X-quang ngực có thể giúp phát hiện các bệnh về tim, phổi cũng như những cơ quan xung quanh. Đây là một phương pháp được ứng dụng khá rộng rãi tại các bệnh viện, phòng khám để chẩn đoán hình ảnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về X-quang ngực trong bệnh lý tim mạch và một số vấn đề liên quan.

X-quang ngực trong bệnh lý tim mạch là gì?

Trong xã hội hiện đại, các bệnh về tim mạch đang ngày một phổ biến hơn. Để phát hiện được những bất thường ở tim phổi, cơ quan lân cận các bác sĩ sẽ dùng X quang tim phổi để chẩn đoán và nhận biết những bất thường liên quan.

X quang là kỹ thuật dùng máy chụp X quang tại phòng đặc biệt với bóng phát tia X có thể di chuyển được và gắn vào 1 cần kim loại lớn. Người bệnh được hướng dẫn đứng vào tấm chứa phim X quang hoặc đầu thu đặc biệt để ghi lại hình ảnh của tim, phổi, mạch máu, bạch huyết, đường thở,…

Việc chụp X quang có thể xác định những tổn thương ở phổi và các vấn đề có liên quan đến tim
Việc chụp X quang có thể xác định những tổn thương ở phổi và các vấn đề có liên quan đến tim

Việc chụp X quang có thể xác định những tổn thương ở phổi và các vấn đề có liên quan đến tim. Từ đây bác sĩ cũng xác định mối liên quan giữa tổn thương đó với trung thất, xương sườn, vòm hoành,… Từ đó có thể biết được cấu trúc tim, xác định bệnh về phổi,…

Khi nào cần chụp X-quang ngực?

Cũng như những kỹ thuật khám sức khỏe và chẩn đoán bệnh lý khác, X quang ngực được áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Kiểm tra tình trạng phổi, tim trong khi khám sức khỏe định kỳ.
  • Người bệnh bị đau ngực, khó thở, chấn thương, tim đập nhanh, hồi hộp.
  • Chẩn đoán cũng như sàng lọc bệnh lý nếu bác sĩ nghi ngờ chấn thương ngực, dập phổi, suy tim,…
  • Phát hiện những bất thường xung quanh tim phổi và những cơ quan lân cận.
  • Người bị đau nặng sau khi chấn thương hoặc có tiền sử mắc bệnh tim mạch.

Chi tiết giải phẫu tim trên phim X quang

Bình thường, chụp X quang ngực trong bệnh lý tim mạch sẽ có 3 tư thế cơ bản là thẳng sau trước, nghiêng trái và chếch. Với mỗi tư thế, các mẫu giải phẫu của tim sẽ quy ước không giống nhau.

Tư thế thẳng sau trước:

  • Phía bờ phải tim gồm 3 cung tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới và nhĩ phải.
  • Phía bờ trái tim gồm 4 cung khác nhau trừ trên xuống đó là quai động mạch chủ, cung động mạch phổi, thấy trái và tiểu nhĩ trái. Tiểu nhĩ trái có thể không thấy ở những người không bị bệnh về tim mạch.

Tư thế nghiêng trái:

  • Phần bờ trước có 3 cung gồm thất phải, động mạch chủ lên và thân động mạch phổi.
  • Phần bờ sau có 2 cung là nhĩ trái và thất trái.
chụp X quang ngực trong bệnh lý tim mạch sẽ có 3 tư thế cơ bản
Chụp X quang ngực trong bệnh lý tim mạch sẽ có 3 tư thế cơ bản

Tư thế chếch:

Gồm tư thế chếch trước phải và chếch trước trái. Tư thế này được chỉ định khi khảo sát hình ảnh mạch vành.

Hình ảnh X quang tim mạch

X quang ngực trong bệnh tim mạch sẽ cho thấy những hình ảnh như sau:

Bóng tim

Kích thước bóng tim là đặc điểm đầu tiên ghi nhận trong ứng dụng của Xquang với bệnh tim mạch. Bóng tim to hay nhỏ sẽ được phản ánh thông qua chỉ số tim và ngực.

  • Chỉ số này là tỉ lệ giữa kích thước chiều ngang lớn nhất của bóng tim trên kích thước chiều ngang lớn nhất lồng ngực và thường là 0.5 – 0.55. Nếu chỉ số này thay đổi thì gợi ý một số chẩn đoán sau:
  • Chỉ số tim ngực lớn hơn 0.55 gợi ý tim to và gặp trong các bệnh suy tim, bất thường ở van tim, cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim.
  • Chỉ số tim ngực nhỏ hơn 0.5 gợi ý tim nhỏ và có thể gặp ở tình trạng tim dị thường, viêm màng ngoài tim co thất, khí phế thũng,…

Hình dáng tim

Hình dạng tim trên phim được coi là đặc điểm quan trọng để chẩn đoán bệnh tim.

  • Tim dạng hình giọt nước thường gặp trong bệnh lý tràn dịch màng tim.
  • Các bệnh lý làm tăng kích thước thất phải thì mỏm tim sẽ dâng cao hơn bình thường.
  • Nếu bệnh nhân lớn thất trái thì lúc này mỏm tim sẽ hạ xuống thấp.
  • Các bệnh lý cơ tim làm dày cơ tim thì các bờ tim trên phim sẽ thay đổi.
  • Quai động mạch chủ bung rộng cảnh báo phình động mạch, tăng huyết áp lâu ngày.
  • Cung động mạch phổi giãn to gặp trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Kích thước buồng tim thay đổi

Kích thước của tim thay đổi sẽ gợi ý một số bệnh có liên quan.

  • Lớn tâm nhĩ trái: Góc phế quản gốc rộng trên 60 độ, phế quản gốc trái dâng cao, nhĩ trái to, lớn nhĩ trái,…
  • Lớn tâm nhĩ phải: Nhĩ phải tính từ đường giữa lớn hơn 5.5cm làm tăng độ lồi bờ dưới bên phải của tim.
  • Lớn tâm thất trái: Bờ tim trái tròn lồi lúc đầu, mỏm tim chúc xuống dưới, dấu hoffman rigler.
  • Lớn tâm thất phải: Mỏm tim chếch lên trên phim thẳng và hẹp khoảng sáng phía sau xương ức, bóng tim lên quá ⅓ chiều cao xương ức trên phim X quang nghiêng.

Tuần hoàn phổi

Bình thường, tuần hoàn phổi trên X quang tim mạch sẽ phân bố theo quy luật ⅓ nếu số lượng mạch máu giảm từ ⅓ dưới lên ⅓ trên. Bên cạnh đó, khẩu kính mạch máu vùng đỉnh nhỏ hơn đáy phổi, thường là 0,5/1.

Tăng tuần hoàn phổi

Tăng tuần hoàn phổi trong bệnh lý tim mạch thường gặp là tim bẩm sinh hoặc shunt bất thường từ trái sang phải.

Tiêu chuẩn chẩn đoán là động mạch phổi lớn ở vùng rốn lan ra ngoại biên kèm khẩu kính mạch vùng đỉnh, đáy phổi đều tăng. Lúc này tỉ số khẩu kính mạch máu vùng đỉnh với đáy là 1/1.

Giảm tuần hoàn phổi

Bất thường này thường gặp trong tim bẩm sinh dạng tứ chứng.

X quang hiển thị hình ảnh 2 phế trường tăng sáng bất thường, mạch máu phổi có khẩu kính nhỏ và có khi không nhìn được trên phim.

Đóng vôi

Đóng vôi trên X quang tim mạch gồm một đốm tăng độ đậm và gặp ở những vị trí như:

  • Đóng vôi hệ thống mạch vành.
  • Đóng vôi van tim.
  • Đóng vôi màng tim.
  • Đóng vôi động mạch chủ.
Đóng vôi trên X quang tim mạch gồm một đốm tăng độ đậm
Đóng vôi trên X quang tim mạch gồm một đốm tăng độ đậm

Ứng dụng của kỹ thuật X-quang ngực trong bệnh lý tim mạch

X quang ngực có thể giúp xác định và chẩn đoán những bệnh như sau:

  • Hẹp van hai lá

Nguyên nhân thường là do bị viêm khớp thấp, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây nên. Kết quả chẩn đoán cho thấy tăng áp tĩnh mạch phổi, lớn nhĩ và tiểu nhĩ, thất không bị ảnh hưởng, khác với hở van 2 lá.

Nếu hẹp nặng thì lớn thất do tăng áp động mạch phổi, đóng vôi thành nhĩ và lắng đọng hemosiderose ở phổi.

  • Hở hai lá

Nguyên nhân thường là do viêm thấp khớp và viêm nội tâm mạc như hẹp van hai lá. Hình ảnh X quang cho thấy tim lớn, buồng nhĩ và thất cũng lớn, tĩnh mạch phổi bị tăng. Ngoài ra sẽ thấy đóng vôi vòng van hai lá và thường hay phối hợp với hẹp van.

  • Hẹp động mạch chủ

Gồm hẹp van, hẹp dưới van và hẹp trên van (khá hiếm). Tình trạng này khó phát hiện trên phim thường. Lớn động mạch chủ đoạn lên sẽ thấy lên ở cung giữa, không nhìn rõ ở người trẻ. Người bệnh có tim bình thường hoặc lớn nhẹ, đóng vôi van động mạch chủ.

  • Hở van động mạch chủ

Nguyên nhân do viêm thấp khớp, tăng huyết áp, bóc tách động mạch chủ hoặc viêm nội tâm mạc,… Hình ảnh trên phim thấy tim lớn, động mạch chủ và thất lớn.

  • Thông liên thất

Tùy thuộc kích thước lỗ thông mà hình ảnh X quang sẽ khác nhau, có thể hình tim, mạch máu phổi bình thường hay lớn thất, thất, nhĩ, tăng tuần hoàn phổi.

Nếu lỗ thông nhỏ thì X quang bình thường, lỗ thông lớn gây lớn tim, động mạch phổi cùng nhĩ.

  • Thông liên nhĩ

Thông liên nhĩ gặp nhiều ở bệnh nhân tim bẩm sinh. Nó khiến nhĩ, thất, động mạch phổi lớn, quai động mạch chủ lúc này nhỏ.

Thông liên nhĩ gặp nhiều ở bệnh nhân tim bẩm sinh
Thông liên nhĩ gặp nhiều ở bệnh nhân tim bẩm sinh
  • Tứ chứng Fallot

Kết quả X quang cho thấy mỏm tim chếch lên trên và khuyết cung động mạch phổi, tim sẽ có hình chiếc giày. Động mạch phổi người bệnh lúc này nhỏ và tuần hoàn phổi giảm, quai động mạch chủ thường nằm bên dây thất.

  • Hẹp eo động mạch chủ

Tình trạng này thường xuất hiện sau chỗ xuất phát động mạch dưới. Kết quả chụp X quang thấy rõ phì đại thất, mất ấn động mạch chủ, khuyết sườn, tuần hoàn phổi bình thường.

  • Suy tim

Suy tim thất nguyên nhân do bệnh van tim, thoái hóa cơ tim, tăng huyết áp. Hình ảnh cho thấy tim lớn, lớn nhĩ và mờ quanh mạch máu phổi, tràn dịch màng phổi, phù phế nang.

Suy tim nhĩ do bệnh tâm phế quản hoặc van 3 lá,… Hình ảnh thấy nhĩ lớn dần, giãn tĩnh mạch đơn, tĩnh mạch chủ trên, thân động mạch phổi lớn, gan to,…

Quy trình thực hiện X-quang ngực trong bệnh lý tim mạch

Cũng như chụp X quang phổi, X quang tim mạch được thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng và tuân theo những bước sau đây:

  • Người bệnh nên mặc trang phục mỏng, nhẹ và rộng rãi, có thể mặc áo choàng của bệnh viện, hạn chế đeo trang sức, phụ kiện để đảm bảo chất lượng phim chụp.
  • Nếu bệnh nhân là nữ thì nên báo với kỹ thuật viên nếu nghi ngờ mang thai để tránh bức xạ ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Nếu cần thiết bác sĩ sẽ có biện pháp bảo vệ để giảm nguy cơ bức xạ gây hại cho thai nhi.
  • Người bệnh đứng thẳng, dựa lưng vào X quang để chụp, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bạn sao cho có tư thế đúng nhất.
  • Nếu ngồi hoặc nằm thì nên giữ yên tại tư thế chụp để tránh kết quả bị mờ, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nín thở trong vài giây.
  • Nếu cơ sở có máy chụp X quang di động với bệnh nhân tại giường thì kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn cụ thể chi tiết vị trí cho người bệnh.
  • Sau khi chụp bệnh nhân có thể yên tâm hoạt động bình thường, kết quả sẽ được trả ngay sau đó.
  • Tùy vào kết quả mà bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra hướng dẫn tiếp theo cho người bệnh. Tia X không quá nguy hại nên người bệnh có thể yên tâm nó không hại đến sức khỏe.

X-Quang ngực trong bệnh lý tim mạch

Một số điều cần biết khi chụp X quang ngực

Có một số điều mà bạn cần biết khi tiến hành chụp X quang ngực trong bệnh tim mạch đó là:

  • Một số trường hợp X quang không thể cung cấp đủ thông tin để bác sĩ chẩn đoán, lúc này người bệnh được chỉ định thêm các phương pháp khác như chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Kết quả chụp ở mỗi cơ sở khác nhau sẽ có sự chênh lệch vì mỗi nơi sẽ dùng những phương tiện khác nhau.
  • Một số bệnh lý sẽ không thể hiện được trên phim X quang như khối u quá nhỏ, tắc mạch phổi hoặc những bệnh tiềm ẩn khác.
  • Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chụp và có gì không hiểu thì nên hỏi ngay để được tư vấn chính xác nhất.
  • Bác sĩ cần phân tích kỹ kích thước buồng tim, vị trí mạch máu, tuần hoàn phổi,… để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe tim của người bệnh.

Một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tim mạch khác ngoài X quang

Nếu kỹ thuật X quang ngực không thể giúp phát hiện được những bất thường về tim, người bệnh có thể chỉ định những kỹ thuật sau đây:

Chụp cắt lớp vi tính

Gồm chụp cắt lớp xoắn ốc, cắt lớp với chùm điện tử và cắt lớp đa dãy.

Chụp cắt lớp xoắn ốc có thể dùng để chẩn đoán viêm màng ngoài tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý mạch máu lớn như phình động mạch chủ, tách thành động mạch chủ, các khối u tim, tắc động mạch phổi cấp, loạn sản thất gây loạn nhịp,… Phương pháp này đòi hỏi phải tiêm thuốc cản quang nên không phù hợp với bệnh nhân suy thận.

X-Quang ngực trong bệnh lý tim mạch
Chụp cắt lớp xoắn ốc có thể dùng để chẩn đoán viêm màng ngoài tim, bệnh tim bẩm sinh

Chụp cắt lớp với chùm điện tử sẽ không dùng nguồn tia X di động mà hướng của chùm tia X được điều khiển bởi từ trường và tiếp nhận bởi một dãy đầu dò cố định. Do không bị ảnh hưởng bởi chuyển động cơ học, hình ảnh ghi lại rất nhanh trong một phần của dây. Phương pháp này giúp phát hiện định lượng mức độ vôi hóa động mạch vành nhưng ít được áp dụng vì không chẩn đoán được bệnh ngoài tim.

Chụp cắt lớp đa dãy có thời gian quét khá nhanh và có thể thu, tạo ảnh trong duy nhất 1 nhịp tim. Máy chụp có 2 nguồn tia X và 2 dãy đa đầu dò sắp xếp trên 1 giàn duy nhất, làm giảm thời gian quét hình xuống 1 nửa.

Chụp cộng hưởng từ

Phương pháp này rất hữu ích cho việc đánh giá chức năng tim và các cơ quan xung quanh, đặc biệt là trung thất và mạch máu lớn. Nó giúp chẩn đoán bệnh hẹp động mạch, phình động mạch, tách thành động mạch,…

Với việc quét và điều khiển bởi điện tâm đồ, độ phân giải hình ảnh có thể đạt được như chụp cắt lớp và siêu âm tim. Chụp cộng hưởng từ cho biết chính xác độ dày thành van tim, thể tích buồng tim, vận động cơ tim, khối trong tim, mặt cắt van tim và cục máu đông,….

Chụp cộng hưởng từ đa dãy tạo ra độ phân giải hình ảnh tưới máu cơ tim cao hơn với chụp CT. Đây là phương pháp chính xác, tin cậy để đánh giá thể tích buồng thất và tần suất tống máu tâm thất.

Chụp MRI cản quang giúp thu được hình ảnh 3 chiều của vùng nhồi máu cơ tim và xác định chính xác vị trí. Phương pháp này cũng giúp đo vận tốc dòng máu di chuyển trong buồng tim, xác định khả năng sống còn của mô cơ tim, phân biệt sẹo cơ tim với viêm và phù nề cơ tim.

Chụp mạch bằng cộng hưởng từ giúp đánh giá thể tích máu và giúp phát hiện bệnh phình tim mạch, hẹp động mạch, tắc động mạch, bệnh mạch vành,…

Phương pháp chụp cắt lớp phát xạ positron hay PET

PET cho thấy tưới máu và khả năng chuyển hóa của cơ tim. Phương pháp này giúp đánh giá sống còn của cơ tim và đánh giá tưới máu ở bệnh nhân béo phì nặng.

X-Quang ngực trong bệnh lý tim mạch
PET cho thấy tưới máu và khả năng chuyển hóa của cơ tim.

Cách thuốc chụp là chất phóng xạ được dùng để đánh dấu lưu lượng máu chảy vào vùng cụ thể nào đó, hữu ích cho việc lộ ra vùng cơ tim thiếu máu khó xác định. Phương pháp này có chi phí khá cao nhưng hiệu quả khá tốt nên nhiều người không ngại chấp nhận.

Kỹ thuật X-quang ngực trong bệnh lý tim mạch được ứng dụng rất nhiều tại các cơ sở y tế hiện nay. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh về tim mạch, qua đó giúp bác sĩ sớm phát hiện và đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Bài viết liên quan