Viêm họng loét là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nhiều ba mẹ thường thắc mắc không biết viêm loét họng ở trẻ nhỏ nguy hiểm hay không và cách thức điều trị chúng như thế nào. 

Triệu chứng, nguyên nhân gây viêm loét họng ở trẻ nhỏ

Viêm loét họng ở trẻ nhỏ là tình trạng viêm loét xảy ra ở cổ họng có thể kéo dài đến thực quản hoặc dây thanh. Biểu hiện có thể thấy rõ nhất đó là xuất hiện những vết loét nhỏ từ 1 – 3mm có hình tròn, màu trắng vàng, viền đỏ xung quanh. Bệnh lý này rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi, gây khó chịu, đau rát và khó khăn trong hoạt động ăn uống.

Viêm loét họng ở trẻ nhỏ là bệnh lý thường gặp, khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Viêm loét họng ở trẻ nhỏ là bệnh lý thường gặp, khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Một số nguyên nhân điển hình gây viêm loét họng ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Trẻ bị nóng trong người: Với những bé có sức đề kháng yếu, cơ địa nóng hoặc ăn quá nhiều đồ cay nóng sẽ làm tăng nguy cơ nhiệt miệng, viêm loét miệng và vùng họng.
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Trẻ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng sẽ khiến sức đề kháng suy giảm, trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp bao gồm cả viêm loét họng. Một số dưỡng chất không được cung cấp đủ thường gây tình trạng bé bị viêm loét họng thường gặp như sắt, vitamin B12, vitamin C, chất xơ, axit folic…
  • Vệ sinh răng, miệng, họng không đảm bảo: Vệ sinh răng, miệng, vùng họng không đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển gây viêm nhiễm. Đặc biệt, với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện càng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.
  • Do sử dụng kháng sinh, thuốc quá nhiều: Trẻ nhỏ thường nhạy cảm với kháng sinh và thuốc. Việc lạm dụng những loại thuốc này hoặc dùng thuốc không theo đơn có thể gây ra các tác động tiêu cực như viêm họng loét, sốt, sốc phản hệ…
  • Khởi phát từ các bệnh lý nền: Các bệnh lý liên quan đến rối loạn miễn dịch như tay chân miệng, sởi, thủy đậu, Herpes… cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm loét họng ở trẻ nhỏ. Các căn bệnh này có thể khiến miệng, vùng họng của trẻ xuất hiện mụn nước, vết loét… gây đau rát khó chịu và có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng cao.

Viêm họng loét ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Theo đánh giá của bác sĩ, trẻ em bị viêm loét họng nếu không được khám và điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, trẻ bị viêm loét họng có thể làm phát sinh một số vấn đề như:

  • Sụt cân, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ: Khi tình trạng loét họng kéo dài kèm theo triệu chứng đau rát, khó nuốt khiến bé ăn uống kém dẫn tới suy nhược cơ thể và sụt cân nhanh chóng.
  • Áp-xe vùng hạ họng: Khi tiến hành nội soi có thể thấy được khối sùi loét thành sau họng bên phải, vùng hạ họng có dấu hiệu áp-xe. Đây là tình trạng viêm loét họng ở mức độ nặng, gây rất nhiều khó chịu cho bé, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
  • Vỡ niêm mạc họng: Bé bị loét họng trong thời gian dài có nguy cơ bị vỡ niêm mạc họng. Dần dần, lớp niêm mạc đó bị bong tróc, cổ họng sưng đau, có cảm giác vướng bận và khó ăn uống. Do đó, ba mẹ cần thăm khám sớm để tránh tình trạng bệnh lý ngày một nặng hơn.
  • Nấm họng: Triệu chứng của tình trạng này là ngứa cổ, ho kéo dài, có đờm xanh. Đồng thời, bạn có thể nhận thấy bé hắt hơi nhiều, chảy nước mũi, sốt, tăng tiết nước bọt.
  • Ung thư vòm họng: Đây là tình trạng rất nặng, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Sức đề kháng của trẻ còn yếu nên cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh
Sức đề kháng của trẻ còn yếu nên cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh

Hệ miễn dịch ở trẻ chưa thật sự hoàn thiện làm tăng tỷ lệ xuất hiện các biến chứng. Song song với đó, trẻ nhỏ còn hạn chế về nhận thức, khó biểu lộ tình trạng bệnh khiến nhiều ba mẹ nhầm lẫn với viêm họng thông thường và không điều trị dứt điểm tình trạng này.

Với những biến chứng nguy hiểm trên, ba mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên để có những phương án kịp thời. Khi thấy tình trạng bé ngày một nặng thêm, không có dấu hiệu cải thiện thì ngay lập tức cho bé tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Cách chữa viêm họng loét ở trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả

Viêm loét họng trẻ em là bệnh lý thường gặp và cần phải chữa trị kịp thời. Tùy thuộc vào từng đối tượng và tình trạng bệnh khác nhau mà có những cách điều trị riêng biệt.

Dưới đây là những phương pháp được nhiều ba mẹ sử dụng và có hiệu quả đáng kinh ngạc.

Sử dụng mẹo dân gian

Đối với trường hợp bé bị viêm loét họng ở mức độ nhẹ thì ba mẹ có thể dùng các phương pháp dân gian lành tính mà vẫn có hiệu quả cao. Một số phương pháp dân gian được ứng dụng phổ biến như:

  • Súc miệng bằng nước muối: Đây là cách chữa và phòng ngừa viêm loét họng ở trẻ nhỏ đơn giản nhất bạn có thể làm tại nhà. Trong muối có chứa thành phần kháng viêm, sát trùng giúp làm sạch cổ họng cho bé. Từ đó giúp cải thiện tình trạng sưng đỏ, đau rát cổ họng.
  • Sử dụng mật ong: Cho bé ngậm mật ong nguyên chất hoặc hòa cùng nước ấm để uống. Đối với bé sơ sinh thì bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên vết loét họng để làm dịu tình trạng viêm nhiễm, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Lưu ý không dùng mật ong với trẻ dưới 1 tuổi vì khả năng dị ứng cao.
  • Sử dụng tinh bột nghệ: Ba mẹ tiến hành hòa một ít tinh bột nghệ vào nước ấm và cho bé uống hàng ngày. Bạn cũng có thể thêm chút mật ong vào để tăng hiệu quả và bé uống dễ dàng hơn. Nghệ không chỉ có tác dụng kháng khuẩn tốt mà còn giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Nhờ vậy, các triệu chứng của bệnh ngày càng được cải thiện mà vẫn an toàn với sức khỏe trẻ nhỏ.

Phương pháp tại nhà an toàn, tiết kiệm nhưng chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không có khả năng chữa bệnh. Vì vậy, ba mẹ chỉ nên sử dụng mẹo dân gian như một biện pháp hỗ trợ giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh.

Điều trị bằng Đông Y

Điều trị viêm loét họng bằng phương pháp Đông Y cũng được xem là lựa chọn tốt, được rất nhiều người sử dụng. Bởi lẽ, thuốc được bài chế từ các nguyên liệu tự nhiên, lành tính, không gây tác dụng phụ và nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Dù vậy, để đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất với trẻ, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc về cho bé uống mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn những bài thuốc Đông y đã được kiểm định. 

Điều trị bằng Tây Y

Phương pháp điều trị bằng thuốc Tây Y thường đem lại hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, tình trạng viêm loét miệng họng ở trẻ em được cải thiện và khỏi hẳn. Hơn nữa, đối với 2 phương pháp trên chỉ phù hợp đối với những bệnh lý nhẹ còn phương pháp Tây Y phù hợp cả với trường hợp nặng, cấp tính.

Một số loại thuốc Tây được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh, kháng virus, chống nấm, chống siêu vi khuẩn.
  • Thuốc giảm đau có khả năng gây tê tại chỗ.
  • Thuốc ức chế sản sinh axit dạ dày cùng một số thuốc bổ sung vitamin.

Thuốc Tây đem lại hiệu quả rõ ràng khi điều trị nhưng ba mẹ cần chú ý tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi, dùng thuốc không theo đơn. Bởi lẽ, thuốc Tây có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng tới chức năng của gan, thận, thậm chí nguy hại tới tính mạng của trẻ nhỏ.

Lưu ý khi chữa viêm họng loét ở trẻ nhỏ

Viêm loét họng tưởng chừng như là bệnh lý đơn giản nhưng nếu không được điều trị đúng cách và nghiêm khắc có thể dẫn tới nhiều hậu quả. Do đó, khi trẻ bị viêm loét vòm họng, ba mẹ cần quan tâm, tuân thủ những nguyên tắc trong điều trị để bệnh tình nhanh chóng cải thiện.

Tuân thủ nguyên tắc chữa bệnh giúp đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm tình trạng bệnh tái phát
Tuân thủ nguyên tắc chữa bệnh giúp đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm tình trạng bệnh tái phát

Một số lưu ý mà ba mẹ cần nắm được trong quá trình điều trị viêm loét họng ở trẻ nhỏ như sau:

  • Cho bé ăn những thức ăn ở dạng mềm, lỏng… để tránh gây cọ xát, đau rát vùng họng.
  • Tránh sử dụng các thức ăn cay, nóng, chua, mặn.. dễ gây kích thích vùng họng làm bệnh trở nặng.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối và vệ sinh răng miệng, vòm họng sạch sẽ, tránh sự lây lan của vi khuẩn.
  • Không nên cho bé bị viêm loét miệng họng tiếp xúc gần với những người bị ho, sốt, cảm cúm để tránh việc bị lây nhiễm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.
  • Xây dựng chế độ thực đơn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé, giúp bé hồi phục thể trạng khi bị viêm loét họng.

Trên đây là những lưu ý cơ bản mà ba mẹ cần nắm được trong thời gian điều trị viêm loét họng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu quan sát thấy tình trạng bệnh không được cải thiện thì hãy đưa bé tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Như vậy, bài viết đã cung cấp chi tiết thông tin về viêm loét họng ở trẻ nhỏ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này. Từ đó có những biện pháp và phương thức điều trị phù hợp để phòng tránh và điều trị dứt điểm bệnh lý.

Thông tin hữu ích:


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan