Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ nào hiệu quả nhanh và an toàn nhất trong điều trị luôn là vấn đề mà mọi người bệnh quan tâm. Tùy vào từng triệu chứng, mức độ tình trạng bệnh bác sĩ sẽ khám và kê đơn thuốc phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể về một số nhóm thuốc điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ phổ biến hiện nay.

Thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ cần dùng theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ cần dùng theo chỉ định của bác sĩ

Viêm amidan hốc mủ có thể coi là một dạng mãn tính của bệnh viêm amidan với các biểu hiện diễn tiến nặng hơn, bắt đầu xuất hiện các hốc mủ trắng. Theo bác sĩ Lê Phương – Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam y viện, viêm amidan là tình trạng thường gặp, không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, tình trạng này rất dễ diễn tiến nghiêm trọng hơn và gây biến chứng như: Viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, nặng hơn là viêm cầu thận, viêm cơ tim,…

Người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt tại cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên môn đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ và thể trạng người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc phù hợp để điều trị. Cụ thể, có thể dựa vào hai chỉ tiêu sau để cung cấp liệu trình điều trị:

Thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ theo độ tuổi

Có thể dựa vào độ tuổi để lựa chọn thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ phù hợp. Với tình trạng viêm amidan có ổ mủ, nguyên tắc điều trị hàng đầu là dùng thuốc kháng sinh để kìm hãm và ngăn ngừa sự phát triển của virus, vi khuẩn. 

Tùy theo độ tuổi mà loại kháng sinh được chỉ định cũng như liều lượng ở người lớn và trẻ nhỏ có thể thay đổi. Cụ thể như sau:

Người lớn

Ở người lớn, bác sĩ có thể cân nhắc kê các loại kháng sinh có hoạt lực mạnh với liều lượng cao hơn. Mục đích chính là kìm hãm và tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng, ngăn ngừa chúng quay trở lại, tấn công gây viêm nhiễm.

Các loại thuốc kháng sinh thường kê cho người lớn như sau:

  • Amoxicillin: Đây là loại kháng sinh thuộc nhóm Penicillin – nhóm thuốc khá thông dụng và được ứng dụng nhiều trong điều trị các tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, nhóm kháng sinh Penicillin có thể gây dị ứng ở một số người bệnh (phụ thuộc vào cơ địa). Do đó, cần lưu ý và kiểm soát cẩn thận trong quá trình điều trị
  • Kháng sinh nhóm Cephalosporin: Nhóm kháng sinh này được sử dụng khá phổ biến cho các chứng bệnh hô hấp (viêm amidan, viêm họng,….). Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với kháng sinh nhóm Penicillin. Một số loại kháng sinh phải kể đến như: Cefalexin; Cefotaxim; Ceftizoxim;…
  • Kháng sinh nhóm Macrolid: Với trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn nặng, bác sĩ có thể thay thế bằng nhóm kháng sinh hoạt lực mạnh như nhóm Macrolid (ví dụ như kháng sinh Erythromycin, Roxithromycin; Azithromycin;….). Người bệnh cần cân nhắc sử dụng với liều lượng phù hợp và ngưng dùng thuốc ngay nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Trẻ nhỏ

Cơ thể của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn toàn nên tương đối nhạy cảm. Do đó, các nhóm kháng sinh kê cho trẻ cần lựa chọn kỹ càng với mức liều phù hợp. Ba mẹ cần lưu ý phải đưa trẻ đi khám bệnh tại các cơ sở y tế để có phác đồ điều trị bằng thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ phù hợp.

Lưu ý khi kê các nhóm thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ ở trẻ nhỏ
Lưu ý khi kê các nhóm thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ ở trẻ nhỏ

Một số loại kháng sinh thường được chỉ định cho trẻ nhỏ cụ thể như sau:

  • Tantum Verde: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc dạng viên nén hoặc dạng thuốc xịt tùy từng trường hợp trẻ nhỏ. Ba mẹ lưu ý dùng thuốc theo đúng đơn thuốc mà bác sĩ đưa ra. Thời gian dùng thuốc hiệu quả nhất là 2 giờ sau ăn với mức độ và tần suất theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Oxacillin: Loại kháng sinh này thuộc nhóm Penicillin với phổ kháng khuẩn tương đối rộng, có tác dụng với cả nhóm vi khuẩn gram dương và gram âm, một số liên cầu, tụ cầu khác. Có thể kê dạng tiêm hoặc dạng viên uống cho trẻ tùy vào mức độ nhiễm trùng.
  • Nhóm kháng sinh Macrolid: Một số trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng nhóm kháng sinh Macrolid (Erythromycin; Azithromycin; Clarithromycin;….). Tuy nhiên, dùng nhóm kháng sinh này tiềm ẩn một số nguy cơ tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, vàng da, buồn nôn,….Do đó, ba mẹ cần theo dõi tình trạng người bệnh 

Bên cạnh các nhóm thuốc kháng sinh để điều trị nguyên nhân gây viêm amidan, bác sĩ thường chỉ định thêm một số nhóm thuốc cải thiện triệu chứng khác.

Cụ thể, một số nhóm thuốc được chỉ định như sau: 

  • Thuốc giảm ho: Chỉ định đúng dạng thuốc với tình trạng của người bệnh (ho khan hoặc ho có đờm). Nếu ho có đờm, người bệnh nên sử dụng Natri benzoat; Terpin Codein; Guaifenesin;….Nếu ho khan, người bệnh sử dụng Dextromethorphan với liều lượng theo chỉ định
  • Thuốc hạ sốt: Sử dụng khi có cơn sốt trên 38,5 độ C. Lưu ý việc dùng thuốc hạ sốt đúng cách, tránh trường hợp để sốt cao kéo dài ảnh hưởng đến phát triển nhận thức (đặc biệt ở trẻ nhỏ) 
  • Thuốc chống phù nề: Thường là nhóm thuốc kháng viêm toàn thân, cải thiện tình trạng tấy đỏ, xung huyết ở amidan. Người bệnh thường được chỉ định dùng một số loại thuốc như Prednisolon; Alphachymotrypsin;…..
  • Dung dịch súc họng: Thường là nước muối sinh lý, người bệnh sử dụng để súc họng và vệ sinh hàng ngày. Nên sử dụng tối thiểu 2 lần/ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ theo mức độ bệnh

Bên cạnh các cách phân chia thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ theo độ tuổi, cũng có thể phân theo mức độ bệnh để điều trị hiệu quả. Có hai dạng bệnh amidan hốc mủ cần chú ý: 

  • Dạng bệnh cấp tính: Các biểu hiện mới khởi phát với cường độ tương đối dữ dội, biểu hiện rõ rệt
  • Dạng bệnh mãn tính: Các biểu hiện bệnh không rõ ràng, không xuất hiện liên tục nhưng kéo dài dai dẳng với mức độ nghiêm trọng hơn.

Thuốc điều trị dạng cấp tính mới khởi phát

Ở mức độ cấp tính, các biểu hiện bệnh thường rõ ràng, đột ngột, gây khó chịu nhất thời và dữ dội ở người bệnh. Do đó, việc điều trị giai đoạn này thường tập trung vào các nhóm thuốc chữa trị triệu chứng, giảm khó chịu ở người bệnh. 

Với giai đoạn này, nếu người bệnh đi thăm khám sớm và chủ động điều trị thì việc điều trị dứt điểm đơn giản hơn rất nhiều. Vì vậy, khi thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở cổ họng, người bệnh nên đi khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp. Không tự ý mua thuốc hoặc điều trị tại nhà mà chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc dựa theo mức độ bệnh
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc dựa theo mức độ bệnh

Thông qua triệu chứng lâm sàng và mức độ diễn tiến của chúng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc với liều lượng thích hợp. Các nhóm thuốc chính thường dùng trong giai đoạn này như sau: 

  • Kháng sinh: Nếu mức độ viêm nhiễm nặng, kê ở mức liều vừa đủ để kìm hãm và tiêu diệt tác nhân gây bệnh
  • Thuốc giảm ho: Người bệnh thường có biểu hiện ho dữ dội ở giai đoạn này nên thuốc giảm ho là biện pháp điều trị cần thiết
  • Thuốc long đờm: Nếu người bệnh có biểu hiện xuất tiết, ứ đọng dịch nhầy ở cổ họng thì có thể dùng nhóm thuốc này hỗ trợ đưa đờm ra ngoài hiệu quả
  • Thuốc hạ sốt: Dạng cấp tính thường kèm theo biểu hiện sốt cao (thậm chí lên đến 39-40 độ C). Dùng thuốc hạ sốt theo liều lượng (tính theo độ tuổi/cân nặng của người bệnh) để hạ sốt, giảm nguy cơ biến chứng 
  • Một số thuốc khác: Tùy mức độ bệnh khác nhau mà bác sĩ có thể chỉ định thêm các nhóm thuốc phù hợp, ví dụ như: thuốc kháng viêm, viên ngậm ho, dung dịch súc họng,…

 Thuốc điều trị dạng mãn tính quá phát

Ở giai đoạn này, các triệu chứng không còn xuất hiện cấp tính nhưng kéo dài dai dẳng và mức độ nghiêm trọng hơn. Cụ thể, các biểu hiện như ho, khạc đờm, xuất tiết mủ trắng, đau họng,…diễn tiến nặng hơn. 

Phác đồ điều trị và các nhóm thuốc dùng cho dạng bệnh mãn tính thường được tăng liều và kéo dài thời gian. Quan trọng hơn cả, bác sĩ cần tập trung vào phác đồ dùng kháng sinh để tiêu diệt hoàn toàn ổ nhiễm khuẩn – nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng

Một số loại thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ dạng mãn tính  thường được chỉ định như sau:

  • Cephalexin: Tương đối nhạy với các nhóm vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp trên với liều lượng phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng
  • Penicillin G: Thường chỉ định dưới dạng tiêm bắp, cần thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn. Thuốc này rất nhạy với các liên cầu khuẩn nhóm A nhưng cần lưu ý vì có thể gây dị ứng tùy cơ địa người bệnh
  • Augmentin: Loại kháng sinh kết hợp hoạt chất Amoxicillin và Acid clavulanic với mục đích mở rộng phổ kháng khuẩn và điều trị triệt để hơn. 
  • Zinnat: Loại thuốc biệt dược với hoạt chất chính Cefuroxime axetil ứng dụng chữa trị rất hiệu quả cho các chứng viêm đường hô hấp trên và dưới

Điều trị bằng kháng sinh sẽ là biện pháp chính kết hợp với các nhóm thuốc cải thiện triệu chứng khác như thuốc long đờm, thuốc giảm xung huyết, thuốc hạ sốt (nếu có sốt),… Người bệnh cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ và kiên trì cho hết liệu trình điều trị.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ

Dùng các loại thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ có thể nhanh chóng đạt hiệu quả nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ. Do đó, để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra, người bệnh cần lưu ý:

  • Chỉ dùng kháng sinh khi nguyên nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn hoặc nhiễm nấm. Không tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định từ phía bác sĩ chuyên khoa
  • Dùng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê. Thời gian dùng thuốc trong ngày cũng rất quan trọng, nên hỏi rõ bác sĩ về vấn đề này để việc điều trị hiệu quả nhất
  • Thuốc Tây y thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ khi dùng dài ngày. Người bệnh cần chú ý tình trạng của cơ thể và ngưng sử dụng ngay nếu có bất kỳ bất thường nào
Lưu ý chế độ dinh dưỡng trong quá trình dùng thuốc
Lưu ý chế độ dinh dưỡng trong quá trình dùng thuốc
  • Vệ sinh tai mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, làm sạch vùng cổ họng, ngăn ngừa sự lây lan và phát triển của các nhóm tác nhân gây bệnh
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng với các nhóm rau củ quả giàu vitamin C, nâng cao sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch
  • Trong thời gian điều trị, hạn chế lui tới những nơi ô nhiễm môi trường (nhiều khói bụi, hóa chất độc hại)
  • Luôn mang khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế khạc nhổ nơi công cộng, tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh
  • Tái khám theo chỉ định của bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế ngay nếu thấy diễn tiến của bệnh trầm trọng hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm

Các loại thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ được chỉ định cho mỗi đối tượng đều khác nhau. Bác sĩ chủ yếu dựa vào độ tuổi, mức độ bệnh và diễn tiến của triệu chứng bệnh để điều chỉnh nhóm thuốc cho phù hợp. Người bệnh cần chủ động dùng thuốc theo đúng phác đồ của bác sĩ đồng thời cân đối thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Đừng bỏ lỡ:

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan