Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trẻ bị viêm họng cấp là tình trạng bệnh lý phổ biến, điều trị không khó nhưng phải đúng thời điểm và đúng phương pháp. Tùy mức độ và từng trẻ mà có các triệu chứng điển hình khác nhau. Ba mẹ có thể tìm hiểu các biểu hiện đặc trưng và cách điều trị nhanh nhất qua bài viết sau đây.

Trẻ bị viêm họng cấp là gì?

Trẻ bị viêm họng cấp là tình trạng hình thành các ổ viêm loét tại niêm mạc hầu họng, gây sưng đau, phù nề cổ họng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của trẻ. Thông thường, bệnh viêm họng thường diễn tiến qua hai giai đoạn chính: Cấp tính và mãn tính. Đa số trẻ bị viêm họng ở giai đoạn cấp tính và có thể trị dứt điểm hoàn toàn.

Với giai đoạn cấp tính, các biểu hiện có phần dữ dội, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc nhưng điều trị dễ dàng hơn. Ba mẹ cần sát sao theo dõi và điều trị ngay, tránh để bệnh diễn tiến sang giai đoạn mãn tính. Khi đó, mặc dù các biểu hiện không cấp tính nhưng mức độ nặng hơn, dai dẳng kéo dài và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. 

tre-bi-viem-hong-cap
Đa số trẻ bị viêm họng ở giai đoạn cấp tính và có thể trị dứt điểm hoàn toàn

Triệu chứng nhận biết tình trạng viêm họng cấp ở trẻ

Để có phương pháp điều trị sớm và dứt điểm, ba mẹ cần chú ý theo dõi và nhận biết các triệu chứng ở giai đoạn mới khởi phát. Cơ thể trẻ rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh đường hô hấp nên biểu hiện giai đoạn cấp tính tương đối rõ ràng. 

Ba mẹ cần lưu ý một số triệu chứng của bệnh sau đây:

  • Ho: Trẻ có biểu hiện ho dữ dội, ho thành cơn, đặc biệt khi có tác động từ bên ngoài (ăn uống, nói chuyện,...)
  • Đau họng: Tình trạng phù nề, tấy đỏ niêm mạc hầu họng khiến trẻ bị đau họng, nhất là khi nuốt
  • Khó thở: Viêm họng có thể đi kèm với một số biểu hiện xuất tiết đường mũi họng khác, gây nghẹt mũi, khó thở
  • Khàn tiếng: Ho nhiều, trẻ quấy khóc nhiều gây khàn tiếng. Nghiêm trọng hơn, có thể ảnh hưởng đến dây thanh quản, gây viêm nhiễm và biến đổi hoàn toàn giọng nói
  • Sốt: Ở giai đoạn cấp tính, trẻ thường bị sốt (có thể sốt cao đến 38,5 độ). Cần có biện pháp hạ sốt phù hợp tránh nguy cơ biến chứng khi sốt cao kéo dài
  • Mệt mỏi, quấy khóc: Tình trạng viêm nhiễm khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, chán ăn,... Nếu không trị dứt điểm để viêm họng kéo dài rất dễ dẫn đến suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Ngoài ra, tùy tình trạng cụ thể của người bệnh mà có những biểu hiện đặc trưng khác nhau. Để có chẩn đoán chính xác nhất, ba mẹ nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện khi có những biểu hiện đầu tiên của viêm họng. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

tre-bi-viem-hong-cap
Viêm họng cấp khiến trẻ khó chịu, quấy khóc

Trẻ bị viêm họng cấp do đâu?

Để điều trị dứt điểm từ giai đoạn viêm họng cấp, trước hết cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể, trẻ bị viêm họng cấp do một số nguyên nhân sau đây:

  • Virus, vi khuẩn: Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm họng cấp ở trẻ là do tác nhân virus, vi khuẩn đường hô hấp (chiếm đến 70% các ca bệnh viêm họng ở trẻ). Một số chủng virus, vi khuẩn thường gây bệnh như virus cúm, virus sởi và đặc biệt là virus hợp bào hô hấp RSV - tác nhân thường gây các bệnh lý hô hấp ở trẻ nhỏ
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Cơ thể trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển nên hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, rất dễ bị tác động bởi các yếu tố xâm nhập qua đường hô hấp. Vì sức đề kháng còn yếu nên việc điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ cũng gặp nhiều khó khăn hơn
  • Ảnh hưởng của môi trường: Môi trường sống ô nhiễm cũng là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây viêm họng cấp ở trẻ nhỏ. Thực tế cho thấy, bệnh lý này thường gặp ở những trẻ sống trong môi trường ô nhiễm khói bụi, gần khu công nghiệp, ô nhiễm hóa chất,....
  • Bệnh dị ứng: Dị ứng cũng là nguyên nhân sinh ra tình trạng viêm họng ở trẻ nhỏ. Bên cạnh biểu hiện thông thường như đau họng, rát họng, người bệnh còn bị nổi mẩn ngứa ngoài da, rối loạn tiêu hóa,... 
  • Bệnh tay chân miệng: Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh này, khoang miệng của người bệnh bị mẩn ngứa, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn đường hô hấp xâm nhập
  • Lây từ người khác: Đây không phải bệnh truyền nhiễm nhưng hoàn toàn có thể lây từ người sang người. Do đó, nếu để trẻ tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ với người có biểu hiện viêm họng thì nguy cơ mắc bệnh tăng cao
  • Bệnh răng miệng: Một số bệnh liên quan đến răng miệng khác như viêm nướu, viêm lợi cũng có thể khiến trẻ bị viêm họng cấp. Khi mắc bệnh về răng miệng, lượng tác nhân tại khoang miệng dễ dàng lan xuống và tấn công vùng hầu họng.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân chính trên, trẻ bị viêm họng cấp còn có thể do một số bệnh lý liên quan đến dạ dày, thói quen vệ sinh chưa đúng cách ở trẻ, thói quen sinh hoạt không lành mạnh khác,....

Trẻ bị viêm họng cấp có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị viêm họng cấp không phải bệnh lý nguy hiểm. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày, không tái phát.

Tuy nhiên, một số trường hợp thờ ơ trong chữa trị, dùng sai thuốc dẫn đến bệnh diễn tiến sang giai đoạn mãn tính. Khi đó, việc điều trị phức tạp hơn, cần nhiều thời gian và có nguy cơ gây các biến chứng sau đây:

  • Áp xe quanh amidan, viêm mô tế bào amidan,....
  • Viêm tai giữa
  • Viêm mũi dị ứng
  • Viêm xoang
  • Biến chứng tại thận, khớp (viêm cầu thận, sốt thấp khớp), bệnh về tim (viêm cơ tim)
  • Nhiễm trùng huyết (biến chứng nguy hiểm nhất)

Với tình trạng viêm họng mãn tính, nếu chủ động điều trị sớm có thể dứt điểm sau 7-10 ngày. Do đó, ba mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ và đưa đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu bất thường của bệnh viêm họng.

tre-bi-viem-hong-cap
Bệnh gây biến chứng viêm cầu thận

Chẩn đoán trẻ bị viêm họng cấp?

Khi gặp trực tiếp bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và hỏi đáp với ba mẹ để nắm được:

  • Thời gian xuất hiện các triệu chứng viêm họng
  • Tần suất ho (tiếng ho thế nào? Có dịch nhầy hay không? Màu sắc dịch nhày)
  • Ăn uống như thế nào?
  • Tiêu hóa có ổn định không? (Tiêu chảy/Táo bón)

Đồng thời, kết hợp với soi tai mũi họng để đánh giá tình trạng viêm nhiễm, tấy đỏ và các dấu hiệu khác bên trong.

Bên cạnh thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định trẻ thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như nuôi cấy tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn) để xác định chính xác chủng tác nhân gây viêm. Sau đó, thực hiện tiếp kháng sinh đồ để lựa chọn loại thuốc có phổ kháng khuẩn thích hợp để kìm hãm và tiêu diệt virus, vi khuẩn

Ba mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị viêm họng cấp?

Trong quá trình điều trị tình trạng trẻ bị viêm họng cấp, ba mẹ cũng cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc như sau:

  • Cho trẻ uống nhiều nước, có thể thay nước khoáng thành các loại nước hoa quả, nước canh, súp dinh dưỡng khác,....
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt vùng cổ họng khi trời trở lạnh
  • Hạ sốt cho trẻ đúng cách nếu thân nhiệt lên trên 38,5 độ. Áp dụng thêm các biện pháp hạ nhiệt khác như mặc quần áo rộng rãi, lau chân tay bằng nước mát,...
  • Hạn chế đưa trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh đến nơi đông người. Nếu bắt buộc phải đi, mang khẩu trang che chắn phù hợp
  • Cho trẻ súc miệng, vệ sinh răng miệng hàng ngày tối thiểu 2 lần
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh tay chân sạch sẽ, không đưa tay chân lên mắt, mũi, miệng tránh việc đưa tác nhân bên ngoài xâm nhập vào đường hô hấp
  • Để trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn và cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hỗ trợ cải thiện các biểu hiện của bệnh lý hô hấp

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Có thể thấy, trẻ bị viêm họng cấp do nhiều nguyên nhân và để điều trị hiệu quả, cần có phương pháp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra. Do đó, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi phù hợp.

Điều trị viêm họng cấp ở trẻ em như thế nào?

Trẻ bị viêm họng cấp cần được điều trị sớm để ngăn ngừa diễn tiến sang giai đoạn mãn tính. Tùy mức độ và biểu hiện ở trẻ mà có phương pháp chữa trị phù hợp. Để được chỉ định chữa trị đúng cách, cần chủ động đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa và áp dụng đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Một số cách chữa phổ biến, hiệu quả có thể kể đến như:

Cải thiện triệu chứng tại nhà bằng mẹo dân gian

Trẻ bị viêm họng cấp ở giai đoạn khởi phát (biểu hiện còn nhẹ), ba mẹ có thể tham khảo các mẹo dân gian tại nhà lành tính để cải thiện triệu chứng. Các mẹo chữa này sử dụng nguyên liệu thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Một số mẹo phổ biến gồm:

tre-bi-viem-hong-cap
Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh cổ họng hàng ngày

  • Súc miệng bằng nước muối: Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh cổ họng hàng ngày là một cách cải thiện triệu chứng tại nhà đem lại hiệu quả cao. Muối có tính chất sát khuẩn nhẹ, đặc biệt khi hòa muối vào nước sẽ có dung dịch vô trùng có tác dụng làm sạch cổ họng tương đối tốt.
  • Bài thuốc từ mật ong: Mật ong vừa là chất dinh dưỡng cần thiết vừa có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tốt với các chứng bệnh hô hấp. Ba mẹ có thể cho trẻ ngậm trực tiếp 1-2 thìa mật ong mỗi lần và duy tri 2-3 lần/ngày. Có thể kết hợp mật ong với một số nguyên phụ liệu khác như gừng, trà hoa cúc,....để nâng cao hiệu quả bài thuốc
  • Mẹo điều trị với quả lê: Ba mẹ cần chuẩn bị một quả lê, 2-3 thìa mật ong nguyên chất (hoặc 2-3 viên đường phèn). Cắt bỏ phần núm quả lê và phần hạt lê, thêm vào trong lượng mật ong/đường phèn đã chuẩn bị. Chưng cách thủy 15 phút và cho trẻ sử dụng khi còn ấm, nên dùng cả nước lẫn cái để gia tăng hiệu quả
  • Bài thuốc trị viêm họng với lá hẹ: Có thể sử dụng lá hẹ để điều trị tình trạng trẻ bị viêm họng cấp. Chuẩn bị một lượng lá hẹ vừa đủ, rửa sạch và để ráo nước. Thái nhỏ và thêm một lượng mật ong nguyên chất vào bát, chưng cách thủy trong vòng 15 phút. Chắt nước cốt cho trẻ sử dụng

Ba mẹ lưu ý không lạm dụng các mẹo dân gian này với tình trạng viêm họng cấp diễn tiến nặng. Phải ngừng việc dùng các bài thuốc ngay nếu thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào và đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Uống thuốc Tây y trị dứt điểm tình trạng viêm họng cấp

Nếu trẻ bị viêm họng cấp do nguyên nhân virus, vi khuẩn đường hô hấp và các biểu hiện như ho, sốt, đau họng diễn tiến nghiêm trọng, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám và điều trị bằng thuốc Tây y. 

Thuốc Tây y có tác dụng điều trị triệt để nguyên nhân và cải thiện triệu chứng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, các nhóm thuốc này nếu dùng trong thời gian kéo dài có nguy cơ gây tác dụng phụ. Do đó, để đảm bảo an toàn trong chữa trị, ba mẹ lưu ý dùng thuốc theo đúng đơn thuốc bác sĩ chuyên khoa đã chỉ định.

Một số nhóm thuốc Tây y phổ biến dùng cho chứng viêm họng cấp ở trẻ em như sau:

  • Kháng sinh: Với trường hợp trẻ bị viêm họng do virus, vi khuẩn đường hô hấp xâm nhập, thuốc kháng sinh là loại thuốc đầu tiên cần chỉ định. Liều lượng và thời gian điều trị còn phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm. Thông thường, một đợt dùng kháng sinh kéo dài từ 5-7 ngày. Chú ý cho trẻ dùng hết liều, tránh hiện tượng “kháng” kháng sinh gây khó khăn trong điều trị sau này.
  • Kháng viêm: Chỉ định kèm theo với mục đích cải thiện tình trạng viêm loét, hỗ trợ làm lành vết sưng tấy giúp cải thiện biểu hiện đau họng, khó thở ở người mắc. Có thể chỉ định dạng viên uống, viên ngậm hoặc dạng khí dung (tùy lứa tuổi và mức độ của trẻ)
  • Hạ sốt: Trong các trường hợp trẻ bị sốt trên 38,5 độ, ba mẹ cần sử dụng thuốc hạ sốt theo liều lượng thích hợp cho trẻ (phù hợp với độ tuổi và cân nặng). Có nhiều dạng dùng của thuốc: viên uống, viên sủi, dạng bột pha, viên đặt. Với trẻ nhỏ, dạng viên đặt thường được sử dụng phổ biến nhất do trẻ là đối tượng khó uống thuốc
  • Giảm ho: Chỉ định thuốc giảm ho khi trẻ bị ho nhiều, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Có thể dùng dạng viên ngậm, viên uống,...với mức liều phù hợp với cân nặng và độ tuổi cụ thể. Ngoài ra, ba mẹ có thể sử dụng thêm một số loại xịt ho, giảm nhanh triệu chứng đau rát, khó chịu ở họng của trẻ.

tre-bi-viem-hong-cap
Dùng thuốc Tây y trị viêm họng ở trẻ

Trẻ bị viêm họng cấp điều trị bằng Đông y an toàn hiệu quả

Với phương pháp Đông y, ba mẹ có thể yên tâm sử dụng cho trẻ trong thời gian kéo dài mà hầu như không gây tác dụng phụ. Mỗi vị thuốc Đông y đều có những tác dụng riêng, khi kết hợp cùng nhau sẽ hỗ trợ cộng hưởng để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Trong Đông y, viêm họng là chứng bệnh thuộc dạng bệnh “hầu tý”, có thể hiểu do tình trạng mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Khi đó, chính khí suy giảm khiến lượng tà khí từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm. 

Để điều trị dứt điểm tình trạng này, các bài thuốc Đông y sẽ chú trọng vào cân bằng yếu tố âm dương trong cơ thể. Khi cơ thể khỏe mạnh, chính khí được nâng cao, các triệu chứng bệnh sẽ tự khắc lui.

Có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y sau đây:

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị kinh giới 16g; kim ngân 12g; huyền sâm 12g; sinh địa 12g; tang bạch bì 8g; cỏ nhọ nồi 8g; bạc hà 8g; xạ can 4g. Tất cả nguyên liệu thêm vào ấm sắc thuốc với khoảng 6 bát nước. Đun cô cạn đến khi còn khoảng ½ lượng nước thì tắt bếp. Kiên trì dùng mỗi ngày 1 thang thuốc, nên chia làm nhiều lần và làm nóng khi uống để nâng cao hiệu quả điều trị
  • Bài thuốc số 2: Chuẩn bị kim ngân 20g; kinh giới 12g; ngưu bàng tử 12g; liên kiều 12g; sinh địa 12g; huyền sâm 12g; cương tàm 12g; bạc hà 6g; cam thảo 4g; cát cánh 4g. Tất cả nguyên liệu sắc cùng lượng nước vừa đủ, đun cạn đến còn khoảng ½ lượng thuốc và sử dụng trong ngày. Duy trì mỗi ngày 1 thang tối thiểu 1 tháng để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất
  • Bài thuốc 3 Thanh hầu bổ phế thang: Thành phần bài thuốc gồm tang ký sinh, kha tử, tang diệp, quất hồng bì, xích thược, liên kiều,....,tùy vào từng tình trạng bệnh bác sĩ sẽ gia giảm và điều chỉnh liều lượng thảo dược phù hợp.

Phương pháp Đông y nói chung cần thời gian điều trị liên tục và kéo dài. Do đó, ba mẹ cần chú ý cho trẻ dùng theo liều lượng đã kê, không dùng thuốc ngắt quãng tránh hiệu quả không được như mong muốn.

Trẻ bị viêm họng cấp không phải tình trạng nguy hiểm nhưng cần được điều trị càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ để lại biến chứng khó lường. Ba mẹ nên chủ động theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám. Điều trị theo đúng phác đồ chuẩn mà bác sĩ đưa ra, không tự ý dùng thuốc hoặc bất kỳ phương pháp điều trị nào cho trẻ.

Câu hỏi thường gặp
Viêm họng cấp gây sốt là hiện tượng thường gặp, nhất là đối với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Thông thường, trong trường hợp trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Tình trạng này kéo dài có thể làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ....
So với viêm họng do virus, bệnh viêm họng liên cầu khuẩn có mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bệnh thường khởi phát đột ngột, tiến triển nhanh chóng và dễ phát sinh biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.  Viêm họng liên cầu khuẩn là gì? Nguyên nhân gây bệnh Viêm họng liên cầu...
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc giúp điều trị viêm họng cấp hiệu quả, trong đó có thuốc Tây y. Vậy, viêm họng cấp uống thuốc gì trong Tây y để bệnh nhanh khỏi nhất? Hãy theo theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác. Viêm họng cấp uống thuốc gì? Khi bị viêm...
Viêm họng mãn tính tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh lâu ngày dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khiến nhiều bệnh nhân lo lắng. Vậy viêm họng mãn tính có chữa khỏi không? Chữa bằng cách nào? Viêm họng mãn tính có...
Có nhiều trường hợp điều trị viêm họng mãn tính lâu ngày không khỏi hoặc tái phát lại nhiều lần. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là người bệnh chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu giúp bạn một số lưu ý viêm họng...
Chắc hẳn bất cứ ông bố bà mẹ nào có con nhỏ cũng đã từng phải lo lắng vì những lần trẻ bị viêm họng. Trẻ bị viêm họng nhưng không ho cũng là một tình trạng viêm họng mà nhiều bé mắc phải. Nhưng, nhiều cha mẹ tin chắc rằng viêm họng thì phải ho, vậy không ho thì...
Viêm họng loét không phải bệnh nan y nhưng lại có thể phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm khác thậm chí là ung thư. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm được tình trạng đau đớn cũng như ngăn cản nguy cơ xuất hiện biến chứng. Vậy, nhận biết và điều trị viêm họng loét như...
Viêm họng có cần uống kháng sinh không là vấn đề bệnh nhân cần nắm rõ. Bởi lẽ, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu lạm dụng thuốc tây. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quá trình điều trị. Để các loại kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất, bạn...
“Bị viêm họng sốt mấy ngày mới khỏi?”. Sốt là biểu hiện thường đi kèm với tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,... Viêm họng sốt tuy không quá nguy hiểm nhưng trong trường hợp sốt cao, kéo dài sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cùng tìm...
Viêm họng có bị lây không? là thắc mắc của rất nhiều người về tình trạng bệnh lý hô hấp phổ biến này. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây các biểu hiện tác động trực tiếp đến sức khỏe người mắc. Cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về bệnh lý này và con đường lây lan...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Trẻ Bị Viêm Họng Cấp bằng YHCT


Bài viết liên quan