Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về nữ thầy thuốc Nguyễn Thị Tuyết Lan (61 tuổi), Nguyên Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Giám đốc phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là gương mặt hiền lành, phúc hậu, trên môi lúc nào cũng nở nụ cười nhẹ thân thiện, dễ gần.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nữ thầy thuốc có gương mặt phúc hậu, luôn nở trên môi nụ cười thân thiện, dễ gần

Nữ thầy thuốc dành hơn nửa cuộc đời cho người bệnh, dang rộng vòng tay yêu thương

Sau khi tốt nghiệp bác sĩ tại trường Đại học y khoa Hà Nội – chuyên ngành Y học cổ truyền, năm 1983 bà đã được điều chuyển về làm việc tại khoa Nội Bệnh viện YHCT Trung ương. Để nâng cao kỹ năng chuyên môn, năm 1999, nữ thầy thuốc trẻ đã học thạc sĩ y khoa tại trường Đại học y khoa Hà Nội. Sau gần 20 năm cống hiến gắn bó với nghề thầy thuốc cao cả song song với công tác khám, chữa bệnh, nữ thầy thuốc này luôn có ý thức trau dồi, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ học vấn. Bà đã từng giữ nhiều vị trí quan trọng từ bác sĩ điều trị, bác sĩ cố vấn, Phó khoa cho đến Trưởng Khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – địa chỉ khám, chữa bệnh bằng YHCT đầu tiên trên cả nước.

Sau hơn 30 năm công tác và cống hiện cho sự phát triển của Bệnh viện YHCT Trung ương, Bệnh viện YHCT Nam Á và nhiều phòng khám lớn ở miền Bắc nói riêng và sự phát triển của nền Y học cổ truyền nước nhà nói chung. Thế nhưng, ngọn lửa đam mê với nghề ấy với sự nghiệp khám chữa bệnh cứu người của nữ thầy thuốc không hề tắt. Sau khi nghỉ hưu, bà đã tìm hiểu và cân nhắc kỹ, năm 2016 nữ thầy thuốc, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan đã quyết định hợp tác, đảm nhiệm vai trò Giám đốc phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Nổi tiếng với vốn kiến thức sâu rộng, năng lực chuyên môn vững chắc, trong suốt 3 năm qua bà luôn nhận được sự quan tâm, ngưỡng mộ của đồng nghiệp cũng như sự tin tưởng, yêu mến của hàng triệu người bệnh gần xa khi đến khám, chữa bệnh tại Trung tâm.

Chia sẻ về lý do hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, bác sĩ Tuyết Lan cho biết: “Với mong muốn nghiên cứu sâu hơn, phục vụ công tác khám và chữa bệnh nhiều hơn cho người dân thì việc hợp tác với một đơn vị uy tín là điểm mấu chốt để tôi lựa chọn bởi chỉ có những nơi như vậy mới giúp bà tiếp tục thực hiện những dự định còn dang dở, con đam mê cống hiến cho nền y học nước nhà”.

Nhờ vốn kiến thức chuyên sâu, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan đã giúp hàng ngàn bệnh nhân chữa khỏi bệnh

Trong suốt sự nghiệp của mình bà đã khám và chữa bệnh cho hàng chục nghìn bệnh nhân trong và ngoài nước. Trong đó, chủ yếu là các bệnh liên quan đến xương khớp, thoái hóa khớp, dạ dày, đại tràng…

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan khám cho bệnh nhân
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan đang khám cho người bệnh tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Tâm sự với chúng tôi, bác sĩ Tuyết Lan chia sẻ: “Hơn 30 năm gắn bó với sự nghiệp tôi đã chữa cho rất nhiều bệnh nhân, mỗi bệnh nhân là một câu chuyện riêng. Thế nhưng, trong đó đặc biệt phải kể đến hai trường hợp mà khiến tôi không thể nào quên, đến bây giờ vẫn khiến tôi xúc động mỗi khi nhắc lại”.

Đó là trường hợp của vợ chồng anh Tấn, chị Quỳnh ở (Quỳnh Lưu, Nghệ An). Đó là một ngày chủ nhật cuối tháng 7, trời âm u, lất phất mưa ngâu, chị Quỳnh đã đưa anh Tấn đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc trong tình trạng ngồi xe lăn vì bị di chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Sau khi chẩn đoán thú thực bản thân tôi nhận thấy đây là trường hợp khá nặng, khả năng phục hồi không cao. Thế nhưng, gần 3 tháng sử dụng thuốc thang do bác sĩ kê đơn cùng với việc sử dụng sản phẩm Hoạt huyết Phục cốt hoàn, kết hợp châm cứu, bấm huyệt tại Trung tâm người đàn ông này đã dần hồi phục. Từ ngồi xe lăn, anh đã có thể đứng lên, đi lại nhẹ nhàng. Cũng trong suốt thời gian đó, chị Quỳnh luôn ở bên cạnh anh, tập đi lại, chăm sóc hàng ngày. Cũng chính nhờ tất cả những điều đó mà giúp cho sức khỏe của anh dần dần được hồi phục.

Khoảng gần 2 tháng sau đó, bác sĩ được tiếp nhận một trường hợp bị thoái hóa khớp gối, đi lại khó khăn phải dùng đến kẹp nạng. Đó là bác Nguyễn Minh Chiến (71 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội). “Bệnh nhân vì tuổi đã cao nên bị thoái hóa. Thế nhưng, vì điều kiện gia đình khó khăn nên khi xem đơn thuốc ông đã rất phân vân và từ chối điều trị. Sau khi lắng nghe tâm tư của bác về gia đình, bà đã mất, nhà có hai cô con gái đều lấy chồng xa, kinh tế khó khăn nên cũng không giúp đỡ và thường xuyên về thăm hỏi nhiều. Giờ ông chỉ sống phụ thuộc vào khoản tiền hỗ trợ của nhà nước cho người nghèo, mỗi tháng chừng gần 600 nghìn. Lúc đó tôi đã xin Ban giám đốc giảm tiền thuốc thang và tặng cho ông 5 hộp sản phẩm Hoạt huyết Phục cốt hoàn” – bác sĩ Tuyết Lan chia sẻ. Kết thúc liệu trình điều trị bệnh, bác Chiến đã khỏi hẳn bệnh thoái hóa khớp gối và dễ dàng đi lại như bình thường. Tuy bây giờ không thể làm việc nặng như trước nhưng bác vẫn có thể làm công việc nhà, trồng cây rau, nuôi con gà con vịt để cuộc sống được cải thiện hơn.

Đó là hai trong số hàng nghìn trường hợp người bệnh mà bác sĩ Tuyết Lan đã điều trị. Người thầy thuốc này trải lòng rằng, bà luôn tâm niệm: “Mỗi người bệnh đều có hoàn cảnh khó khăn, bản thân mình còn hơn họ rất nhiều về mặt kinh tế nên đôi khi chúng ta không thể hiểu được những gì mà họ đã phải chịu đựng. Vì vậy, chúng tôi luôn lắng nghe, thấu cảm và chia sẻ nỗi đau đó. Nhất là với căn bệnh xương khớp, đa phần người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, những người đã từng phải làm công việc nặng nhiều, kiếm miếng cơm, manh áo lo toan cho gia đình. Vì thế, với tôi, hạnh phúc của bệnh nhân, gia đình họ chính là niềm vui, là niềm tự hào của những người thầy thuốc như chúng tôi”.

Dương Ngọc

Bài viết liên quan