Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tổ đỉa là bệnh da liễu gây ra nhiều triệu chứng rất khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Sử dụng thuốc trị tổ đỉa là phương pháp điều trị bệnh lý này hiệu quả. Dưới đây là một số nhóm thuốc trị tổ đỉa hiệu quả và được dùng phổ biến hiện nay. 

Thuốc trị tổ đỉa đường uống

Tổ đỉa là bệnh lý da liễu có các biểu hiện đặc trưng là xuất hiện những mụn nước gây ngứa ngáy dữ dội trên da. Các vị trí dễ bị tổ đỉa nhất là khu vực lòng bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay, ngón chân.

Các loại thuốc trị tổ đỉa đường uống có tác dụng điều trị bệnh từ bên trong, diệt trừ căn nguyên gây bệnh. Các loại thuốc này thường được sử dụng để giảm ngứa, ức chế vi khuẩn, nấm và giúp kháng viêm. Người bệnh bị tổ đỉa được chỉ định các loại thuốc đường uống trong trường hợp thật sự cần thiết.

Nhóm thuốc kháng Histamin H1

Nhóm thuốc kháng Histamin H1 được sử dụng để điều trị bệnh lý da liễu do dị ứng gây ra. Nhóm thuốc này giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, cải thiện các tổn thương trên da.

Nhóm thuốc này có độ an toàn rất tốt nhưng có thể khiến người bệnh bị buồn ngủ, khô miệng và giảm khả năng tập trung. Các hoạt chất thuộc nhóm thuốc này được sử dụng để điều trị tổ đỉa là: Clorpheniramin, Loratadin hoặc Cetirizin.

Thuốc kháng Histamin H1 là thuốc trị tổ đỉa do dị ứng hiệu quả
Thuốc kháng Histamin H1 là thuốc trị tổ đỉa do dị ứng hiệu quả

Nhóm thuốc Corticoid

Bị tổ đỉa uống thuốc gì là câu hỏi của nhiều người bệnh. Nhóm thuốc Corticoid là nhóm thuốc không thể bỏ qua. Đây là nhóm thuốc dùng để điều trị ngắn hạn.

Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp tổn thương da có dấu hiệu phù nề nghiêm trọng. Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị tại chỗ.

Corticoid đường uống có thể khiến người bệnh bị suy giảm miễn dịch, loãng xương, suy tuyến thượng thận hoặc tăng đường huyết gây loét dạ dày.

Nhóm thuốc kháng sinh toàn thân

Thuốc kháng sinh toàn thân đường uống được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị bội nhiễm. Liều dùng thuốc thường được chỉ định trong khoảng 7 đến 10 ngày. Hiện nay, nhóm kháng sinh đường uống trị tổ đỉa phổ biến nhất hiện nay là Penicillin.

Ngoài ra, nếu người bệnh bị dị ứng với Penicillin, các bác sĩ có thể thay thế bằng nhóm thuốc Cephalosporin để điều trị bệnh.

Thuốc kháng sinh toàn thân đường uống được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị bội nhiễm
Thuốc kháng sinh toàn thân đường uống được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị bội nhiễm

Thuốc kháng nấm – thuốc trị tổ đỉa

Thuốc kháng nấm đường uống được áp dụng điều trị cho các trường hợp bệnh tổ đỉa khởi phát do nấm, bội nhiễm nấm. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây hại cho gan, thận và quá trình tạo máu nên người bệnh cần hết sức lưu ý khi sử dụng.

Thuốc trị tổ đỉa bôi ngoài da

Thuốc trị tổ đỉa bôi ngoài da là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất, đem lại hiệu quả rất tích cực và ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Mục đích sử dụng nhóm thuốc này là làm giảm tổn thương trên da và cải thiện các triệu chứng như ngứa, sưng đỏ và đau nhức trên da.

Nhóm thuốc bôi được sử dụng trong giai đoạn khởi phát và cả giai đoạn bệnh tiến triển. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có tác dụng chống bội nhiễm và giúp phục hồi mô da nhanh chóng. Các loại thuốc chữa bệnh tổ đỉa bôi ngoài da là:

Thuốc tím pha loãng

Thuốc tím pha loãng KMnO4 là thuốc trị bệnh tổ đỉa dưới dạng ngâm rửa. Loại thuốc này có tác dụng khử trùng da, sát khuẩn và ngăn ngừa rò rỉ dịch trên da.

Người bệnh nên ngâm rửa tay chân với dung dịch thuốc tím pha loãng khoảng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn bệnh khởi phát. Khi bệnh diễn tiến nặng hơn, người bệnh có thể thoa thuốc trực tiếp lên da 2 lần mỗi ngày.

Thuốc tím pha loãng KMnO4 là thuốc trị bệnh tổ đỉa dưới dạng ngâm rửa
Thuốc tím pha loãng KMnO4 là thuốc trị bệnh tổ đỉa dưới dạng ngâm rửa

Chấm thuốc BSI 1 – 3% trị tổ đỉa

BSI 1 – 3% là thuốc được sử dụng ngoài da khi da xuất hiện mụn nước đơn thuần. Đây cũng là thuốc đặc trị bệnh tổ đỉa. Nhóm thuốc này giúp khử trùng vết thương, giúp giảm nguy cơ hình thành sừng, hạn chế bong tróc và ức chế vi khuẩn, nấm gây bệnh.

Không chỉ có tác dụng điều trị bệnh tổ đỉa. BSI 1 – 3% còn được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh da liễu khác như hắc lào, lang ben, nấm móng. Không sử dụng BSI khi da bị lở loét và nhiễm trùng.

Nhóm thuốc bôi tại chỗ chứa Corticoid

Thuốc bôi chứa Corticoid dạng kem hoặc mỡ được sử dụng khi các mụn nước do tổ đỉa giảm và các tổn thương da bắt đầu phục hồi. Loại thuốc này giúp chống viêm mạnh mẽ, giảm ngứa và giảm tổn thương da do tổ đỉa gây ra.

Corticoid giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng rất rõ rệt trong các bệnh da liễu. Tuy nhiên, đây là nhóm thuốc dễ dàng gây ra tác dụng phụ cho người bệnh như làm mỏng da, giãn mao mạch, viêm nang lông… Vì thế, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Các loại thuốc bôi ngoài da trị tổ đỉa chứa Corticoid là: Kem bôi Dermovate, Thuốc bôi Tempovate, Thuốc mỡ Flucinar. Người bệnh cần lưu ý không sử dụng nhóm thuốc này khi da bị phù nề, rỉ dịch và nổi nhiều mụn.

Nhóm thuốc bôi tại chỗ chứa Corticoid có tác dụng chống viêm, giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ
Nhóm thuốc bôi tại chỗ chứa Corticoid có tác dụng chống viêm, giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ

Sử dụng dung dịch Milian

Dung dịch Milian có thành phần chính là xanh Methylen và tím Gentian. Đây là thuốc được sử dụng điều trị tình trạng nổi mụn da tay và da chân, da bị rỉ dịch hoặc trợt loét do tổ đỉa.

Dung dịch này được sử dụng bôi trực tiếp tại vùng da bị tổn thương khoảng 3 lần mỗi ngày, sử dụng liên tục trong vòng 5 ngày để ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm da.

Nhóm thuốc kháng sinh, kháng nấm bôi tại chỗ

Nhóm thuốc kháng sinh và kháng nấm bôi tại chỗ được sử dụng nhiều trong điều trị nhiễm trùng. Khi bệnh tổ đỉa khởi phát ở lòng bàn tay và bàn chân sẽ có nguy cơ rất cao bị nhiễm khuẩn và nhiễm nấm. Do đó, hai nhóm thuốc này là nhóm thuốc thường được chỉ định.

Các loại thuốc kháng khuẩn, kháng nấm giúp điều trị bệnh tổ đỉa là: Thuốc mỡ Bactroban, Tyrosur gel, Thuốc bôi Decocort cream, Thuốc mỡ Mupirocin.

Ngoài ra, người bệnh có thể được sử dụng thêm các loại thuốc như thuốc bạt sừng Acid salicylic, dung dịch bạc nitrat, hồ nước và thuốc ức chế calcineurin…

Những lưu ý khi sử dụng thuốc

Bệnh tổ đỉa là bệnh lý da liễu mãn tính, rất dai dẳng và dễ tái phát. Do đó, khi sử dụng thuốc chữa bệnh tổ đỉa, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất:

  • Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, nhất là các nhóm thuốc đường uống.
  • Khi có triệu chứng bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc.
  • Bệnh nhân sử dụng đúng loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng theo đơn của bác sĩ.
  • Khi sử dụng thuốc, nếu tình trạng da vẫn diễn tiến xấu hoặc gặp phải tác dụng phụ, người bệnh nên thông báo với bác sĩ.
  • Người bệnh cần vệ sinh da sạch sẽ trước khi sử dụng các thuốc bôi tại chỗ để đạt được hiệu quả. Lưu ý không nên băng kín, che phủ vùng da bị viêm trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Chúng ta không chà xát mạnh hoặc gãi làm vỡ các mụn nước.
  • Người bệnh cần có lối sống khoa học và tích cực, vệ sinh da sạch sẽ để phòng ngừa bệnh tổ đỉa.

Trên đây là một số loại thuốc trị tổ đỉa đường uống và thuốc bôi trực tiếp. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và dùng thuốc đúng cách để kiểm soát các triệu chứng bệnh một cách hiệu quả nhất.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan