“Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?” luôn là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm nhất. Việc điều trị nên tiến hành sớm để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng sưng đau, ổ mủ nhiễm trùng,….ở người bệnh. Tìm hiểu thông tin trong bài viết sau để có hình dung rõ nhất về mức độ nguy hiểm của bệnh lý hô hấp này.

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Gây biến chứng gì?

Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm thường gặp do các tác nhân xâm nhập qua đường hô hấp. Nguyên nhân hàng đầu là do cấu tạo đặc biệt của amidan, nhiều khe rãnh và hốc sâu rộng – vị trí thuận lợi cho sự trú ẩn của virus, vi khuẩn.

Đặc biệt, trong quá trình ăn uống, thức ăn vướng lại các khe rãnh này khiến tình trạng viêm nhiễm diễn tiến nặng hơn, chuyển sang dạng mãn tính hoặc viêm amidan hốc mủ

Vậy, viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Theo đánh giá của chuyên gia y tế, viêm amidan hốc mủ được coi là một dạng mãn tính nguy hiểm của bệnh viêm amidan thông thường. Triệu chứng điển hình là tình trạng sưng tấy khối amidan, các khối mủ xuất hiện (lấm tấm trắng hoặc từng mảng hai bên amidan).

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?
Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Căn bệnh này có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất ở lứa tuổi dậy thì. Bởi, ở giai đoạn này hệ miễn dịch cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên amidan đóng vai trò hàng rào miễn dịch rất quan trọng của cơ thể.

Tuy nhiên, nếu lượng tác nhân từ môi trường ngoài tăng đột biến khiến amidan không thích ứng kịp sẽ gây ra viêm nhiễm. Đồng thời, nếu nguyên nhân gây viêm amidan là virus, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng và hình thành hố mủ trắng. 

Tình trạng này nếu diễn tiến kéo dài có thể gây ra một số biến chứng sau đây:

  • Biến chứng tại họng: Không điều trị sớm có thể gây tình trạng nhiễm trùng bội nhiễm, viêm amidan hốc mủ lan rộng mãn tính, áp xe quanh amidan, viêm mô tế bào amidan,… Đây đều là tình trạng bệnh lý ở mức độ nghiêm trọng hơn, quá trình điều trị phức tạp và kéo dài
  • Biến chứng lân cận: Tai mũi họng là các cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, viêm amidan kéo dài có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi,….và một số bệnh lý khác
  • Biến chứng toàn thân: Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể gặp tình trạng sưng phù toàn thân (phù mặt, phù tay chân). Ngoài ra, bệnh lý hô hấp còn ảnh hưởng đến thận, khớp và tim (gây viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp dạng thấp,…)

Nhìn chung, viêm amidan hốc mủ LÀ BỆNH LÝ NGUY HIỂM, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng khác nhau. Do đó, người bệnh cần cảnh giác khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện của viêm amidan. Điều trị từ sớm giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm và ngăn ngừa biến chứng không mong muốn. 

Cần làm gì khi bị viêm amidan hốc mủ?

Với vấn đề “Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?”, người bệnh có thể thấy rằng đây là tình trạng nguy hiểm, cần có biện pháp xử lý sớm. Người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế với chuyên môn phù hợp và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. 

Trong thời gian chữa trị bệnh này, người bệnh cần lưu ý:

Điều trị Tây y chữa dứt điểm bệnh viêm amidan

Viêm amidan hốc mủ là tình trạng nhiễm trùng cổ họng nên điều cần thiết nhất để chữa dứt điểm là kìm hãm và tiêu diệt tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn). Do đó, bác sĩ cần chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm nuôi cấy tác nhân và kháng sinh đồ để tìm ra loại kháng sinh có phổ diệt khuẩn thích hợp. 

Uống thuốc Tây y điều trị viêm amidan hốc mủ
Uống thuốc Tây y điều trị viêm amidan hốc mủ

Một số loại kháng sinh thường dùng cho tình trạng này như sau:

  • Kháng sinh Penicillin: Nhóm kháng sinh thông dụng và tiết kiệm chi phí nhất. Bác sĩ thường ưu tiên kháng sinh thuộc nhóm này cho người bệnh sử dụng trước và điều chỉnh liều lượng theo lứa tuổi, cân nặng phù hợp
  • Kháng sinh Cephalosporin: Nhóm kháng sinh thế hệ mới hiệu quả tương đương kháng sinh Penicillin. Sử dụng cho người bệnh có biểu hiện dị ứng với kháng sinh nhóm Penicillin
  • Kháng sinh Macrolid: Chỉ định cho trường hợp nhiễm khuẩn nặng và cần phổ kháng khuẩn rộng hơn. Cần kiểm soát các biểu hiện của cơ thể trong quá trình dùng thuốc phòng tránh tác dụng phụ không mong muốn
  • Các loại kháng sinh kết hợp: Bác sĩ có thể chỉ định một số loại kháng sinh kết hợp để việc điều trị hiệu quả, dứt điểm nhanh hơn.

Ngoài các nhóm thuốc kháng sinh, người bệnh có thể được chỉ định thêm một số nhóm thuốc cải thiện triệu chứng. Cụ thể như: thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm, thuốc giảm xung huyết,….

Dùng mẹo dân gian cải thiện triệu chứng

Ngoài các biện pháp dùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp thêm một số mẹo dân gian tại nhà. Tuy nhiên, hiệu quả bài thuốc mẹo còn phụ thuộc vào cơ địa người bệnh do đó không được lạm dụng nếu triệu chứng bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn. 

Một số bài thuốc dân gian sau có thể tham khảo:

  • Mật ong – tỏi: Chuẩn bị khoảng 1-2 củ tỏi, bóc bỏ vỏ. Ngâm tỏi với mật ong nguyên chất trong 3-4 ngày trước khi sử dụng. Khi dùng, chắt lấy phần nước cốt (dùng từ 2-3 lần/ngày) và có thể ăn thêm phần tỏi sống gia tăng hiệu quả điều trị
  • Lá hẹ: Rửa sạch một nắm lá hẹ, cắt thành khúc nhỏ. Thêm vào chén cùng với 2-3 viên đường phèn, chưng cách thủy trong vòng 15-20 phút. Chắt lấy phần nước cốt khi sử dụng, duy trì 2-3 lần/ngày và dùng liên tục trong 7 ngày để thấy hiệu quả
Bài thuốc điều trị với lá hẹ tươi
Bài thuốc điều trị với lá hẹ tươi
  • Nghệ tươi: Rửa và cạo sạch 1 củ nghệ, thái lát mỏng hoặc giã nát. Thêm vào bát cùng một lượng mật ong nguyên chất. Hấp cách thủy trong vòng 20 phút và chắt lấy phần nước cốt để sử dụng (dùng 2-3 lần/ngày)

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp với việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Cụ thể, trong thực đơn hàng ngày, người bệnh cần lưu ý bổ sung và kiêng khem như sau:

  • Hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm cay nóng, nhiều ớt, hạt tiêu hoặc nhiều muối
  • Lựa chọn đồ ăn mềm, lỏng, dễ nuốt tránh kích ứng cổ họng gây khó chịu ở người bệnh
  • Hạn chế dùng các loại hạt, thực phẩm khô cứng như bánh mì, ngũ cốc,….trong thời gian này tránh gây vỡ ổ mủ
  • Hạn chế sử dụng các món ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ ảnh hưởng đến cổ họng và tăng tiết chất nhầy
  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin C, E giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch
  • Hạn chế nhóm thực phẩm nhiều đường hoặc đồ ngọt gây tăng sinh chất nhầy, ảnh hưởng đến cổ họng
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích, đồ uống có gas khác trong thời gian điều trị bệnh

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Trong các sinh hoạt tại nhà, người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước, tránh để cổ họng bị khô, thiếu ẩm gây viêm nhiễm nặng hơn
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày, lưu ý khi thao tác, không chà xát khoang miệng quá mạnh gây vỡ ổ mủ
  • Rèn luyện thể lực hàng ngày nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch
Luyện tập thể thao hàng ngày nâng cao sức đề kháng
Luyện tập thể thao hàng ngày nâng cao sức đề kháng
  • Đi thăm khám ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường ở họng, điển hình là một số triệu chứng đặc trưng của viêm amidan
  • Nếu được chỉ định dùng thuốc, phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh áp lực tâm lý trong thời gian điều trị 

Bài viết trên đã giải quyết được vấn đề “Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?”. Để điều trị dứt điểm và hạn chế biến chứng liên quan có thể xảy ra, người bệnh nên chủ động đi thăm khám sớm và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Chủ động thay đổi thói quen và chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với việc điều trị

Đừng bỏ lỡ:


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
“Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?” luôn là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm nhất. Việc điều trị nên tiến hành sớm để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng sưng đau, ổ mủ nhiễm trùng,....ở người bệnh. Tìm hiểu thông tin trong bài viết sau để có hình dung rõ nhất về mức độ nguy...
“Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?” - Băn khoăn thường trực của bất kỳ người bệnh nào mắc các bệnh lý hô hấp. Viêm nhiễm amidan hốc mủ kéo dài có nguy cơ gây biến chứng lan rộng tương đối nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định cắt bỏ amidan. Tìm...
Bài viết liên quan