của con, không nên chọn các loại tã quá ôm cơ thể sẽ gây cọ xát lên da.
  • Nếu trẻ bị ngứa, tuyệt đối không để trẻ gãi, chà xát gây vết thương hở, tạo điều kiện vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập. Mẹ có thể cắt ngắn móng tay hoặc đeo bao tay cho con.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng vừa phải, khi ra ngoài cần che chắn kỹ, tránh tia uv từ ánh mặt trời mùa hè và đảm bảo giữ ấm cho con vào mùa đông. Tốt nhất những ngày thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh không nên cho trẻ sơ sinh ra đường.
  • Trẻ sơ sinh chủ yếu bổ sung dinh dưỡng qua sữa mẹ. Vậy nên mẹ cần đảm bảo xây dựng một chế độ ăn uống đủ chất và lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin, omega3, khoáng chất để tăng cường cường đề kháng. Đồng thời tránh các thực phẩm dễ gây kích thích ngứa ngáy như hải sản, thị đỏ, đồ chiên rán, đồ đóng hộp.
  • Đối với những trẻ dùng sữa ngoài, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ về thành phần sữa, hàm lượng dưỡng chất của sữa để đảm bảo sữa phù hợp cho con.
  • Nếu bẩm sinh trẻ mắc các bệnh lý về da liễu hoặc các bệnh khác, cha mẹ cần đưa trẻ thăm khám định kỳ, thực hiện đúng theo phác đồ điều trị và hướng dẫn chăm sóc tại nhà để tránh bệnh diễn tiến nặng hơn hoặc tái phát dai dẳng.

Kết luận

Bài viết cung cấp những thông tin cụ thể về tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh. Phần lớn các trường hợp không gây nguy hiểm nhưng để đảm bảo an toàn, khi trẻ bị nổi mẩn kèm những triệu chứng bất thường, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, cha mẹ nên tham khảo và áp dụng các hướng dẫn bảo vệ da, phòng ngừa nổi mẩn đỏ và bệnh da liễu do chuyên gia chia sẻ trong bài viết trên.


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mẩn Đỏ Ở Trẻ Sơ Sinh


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan