Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa là tình trạng không hiếm gặp. Triệu chứng này khiến các mẹ khá lo lắng và không biết làm sao để điều trị hiệu quả mà an toàn. Trong bài chia sẻ sau đây, tapchidongy.org sẽ giới thiệu tới các chị em hướng xử lý phù hợp. 

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa do nguyên nhân gì?

3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển lớn, không ít bà bầu xuất hiện tình trạng rạn nứt da kèm triệu chứng nổi mẩn đỏ có thể ngứa hoặc không. Ngoài nguyên nhân trên, một số lý do phổ biến gây bệnh dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu thêm:

Phản ứng với các tế bào của thai nhi

Trong quá trình mang bầu, các tế bào đang hình thành của thai nhi di chuyển khắp cơ thể   mẹ. Hệ thống miễn dịch không nhận diện được, cho đây là những tác nhân ngoại lai có hại từ đó xuất hiện phản ứng nổi mẩn đỏ ở khắp bụng và đùi.

Nổi mề đay

Vào các tháng cuối của thai kỳ, nồng độ các hormone trong cơ thể mẹ bầu có sự biến động rất lớn: Nồng độ estrogen, progesterone, hPL, oxytocin, prolactin tăng mạnh từ đó gây nổi mẩn đỏ, dị ứng, mề đay.

Phần lớn mẩn ngứa ở bà bầu có thể tự khỏi mà không cần điều trị
Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa là dấu hiệu của bệnh mề đay

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng có nguy hiểm không?

Dấu hiệu bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa không quá nguy hiểm vì vậy các chị em không nên quá lo lắng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ trong trường hợp dấu hiệu trên đi kèm với triệu chứng bất thường khác như sốt, khó thở, đau nhức, vàng da… thì cần liên hệ với bác sĩ ngay để được điều trị.

Phải đặc biệt cẩn trọng bởi đây có thể là một trong những dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm như ứ mật trong gan, bị bọng nước dạng Pemphigus… khiến mẹ và thai nhi gặp nhiều nguy hiểm.

  • Với thai nhi: Làm ảnh hưởng đến quá trình nhân bản ADN, khiến trẻ sinh ra bị mắc một số dị tật bẩm sinh.
  • Với thai phụ: Ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người mẹ như: Nhiễm trùng da, phù mạch, sưng mắt, sốc phản vệ, sinh non, hoặc sẩy thai.

Cách xử lý khi mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ

Hạn chế ma sát

Không đưa tay nên xoa bụng, hoặc làm sát da. Điều này đã vô tình làm cho các vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập và phát triển, làm cho vùng da bị tổn thương càng nặng hơn.

Sử dụng kem chống rạn da, kem dưỡng ẩm

Sử dụng kem chống rạn da, kem dưỡng ẩm là giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa do khô, căng, rạn da. Các loại kem chống rạn da được nhiều mẹ bầu tin dùng như: Bio-oil, dầu cọ trị rạn Bemum, dầu dừa, kem chống rạn da Trilastin…

Dùng kem dưỡng ẩm giúp giảm nguy cơ mẩn ngứa cho da khô, nứt nẻ
Dùng kem dưỡng ẩm giúp giảm nguy cơ mẩn ngứa cho da khô, nứt nẻ

Tắm bằng nước ấm

Tắm bằng nước ấm giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm mẩn ngứa, giúp mẹ bầu thư giãn. Nhiệt độ nước ấm thích hợp là từ 35-37 độ C. Nhiệt độ quá cao có thể làm tăng nhiệt độ trong bào thai, gây ảnh hưởng tới bé. Vì vậy, cần kiểm soát nhiệt độ nước tắm chặt chẽ trong suốt thai kỳ.

Sử dụng tinh dầu giảm mẩn ngứa

Nhiều loại tinh dầu có chứa hàm lượng chất kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng bà bầu bị nổi mẩn đỏ hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số loại tinh dầu sau:

Tinh dầu bạc hà giúp làm mát, giảm sưng và kháng khuẩn tốt. Thoa 2-3 lần/1 ngày lên vùng bụng bị nổi mẩn đỏ sẽ khiến tình trạng cải thiện đáng kể.

Tinh dầu hoa cúc với đặc trưng mùi thơm nhẹ, tính mát, có công dụng làm giảm tình trạng viêm đỏ tại chỗ. Thai phụ có thể dùng gel hoa cúc 2% thoa lên vùng da nổi mẩn để làm giảm tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa.

Tinh dầu đinh hương có tính sát khuẩn cao, hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm, giúp vết thương mau bình phục. Vì vậy, bà bầu có thể dùng tinh dầu đinh hương thoa nhẹ lên vùng da bụng, giúp tình trạng mẩn đỏ nhanh thuyên giảm hơn.

Sử dụng thuốc tân dược theo chỉ dẫn của bác sĩ

Trong quá trình mang thai, việc sử dụng thuốc để chữa bệnh luôn cần phải cẩn trọng, khi không cần thiết thì không nên lạm dụng, sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu nổi mẩn đỏ trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc kháng histamin như Fexofenadine, Cetirizine hoặc Loratadin, không gây cảm giác buồn ngủ, có thể dùng vào ban ngày. Thuốc kháng histamin Benadryl khiến người uống có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ nên dùng vào ban đêm.
  • Kem hoặc thuốc mỡ Steroid giúp chống viêm, ngăn ngừa sự lây lan của các mẩn đỏ. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là khiến da bị mỏng, yếu, nên mẹ bầu không được dùng thuốc liên tục trên 7 ngày và phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Steroid đường uống thường không được chỉ định trong thai kỳ vì có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm gặp, sau khi cân nhắc giữa lợi và hại sau khi dùng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định Steroid đường uống cho bệnh nhân.
Mẹ bầu cần cẩn thận khi dùng thuốc Tây y
Mẹ bầu cần cẩn thận khi dùng thuốc Tây y

Điều trị bằng thuốc Đông y

Thai phụ bị nổi mẩn đỏ do mề đay nên được điều trị dứt điểm sớm. Mề đay có thể tiến triển thành mãn tính, dai dẳng gây nhiều phiền toái, bất tiện trong cuộc sống.

Các bài thuốc Đông y vừa giúp điều trị căn nguyên gây mề đay, hạn chế tối đa tình trạng tái phát, vừa an toàn cho cả mẹ và bé.

Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp các bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa tìm được hướng điều trị hiệu quả cho mình.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN ĐỌC


Top địa chỉ phòng khám Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng Không Ngứa


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan