Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng là tình trạng không hiếm gặp. Mẩn đỏ có thể tự lặn mà không cần điều trị tuy nhiên một số trường hợp có thể là lời cảnh báo của cơ thể về bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn bên trong. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết những nguyên nhân và cách xử lý trong trường hợp này.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở lưng

Dị ứng

Môi trường bên ngoài có nhiều tác nhân mới mà hệ miễn dịch của trẻ chưa thể nhận diện chính xác được. Từ đó gây ra tình trạng dị ứng nổi mề đay với các triệu chứng:

  • Nổi mẩn đỏ, hồng hoặc trắng, ở các vùng da như lưng, ngực, cánh tay, bắp chân…
  • Mẩn có kích thước, hình dạng không đều nhau
  • Gây cảm giác ngứa, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc

Rôm sảy

Rối loạn trong hoạt động khiến mồ hôi bị ứ đọng là nguyên nhân gây rôm sảy phổ biến ở trẻ sơ sinh. Cơ thể không được vệ sinh thường xuyên, bụi bẩn, tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông, thời tiết nắng nóng là những nguyên nhân phổ biến gây bệnh.

tre-so-sinh-bi-noi-man-do-o-lung
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng do rôm sảy

Bệnh đặc trưng với những nốt mẩn đỏ li ti, có mủ trắng. Xuất hiện phổ biến ở các vùng da tiết nhiều mồ hôi như lưng, ngực, mặt.

Sốt phát ban

Trẻ nhiễm virus Herpes 6, 7 gây sốt cao liên tục. Sau 2-3 ngày sốt cao, trên da sẽ xuất hiện mẩn đỏ khắp người. Sốt phát ban có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần, không gây ảnh hưởng gì nếu trẻ được chăm sóc tốt, hạ nhiệt liên tục.

Bệnh lý về da

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở lưng có thể do mắc phải bệnh lý như chàm vẩy nến, viêm da tiết bã...

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng

Bố mẹ hẳn sẽ rất lo lắng khi thấy bé bị nổi mẩn đỏ ở lưng. Tapchidongy.org sẽ giới thiệu tới bố mẹ cách xử lý đúng cách trong trường hợp này.

Giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ

Đa phần trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng chỉ là phản ứng tại chỗ, không gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Tình trạng trên có thể tự khỏi nếu được trẻ được chăm sóc đúng cách:

  • Tắm rửa cho bé mỗi ngày với nước sạch đạt 35-37 độ C
  • Dùng các sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ, không gây kích ứng hoặc tốt nhất có thể không dùng
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
  • Thay bỉm thường xuyên, không nên đóng bỉm trong thời gian dài
  • Thay đổi tư thế, tránh để trẻ nằm quá lâu, liên tục áp lưng xuống nền
  • Giữ phòng ở thông thoáng, sạch sẽ

Theo dõi các triệu chứng trên cơ thể trẻ

Một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, cần can thiệp y tế sớm. Bởi vậy, cha mẹ cũng không nên chủ quan, cần theo dõi các triệu chứng của bé.

tre-so-sinh-bi-noi-man-do-o-lung
Khi thấy dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đi khám

Khi thấy các dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời:

  • Mẩn đỏ nhiều ngày không giảm
  • Mẩn đỏ lan sang các vùng da khác
  • Bé có biểu hiện khó chịu, liên tục quấy khóc, bỏ bú, mất ngủ
  • Mẩn đỏ gây tổn thương da nghiêm trọng: có mủ lớn, có vết loét da
  • Bé sốt cao liên tục không giảm

Dùng thuốc tân dược điều trị mẩn đỏ

Trong trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ nghiêm trọng, các bác sĩ có thể kê cho bé một số loại kem bôi ngoài da hoặc thuốc uống giúp dưỡng ẩm, giảm ngứa, tiêu viêm.

Các loại thuốc tân dược đều tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Khi dùng cho trẻ sơ sinh càng cần cẩn trọng, bố mẹ TUYỆT ĐỐI không được tự ý dùng thuốc, thay đổi liều lượng.

Áp dụng các mẹo dân gian trị mẩn ngứa

Bố mẹ có thể dùng các loại cây thuốc nam như lá trầu không, lá mướp đắng, lá tía tô, lá trà xanh, lá ổi… để đun nước tắm hoặc giã nát bôi lên da cho bé.

tre-so-sinh-bi-noi-man-do-o-lung
Tắm lá ổi giúp tiêu độc, kháng khuẩn, phục hồi tổn thương da

Các mẹo này cho thấy tác dụng khả quan trong điều trị mẩn ngứa, được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, cơ thể trẻ sơ sinh rất mẫn cảm, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng cho con.

Chú ý chế độ dinh dưỡng của mẹ

Với đa số trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn duy nhất, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thuyên giảm của mẩn đỏ.

Mẹ nên chú ý ăn nhiều thức ăn tính mát, chứa nhiều vitamin, khoáng chất như rau xanh, cà rốt, bí đỏ, cá hồi, cá ngừ, cá thu… Hạn chế các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cao như đậu, lạc, sữa tươi, hải sản…

Kết luận

Trên đây những thông tin hữu ích về nguyên nhân và hướng xử lý thích hợp khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng. Tapchidongy.org hy vọng, bài viết này có thể giúp bố mẹ an tâm hơn, tìm ra hướng điều trị tối ưu cho bé yêu của mình.


Top địa chỉ phòng khám Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan