Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mặc dù là triệu chứng thường gặp nhưng không phải ai cũng biết nổi mẩn ngứa ở cổ xuất hiện do đâu, cách điều trị thế nào. Thậm chí, nhiều người còn chủ quan cho rằng các nốt mẩn sẽ tự mất đi mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng thực tế, tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn!

Nổi mẩn ngứa ở cổ là thế nào?

Nổi mẩn ngứa ở cổ là tình trạng da ở vùng cổ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, sưng tấy, hoặc mụn nước, mụn mủ kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Ở giai đoạn khởi phát, các nốt mẩn hoàn toàn vô hại, chỉ gây ngứa ngáy nhẹ. Nhưng theo thời gian, tùy vào nguyên nhân khởi phát mà chúng có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường, trực tiếp làm tổn thương da, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vậy nên, xác định nguồn cơn khởi phát các nốt mẩn ngứa là cơ sở để bạn tìm được giải pháp điều trị phù hợp, nhanh chóng, an toàn.

Mẩn ngứa ở cổ khởi phát do đâu?

Các nốt mẩn ngứa ở cổ có thể bắt nguồn từ các tác nhân gây dị ứng mà cơ thể tiếp xúc. Nhưng trong một số trường hợp, chúng lại là biểu hiện triệu chứng của các bệnh lý về da liễu. Cụ thể:

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và cơ địa từng người, dấu hiệu mẩn ngứa ở cổ cũng khác nhau
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và cơ địa từng người, dấu hiệu mẩn ngứa ở cổ cũng khác nhau

Côn trùng cắn

Nọc độc của côn trùng khi đi vào cơ thể sẽ gây ra kích ứng. Nếu bạn tiếp xúc hoặc bị cắn, chích bởi các loài côn trùng có độc như sâu, bọ, ong… thì da sẽ nổi mẩn ngứa.

Dị ứng mỹ phẩm

Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, đặc biệt những sản phẩm chăm sóc, làm đẹp da không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng có thể là nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa, viêm da nghiêm trọng…

Môi trường bụi bặm

Môi trường ngày càng ô nhiễm, bụi bẩn, các chất độc hại là nguyên nhân gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe như mẩn ngứa, dị ứng, ảnh hưởng làn da, đường hô hấp…

Nguồn nước ô nhiễm

Sử dụng nguồn nước không đảm bảo tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đe dọa sức khỏe. Chất độc, kim loại nặng, ký sinh trùng trong nước gây kích ứng, khiến cơ thể nhiễm độc.

Lười vệ sinh thân thể

Lười vệ sinh thân thể khiến mồ hôi, dầu nhờn, bụi bẩn tích tụ lâu trên da. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm sinh sôi, tấn công gây nên tình trạng mẩn ngứa.

Do mắc các bệnh da liễu

Mề đay mẩn ngứa gây phát ban, nổi mẩn đỏ, hồng hoặc trắng ở nhiều vùng da trên cơ thể như cổ, lưng, ngực, cánh tay… gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh hình thành do hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với tác nhân kích thích, khiến nồng độ Histamin trong máu tăng bất thường.

Viêm da cơ địa có thể xuất hiện trên nhiều vùng da trong đó có cổ với các triệu chứng nổi mẩn đỏ, mụn nước dễ vỡ, lâu dần da dễ bị bong tróc, nổi sần, gây ngứa ngáy dữ dội. Người bệnh thường gãi mạnh, gây ra tình trạng chảy máu, viêm nhiễm.

Viêm da cơ địa gây nổi mẩn ngứa ở cổ
Viêm da cơ địa gây nổi mẩn ngứa ở cổ

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da nổi mẩn ngứa, khô bong tróc hoặc có mụn nước sau khi tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích dị ứng như phấn hoa, hóa chất, côn trùng… Tùy thuộc vào cơ địa, chất kích thích và thời gian tiếp xúc mà số lượng mẩn, mức độ ngứa sẽ khác nhau.

Nổi mẩn ngứa ở cổ – Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Người bệnh không cần quá lo lắng khi bị nổi mẩn ngứa ở cổ. Thông thường, hiện tượng này sẽ tự khỏi sau vài giờ tới vài ngày mà không cần bất kỳ can thiệp y tế nào.

Nên gặp bác sĩ khi các dấu hiệu mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng
Nên gặp bác sĩ khi các dấu hiệu mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng

Tuy nhiên trong trường hợp sau, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra ngay:

  • Mẩn ngứa không thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn.
  • Mẩn đỏ gây cảm giác ngứa dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày.
  • Mẩn ngứa đi kèm với các triệu chứng bất thường khác như sụt cân đột ngột, tức ngực khó thở, đau đầu hoa mắt…
  • Nốt mẩn có dấu hiệu viêm nhiễm, có xuất hiện dịch mủ, vết loét

Lúc này, bạn cần đến bệnh viện ngay để tiến hành xét nghiệm cần thiết, xác định nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

Cách chữa trị nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ

Căn cứ vào tình trạng mẩn ngứa và điều kiện sức khỏe riêng, người bệnh có thể tham khảo lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn phương án điều trị phù hợp.

Chữa trị bằng thuốc Tây

Thuốc Tây giúp kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, và chống viêm nhiễm nhanh chóng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc thích hợp:

Thuốc uống: Chủ yếu là thuốc thuộc nhóm kháng Histamin gồm: Chlopheniramin, Claritin… Thuốc ức chế hệ miễn dịch như: Pimecrolimus, Tacrolimus…

Thuốc bôi: Nếu bị mẩn ngứa đỏ ở cổ mới khởi phát và không nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc bôi giúp làm dịu, mát da, giảm ngứa như: Thuốc mỡ, Cetaphil, kem dưỡng ẩm Eucerin.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây: 

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thêm hoặc bớt liều dùng
  • Tái khám đúng thời gian để được theo dõi tình trạng và điều chỉnh lượng thuốc thích hợp với tiến triển bệnh.
  • Không tự ý mua thuốc điều trị khác ngoài đơn thuốc được kê vì có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe trong quá trình điều trị, nếu có những biểu hiện như: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn về liều lượng cũng như thay thế thuốc phù hợp.

Điều trị mẩn đỏ, mề đay ở cổ bằng thuốc Đông y

Theo lương y Tuấn, chữa mề đay bằng thuốc Đông y là phương pháp điều trị toàn diện, chuyên sâu. Bởi ngoài khả năng tiêu ban, giải độc, làm giảm ngứa, thuốc đông y còn tác động sâu đến ngũ tạng, bồi bổ thể trạng, tăng cường chính khí và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

Đây đang là phương pháp được đông đảo người bệnh lựa chọn để điều trị triệt để bệnh mề đay, chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Áp dụng mẹo dân gian

  • Chườm đá vào vết nổi mẩn ngứa

Nhiệt độ thấp khiến dây thần kinh cảm giác bị tê liệt, giúp chặn đứng cơn ngứa ngay lập tức. Người bệnh có thể dùng khăn mỏng bọc đá lạnh lại, sau đó chườm lên vùng cổ bị mẩn đỏ để giảm ngứa rát, tiêu viêm.

  • Lá khế giúp giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ 

Tắm lá khế, giã nát lá khế để đắp hoặc chườm lá khế sao vàng đều có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa hiệu quả. Đây là phương pháp an toàn có thể áp dụng cho mọi đối tượng kể cả trẻ nhỏ.

Lá khế tính bình, lợi tiểu, giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể
Lá khế tính bình, lợi tiểu, giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể
  • Sử dụng nha đam giúp làm dịu, phục hồi tổn thương

Nha đam có chứa nhiều vitamin (A, C, E…) các vi chất như Canxi, Kali, Magie… và nhiều loại amino acid thiết yếu cho cơ thể. Dùng gel nha đam vừa giúp làm mát, dịu cảm giác ngứa ngáy, vừa giúp thúc đẩy phục hồi tổn thương da.

Người bị bệnh có thể làm sạch, cắt lát mỏng rồi đắp gel nha đam lên cổ trong 15 phút, đắp nhiều lần trong ngày.

Những lưu ý để phòng tránh nổi mẩn đỏ ngứa

Ngoài việc tuân thủ các biện pháp điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý trong sinh hoạt, ăn uống để mẩn ngứa ở cổ nhanh khỏi, tránh tái phát:

  • Tránh, hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng: Mạt bụi, bụi bẩn, phấn hoa, các loại thực phẩm có vỏ, chứa chất dễ gây dị ứng, lông động vật, …
  • Vệ sinh da sạch sẽ, dưỡng ẩm bằng các sản phẩm tự nhiên lành tính.
  • Giữ gìn nhà cửa sạch đẹp, thường xuyên lau chùi dọn dẹp, thay gối và ga giường thường xuyên.
  • Che chắn kỹ càng, dùng kem chống nắng để bảo vệ da trước tác động của tia cực tím.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, tránh thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và chất kích thích, đồ uống chứa cồn.
  • Nếu từng có tiền sử mắc các bệnh về da liễu, bạn nên đi thăm khám thường xuyên, duy trì tắm bằng nước lá để ngăn các nốt mẩn ngứa tái phát.
  • Uống nhiều nước, có thể kết hợp dùng thêm các loại nước trái cây tươi.

Nổi mẩn ngứa ở cổ không phải một triệu chứng nguy hiểm nhưng có thể tiềm ẩn nguy mang bệnh cho người bị. Để chấm dứt cảm giác khó chịu vì ngứa ngáy, tự ti bởi làn da mẩn đỏ, trầy xước, bạn có thể áp dụng những phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn được gợi ý ở trên.


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mẩn Ngứa Ở Cổ


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan