Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Xuất huyết dạ dày (bao tử) nói lên tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị chảy máu. Người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây nên để có hướng chữa bệnh từ bên trong, nguyên căn. Vậy nên bài viết sẽ tổng hợp đầy đủ các thông tin về nguyên nhân, xuất huyết dạ dày có biểu hiện gì cho đến cách xử lý và điều trị phổ biến.

Xuất huyết dạ dày là bệnh gì?

Xuất huyết dạ dày tiếng Anh là Gastrointestinal bleeding. Đây là hiện tượng máu bị chảy ra khỏi lòng mạch của cơ quan dạ dày, một trong những bệnh xuất huyết nội nên việc xử lý và cầm máu là vô cùng khó khăn vậy nên người bệnh cần phải được phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị kịp thời.

Nếu bị chảy máu dạ dày ồ ạt, không có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ thì bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy xuất huyết dạ dày cũng được xếp hạng là biến chứng cấp tính có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến đường tiêu hóa.

Dựa theo số liệu được thống kê Y tế thì nước ta có tỷ lệ nhiễm bệnh từ 5 – 10% dân số cả nước. Bệnh tập trung nhiều ở độ tuổi 40 – 70 tuổi. Nam giới thuốc nhóm có nguy cơ mắc bệnh xuất huyết bao tử cao hơn ở nhóm nữ giới. Bởi một trong những yếu tố gây nên tình trạng này chính là do người bệnh sử dụng thuốc lá, rượu bia và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh.

xuat huyet da day
Xuất huyết dạ dày là máu bị chảy ra khỏi lòng mạch của cơ quan dạ dày

Triệu chứng xuất huyết dạ dày

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những biểu hiện thường thấy và dễ phân biệt được nhất để bạn có được câu trả lời chi tiết về xuất huyết dạ dày có triệu chứng gì?

Dấu hiệu báo trước

Đa phần chảy máu dạ dày đều xảy ra đột ngột, tuy nhiên cũng có một vài dấu hiệu giúp người bệnh xác định được tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:

  • Đau bụng phần thượng vị đột ngột, dữ dội và đau hơn so với bình thường.
  • Ổ bụng có cảm giác căng chướng, nóng rát, cồn cào và khi đói thì bụng lại càng đau hơn.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, nôn.

Biểu hiện điển hình

Mỗi người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau, nhưng nhìn chung ở đại đa số người bệnh đều có triệu chứng sau:

  • Nôn ra máu: Là biểu hiện thường gặp ở hầu hết bệnh nhân chảy máu dạ dày. Tuy nhiên về số lượng máu bị nôn ra của mỗi người là không giống nhau, dao động từ chục ml đến hàng lít. Về màu sắc thì có thể là nâu sẫm, đỏ tươi đúng màu máu hoặc màu hồng. Tuy nhiên người bệnh không nên nhầm lẫn giữa nôn, ho khạc ra máu.
  • Đi ngoài ra máu (phân đen): Sau khi máu vào ống tiêu hóa sẽ được xuống đại tràng và ra ngoài cùng với phân, do đặc tính của sắc tố trong máu nên khi đại tiện máu sẽ có màu đen. Người bệnh cũng nên lưu ý để không bị nhầm lẫn giữa dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày với các nguyên nhân khác như táo bón, viêm đại tràng… Tuy nhiên đây vẫn là biểu hiện nguy hiểm, người bệnh cần có hướng xử lý và đi khám nhanh nhất có thể.

Một số triệu chứng khác

Bên cạnh những dấu hiệu rõ rệt trên thì người bệnh bị chảy máu bao tử cũng có thể bị: Sôi ruột, đau bụng dữ dội, khát nước, cơ thể mệt lịm, chóng mặt, hô hấp nhanh, bí tiểu, vã mồ hôi dù không nóng,…

Nếu thấy cơ thể có biểu hiện giống như vậy thì bạn nên đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và chữa bệnh sớm nhất có thể.

xuat huyet da day
Bệnh nhân có thể nôn ra máu

Nguyên nhân chảy máu dạ dày

Đây là bệnh lý có nhiều nguyên do, yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh, cụ thể sẽ được chia sẻ dưới đây:

Do một số bệnh lý

Xuất huyết dạ dày cũng có thể là biến chứng của một số bệnh như:

  • Loét dạ dày – tá tràng: Khi các vết loét của niêm mạc dạ dày ngày càng bị ăn sâu, dần lan sang cơ quan lân cận gây nên tình trạng viêm nhiễm nặng. Nếu người bệnh không điều trị đúng cách thì dần sẽ dẫn đến hiện tượng xuất huyết dạ dày tá tràng.
  • Ung thư dạ dày: Khi thức ăn được đưa vào cơ thể thì có thể sẽ bị ma sát với các khối u ở cơ quan dạ dày có thể gây thương tổn lòng mạch. Gây ra xuất huyết nhẹ, tuy nhiên nó sẽ dai dẳng, âm ỉ và dai dẳng.
  • Hội chứng Mallory Weiss: Mắc bệnh này, người bệnh sẽ phải nôn nhiều, đặc biệt những đối tượng không kiêng khem, vẫn sử dụng thuốc lá sẽ nghiêm trọng hơn. Sau một thời gian sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết bao tử.
  • Bệnh Hemophilia (máu khó đông): Khả năng cầm máu chậm nên nguy cơ bị xuất huyết dạ dày cũng sẽ cao hơn so với người khác.

Do vấn đề sức khỏe

Khi cơ thể gặp phải những vấn đề sau cũng có thể gây nên bệnh chảy máu dạ dày:

  • Giảm tiểu cầu: Tiểu cầu có chức năng cầm máu thông qua cơ chế làm đông máu khi mạch máu bị thương tổn. Khi số lượng tiểu cầu trong máu bị giảm đi ở một ngưỡng  nhiều đáng kể thì có thể sẽ gây xuất huyết dạ dày.
  • Sốt xuất huyết: Có thể gây biến chứng sốt huyết dạ dày cùng với nhiều biến chứng liên quan đến rối loạn máu khác trong đường tiêu hóa.
  • Xơ gan: Bệnh sẽ làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa, nên các áp lực của cơ quan tiêu hóa cũng bị tăng lên. Sau một thời gian không chữa trị bệnh đúng cách, khiến bệnh bị chuyển biến đến giai đoạn cuối thì người bệnh có thể đối mặt với biến chứng chảy máu bao tử.
  • Thiếu vitamin K: Cũng giống như tiểu cầu, vitamin này có chức năng làm đông máu, nếu thiếu hụt một lượng đáng kể thì nguy cơ xuất huyết cũng có thể xảy ra dễ dàng hơn.

Sử dụng thuốc chống đông, thuốc kháng sinh

Nếu người bệnh lạm dụng hoặc sử dụng quá liều sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho dạ dày. Đối với thuốc chống đông có vai trò ngăn ngừa các cục máu đông, nhưng uống nhiều sẽ khiến dạ dày bị chảy máu.

Ngoài ra, uống kháng sinh không đúng cách sẽ gây ra nhờn thuốc và hình thành các vùng trợt ở niêm mạc dạ dày, lâu dần sẽ dẫn đến chảy máu.

xuat huyet da day
Lạm dụng kháng sinh có thể gây chảy máu dạ dày

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những yếu tố trên thì bệnh chảy máu bao tử cũng có thể bị do:

  • Xuất huyết dạ dày vì nhịn ăn sáng: Sau một đêm dài không được nạp năng lượng, thì buổi sáng chúng ta cần ăn thực phẩm bổ dưỡng vừa để bù đắp cho đêm hôm trước, vừa để tăng cường nặng lượng cho ngày dài. Nếu không ăn sáng, lượng axit trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn, không có thức ăn để trung hòa chúng thì sẽ khiến lớp niêm mạc bị tác động, sau một thời gian liên tục sẽ gây biến chứng xuất huyết dạ dày.
  • Nhiễm khuẩn HP.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Sử dụng nhiều thực phẩm chứa cồn, chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…); ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn,…
  • Tinh thần căng thẳng, stress liên tục.

Xuất huyết dạ dày có chữa được không? Có lây không?

Đây là bệnh thuộc tình trạng cấp cứu nội ngoại khoa, nhưng khi kiểm soát được thì hầu hết người bệnh sẽ không bị gặp các biến chứng về sau. Chính vì vậy, chảy máu dạ dày có nguy hiểm không đều phụ thuộc vào quá trình bạn có kịp thời xử lý bệnh và điều trị đúng cách hay không.

Vậy nên, khi cảm thấy cơ thể bất thường và xuất hiện những dấu hiệu bệnh như kể trên, thì người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện sớm nhất có thể để cố gắng kiểm soát được việc chảy máu dạ dày và khung giờ vàng để kịp thời chữa trị là trong 24 giờ.

Nếu không người bệnh có thể sẽ bị chảy máu ồ ạt, dẫn đến tình trạng cơ thể mệt lả sốc, thậm chí là tử vong.

Vậy bệnh xuất huyết dạ dày có lây không?

Theo Y khoa, bệnh này có lây hay không đều phụ thuộc vào yếu tố gây bệnh. Nếu người bệnh xuất huyết dạ dày bị mắc bệnh do chủng virus HP, thì có thể sẽ lây bệnh cho người khỏe mạnh khác. Vì loại virus này có khả năng lây nhiễm từ người sang người qua đường tiêu hóa.

Do vậy, nếu bạn sống chung với những người mắc bệnh do nguyên nhân này thì nên cẩn thận, luôn vệ sinh đồ dùng chung và tay trước khi ăn uống.

Phương pháp chẩn đoán bệnh xuất huyết bao tử chính xác

Hiện nay có khá nhiều phương pháp chẩn đoán được bác sĩ áp dụng, cụ thể như:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi cần thiết với bệnh nhân về: Tiền sử bệnh lý, triệu chứng bệnh, thời gian xuất hiện dấu hiệu,… để đưa ra kết luận về bệnh lý, chẩn đoán lâm sàng về nguyên nhân và mức độ bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải.
  • Khám nội soi tiêu hóa: Bác sĩ sử dụng ống nội soi có gắn thiết bị camera ở đầu được đưa vào thực quản đến đường tiêu hóa, khi đó bác sĩ sẽ quan sát được bên trong và xác định được vị trí chảy máu dạ dày rồi xử lý ngay. Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn hạn chế, chưa thể xử lý được xuất huyết ẩn.
  • Chụp X-Quang Baryt: Phương pháp này được kết hợp với chất cản quang, nên bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ đường tiêu hóa thông qua hình chụp lại bằng tia X. Từ đó xác định được nơi xuất huyết là rất dễ dàng.
  • Xét nghiệm máu: Với phương pháp này bác sĩ sẽ biết được mức độ viêm nhiễm của bệnh và có thể tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.
  • Mổ bụng khám trực tiếp: Đối với những người bệnh khó xác định được nguyên nhân, vùng bị xuất huyết thì người bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định mổ bụng.

Cách phòng tránh bệnh xuất huyết dạ dày đúng

Để hạn chế được tối đa những nguy cơ mắc bệnh xuất huyết này thì người bệnh nên thực hiện theo những lời khuyên sau:

  • Giữ vệ sinh trong ăn uống: Luôn bảo quản thực phẩm được tươi ngon, chỉ ăn những món ăn đã được nấu chín kỹ, không ăn thực phẩm ôi thiu hay hết hạn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, giống như lời khuyên được chia sẻ ở trên.
  • Thiết lập thói quen ăn uống khoa học: Không ăn quá no, không để bụng quá đói, ăn xong không nên vận động mạnh hay nằm ngay.
  • Tránh lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs).
  • Tạo thói quen vận động cơ thể để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch một cách toàn diện.
  • Quản lý tinh thần tránh căng thẳng, stress quá mức: Theo nghiên cứu, nếu tinh thần không được thoải mái, thường xuyên stress kéo dài sẽ khiến cho não bộ tác động lên chức năng hệ tiêu hóa. Vậy nên, tinh thần không lo âu, không căng thẳng sẽ giúp đường ruột hoạt động tốt hơn.

Phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày

Bệnh xuất huyết dạ dày và cách điều trị là những kiến thức ai cũng nên biết, để có thể ngăn chặn cũng như phòng ngừa sự nguy hiểm từ những biến chứng của bệnh. Dưới đây sẽ là phương pháp điều trị thông dụng mà bạn có thể tham khảo:

Cách chữa xuất huyết dạ dày bằng Tây y

Trong Tây y đang có hai cách chữa thông dụng và hiệu quả nhất.

Sử dụng thuốc Tây

Xuất huyết dạ dày uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến thường được bác sĩ kê đơn cho người bệnh như:

  • Bệnh nhân đang xuất huyết có thể sẽ được kê uống: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin… với liều lượng tùy vào từng người bệnh khác nhau.
  • Thuốc trung hòa acid và kháng tiết acid: Alusi, Maalox, Gastropulgite… Thời điểm thích hợp uống thuốc là vào sau bữa ăn 1 – 3 tiếng và trước khi đi ngủ.
  • Thuốc kháng H2 và thuốc ức chế bơm proton: omeprazol, pantoprazol, lansoprazol…
  • Thuốc co mạch: Carbazochrome, Octreotide, Posthypophyse…
  • Thuốc kéo dài thời gian đông máu: Phytomenadione, Menaquinon, Menadione…

Ưu điểm: Những loại thuốc này có thể mang đến công dụng nhanh, dễ mua dễ dùng và giá thành cũng ở mức phù hợp.

Nhược điểm:

  • Thuốc không thể chữa dứt điểm, chỉ mang tính tạm thời và người bệnh vẫn có tiềm ẩn bị chảy máu dạ dày.
  • Sử dụng thuốc nhiều sẽ bị nhờn thuốc và uống không đúng cách có thể gặp phải những tác dụng phụ, biến chứng khác.

xuat huyet da day
Bệnh nhân cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Phẫu thuật

Sau những cách xử lý và chữa trị ở trên mà người bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân có biểu hiện nặng, bác sĩ sẽ nhanh chóng chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật. Điển hình có 2 loại:

  • Phương pháp nội soi dạ dày: Bệnh nhân đã được rửa sạch dạ dày nhưng vẫn còn hiện tượng chảy máu thì sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp này. Bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ y khoa (đầu điện, chất cầm máu xịt, dùng kẹp cầm máu, tia laser) để ngăn chặn việc chảy máu ra ngoài mạch.
  • Phương pháp phẫu thuật mổ hở: Được chỉ định với những bệnh nhân nặng, chảy máu ồ ạt. Với phương pháp này thì bác sĩ sẽ dùng các thiết bị và máy móc y khoa để tiến hành mổ trực tiếp, để kiểm tra và ngăn chặn không để máu chảy nữa.

Chữa bệnh xuất huyết bao tử bằng thuốc Nam

Các bài thuốc Nam được đánh giá khá an toàn, tuy nhiên hiệu quả đạt được còn tùy từng cơ địa mỗi người.

Bài thuốc số 1: Chè dây

Nhờ vào khả năng gây ức chế và tiêu diệt được vi khuẩn HP; kháng viêm; giải tỏa căng thẳng, giảm đau, thanh lọc cơ thể, chè dây đã được coi là thần dược chữa bệnh dạ dày.  Công thức cần thực hiện cụ thể là:

  • Chuẩn bị: 10g – 15g Chè dây đã được phơi khô.
  • Cách làm: Cho Chè dây vào ấm đun rồi trần qua với nước sôi, đổ ra. Tiếp tục cho nước vào và đun sôi khoảng 10 phút là có thể uống.

Người bệnh nên uống liên tục từ 15 – 20 ngày để cảm nhận sự hiệu quả của thuốc.

Bài thuốc số 2: Nghệ và riềng

Nghệ từ trước đến nay vẫn được mệnh danh là thần dược, chúng không chỉ có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mà còn có thể cải thiện và làm lành các vết viêm loét, thương tổn hiệu quả.

Về củ riềng, không chỉ được sử dụng làm gia vị cho món ăn mà ông cha ta còn đưa chúng vào những bài thuốc chữa bệnh về tiêu hóa. Bởi chúng vừa có khả năng sát khuẩn, kháng viêm mà còn chống oxy hóa rất tốt cho người bệnh dạ dày.

Vậy nên, chúng đã được kết hợp với nhau để chữa bệnh chảy máu bao tử, công thức cần thực hiện:

Chuẩn bị: Riềng và nghệ mỗi loại 15g, đường phèn 2g, 5ml giấm.

Cách làm:

  • Nếu ở dạng bột: Trộn đều các hỗn hợp trên cùng 1 ít nước rồi đun nhỏ lửa đến khi chín
  • Nếu ở dạng tươi: Thái mỏng nghệ và riềng rồi đảo cùng nguyên liệu trên kèm theo ít nước và đun nhỏ lửa.

Cách dùng: Uống từ 3 – 4 lần/ngày vào thời điểm trước và sau mỗi khi dùng bữa.

Bệnh xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, thì người bệnh cũng nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để hỗ trợ cải thiện được những triệu chứng của bệnh. Dưới đây là những lời khuyên về những thực phẩm nên ăn và không nên ăn mà người bệnh nên tuân thủ:

Nên ăn:

  • Thực phẩm dễ tiêu hóa như các loại thịt trắng: ngan, gà, lợn, vịt, cá…
  • Bổ sung thêm trái cây nhiều vitamin vào các bữa phụ: chuối, việt quất, nho….
  • Thường xuyên ăn rau củ có chứa lượng chất xơ phù hợp: rau chân vịt, cà rốt, bí xanh, bí đao..,
  • Một số loại thực phẩm kháng viêm, giảm đau: tỏi, nghệ, gừng,… Tuy nhiên nên cân bằng liều lượng để ăn uống phù hợp, không dùng quá nhiều trong mỗi món ăn nó sẽ gây nóng ruột.

xuat huyet da day
Nên ăn rau có nhiều chất xơ

Nên kiêng:

  • Thực phẩm chế biến sẵn, vì chúng thường chứa chất bảo quản không tốt cho đường tiêu hóa. Ví dụ như: Thịt xong khói, thịt dăm bông, xúc xích, cá đóng hộp…
  • Món ăn xào, chiên rán nhiều dầu mỡ để không gặp tình trạng tiêu chảy, khó tiêu và đầy bụng.
  • Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, có nhiều gia vị hay chất phụ gia.
  • Hút thuốc lá và thức uống chứa ga, cồn, chất kích thích như: Rượu, bia, nước ngọt coca, sting…

Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày ngay tại chỗ

Theo chuyên gia tư vấn thì ngay khi bạn hoặc người thân có những dấu hiệu của bệnh thì cần phải làm theo những hướng dẫn sau:

  • Gọi điện thoại cấp cứu để kịp thời đến bệnh viện.
  • Người bệnh cần phải được nằm tại chỗ, không tự ý di chuyển hay vận động để hạn chế việc chảy máu dạ dày. Tốt nhất nên chọn nơi thoáng mát, có lưu thông không khí tốt. Nếu người bệnh cảm thấy choáng váng, hạ huyết áp thì có thể đắp thêm chăn mỏng để giữ nhiệt cho cơ thể.
  • Pha một cốc nước muối loãng với tỷ lệ 100ml nước ấm và 8g muối để người bệnh uống. Như vậy là để người bệnh có thể bổ sung lại nước, chất điện giải cho cơ thể.
  • Sau đó người bệnh sốt huyết dạ dày nằm chờ xe cấp cứu đến để được đưa đến bệnh viện an toàn.

Hy vọng với những kiến thức chia sẻ về bệnh xuất huyết dạ dày, triệu chứng, cách xử lý, điều trị ở trên đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này!

Câu hỏi thường gặp
Thuốc Dạ dày Trần Kim Huyền được nghiên cứu và bào chế theo bài thuốc Đông y gia truyền với công thức từ các loại thảo dược quý hiếm. Thuốc phát huy công dụng tuyệt vời cho người bệnh dạ dày giảm nhanh các triệu chứng. Dạ dày gia truyền Trần Kim Huyền được sự ủng hộ của đông đảo...
Bài thuốc dạ dày của Bệnh viện Quân y 103 Hà Nội là kết quả của sự kế thừa các tinh hoa của bài thuốc dân gian cổ truyền và được cải tiến qua hơn 20 năm điều trị tại viện. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về bài thuốc dạ dày viện 103 trong bài viết...
Bị xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Làm thế nào để chữa? Đây là dấu hỏi chấm mà nhiều người bệnh băn khoăn. Trong bài viết này cung cấp thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ và cách điều trị bệnh hiệu quả. Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Xuất huyết dạ dày hay còn gọi...
Nội soi dạ dày là thủ thuật Y khoa được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh thông qua nhiều quy trình và phương pháp khác nhau. Mặc dù thủ thuật rất phổ biến nhưng nhiều bệnh nhân chưa biết thời gian thực hiện mất bao lâu, chi phí bao nhiêu tiền, có lây không? Tham khảo bài...
Viêm dạ dày ruột cấp là một tình trạng bệnh lý phổ biến gây ra những triệu chứng khó chịu do nhiễm trùng đường tiêu hóa. Hãy tìm hiểu về viêm dạ dày ruột cấp, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả. Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày ruột cấp Dạ dày và...
Được đánh giá là phương pháp an toàn nhưng việc nội soi dạ dày có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn của bác sĩ, trang thiết bị y khoa và sự hợp tác của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ thông tin tới quý độc giả về rủi ro...
Nội soi dạ dày là một phương pháp chẩn đoán bệnh nhanh, chính xác được sử dụng phổ biến ở các cơ sở y tế hiện nay. Tuy nhiên, trước khi chuẩn bị thực hiện nội soi, có rất nhiều bệnh nhân băn khoăn rằng liệu nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không? Bạn đọc tìm hiểu thông...
Nội soi dạ dày có sinh thiết là một kỹ thuật nội soi sử dụng rất nhiều hiện nay. Phương pháp này đảm bảo an toàn, hiệu quả, phát hiện ung thư dạ dạ dày và nguyên nhân gây bệnh sớm. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để nắm rõ nội soi dạ dày có sinh thiết là gì...
Có rất nhiều người bệnh thắc mắc nên uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn? Trong quá trình điều trị bệnh dạ dày cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ với từng loại thuốc và tùy theo nguyên nhân của cơn đau sẽ có những cách uống khác nhau. Bạn cần tìm hiểu và cân...
Nội soi dạ dày xong bị đau họng, đau bụng là tình trạng không hiếm gặp. Đây là những vấn đề thường xảy ra do tác động của ống nội soi và thao tác chưa chuẩn xác của bác sĩ. Tình trạng này có nguy hiểm cho sức khỏe không và nên làm gì để khắc phục? Những thông tin...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Xuất Huyết Dạ Dày bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan