Cách chữa tổ đỉa hiệu quả, an toàn, tác dụng nhanh

Tổ đỉa là bệnh lý da liễu thuộc thể mãn tính, tái phát dai dẳng và khó điều trị. Bệnh gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh khi thường khởi phát ở lòng bàn tay và bàn chân. Để chữa tổ đỉa một cách hiệu quả, an toàn và tác dụng nhanh nhất, người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị sau đây.

Chữa tổ đỉa bằng thuốc Tây y

Tổ đỉa là tình trạng người bệnh xuất hiện các mụn nước khu trú ăn sâu trong lòng bàn tay, bàn chân gây ra hiện tượng ngứa ngáy rất khó chịu. Các triệu chứng tổ đỉa có thể tái phát lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người bệnh.

Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa tổ đỉa có thể đem lại hiệu quả điều trị nhanh chóng. Người bệnh có thể áp dụng cách chữa tổ đỉa bằng thuốc Tây y để cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.

Để áp dụng cách trị bệnh tổ đỉa bằng thuốc Tây y, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra, đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý. Từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn những phác đồ điều trị phù hợp. Các loại thuốc Tây thường được chỉ định trong giai đoạn bệnh bùng phát.

Sử dụng thuốc Tây y dạng bôi tại chỗ để chữa tổ đỉa hiệu quả
Sử dụng thuốc Tây y dạng bôi tại chỗ để chữa tổ đỉa hiệu quả

Nhóm thuốc điều trị bệnh tổ đỉa tại chỗ

Đây là nhóm thuốc dùng để bôi hoặc tác động trực tiếp lên khu vực da bị tổ đỉa. Người bệnh có thể sử dụng những nhóm thuốc chữa trị sau:

  • Dung dịch bạc nitrat 0.5%: Dung dịch này được sử dụng khi các mụn nước của tổ đỉa chưa vỡ, giúp sát khuẩn nhẹ và giảm ngứa.
  • Dung dịch thuốc tím pha loãng: Được sử dụng khi các mụn nước xuất hiện mủ để diệt vi khuẩn, phòng ngừa viêm nhiễm lan rộng.
  • Thuốc corticoid dạng mỡ bôi tại chỗ: Được sử dụng khi các mụn nước đã tiêu giảm. Các loại thuốc có thể dùng là Tempovate, Dermovate và Flucinar. Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa tuy nhiên có thể gây mỏng da, teo da và suy giảm sức đề kháng của da.
  • Sử dụng Corticoid kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ để diệt vi khuẩn, chống viêm nhiễm và giảm ngứa nhanh chóng.
  • Nếu bệnh tổ đỉa khởi phát do nấm da, người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi chống nấm để ức chế vi nấm, ngăn ngừa tổn thương da.
  • Nhóm thuốc bôi giúp ức chế miễn dịch Tacrolimus: Đây là biện pháp thay thế nếu người dùng bị dị ứng với Corticoid giúp giảm viêm, giảm ngứa và phục hồi các tổn thương da.
  • Áp dụng liệu pháp ánh sáng: Đây là phương pháp chữa tổ đỉa được áp dụng khi người bệnh bị biểu hiện kéo dài và không đáp ứng với thuốc điều trị. Các bác sĩ sẽ sử dụng tia cực tím A để chiếu trực tiếp lên da giúp giảm viêm, ngứa.

Thuốc điều trị tổ đỉa toàn thân

Đây là nhóm thuốc đường uống, được chỉ định trong trường hợp nặng và người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng cao.

  • Nhóm thuốc kháng Histamin: Nhóm thuốc này được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị dị ứng và muốn cải thiện triệu chứng ngứa rát, khó chịu do tổ đỉa gây ra.
  • Nhóm kháng sinh đường uống được sử dụng trong trường hợp bội nhiễm.
  • Thuốc uống có Corticoid để điều trị viêm nhiễm nặng nề.
  • Sử dụng thuốc chống nấm Griseofulvin: Griseofulvin là nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng chống nấm, được sử dụng để điều trị tổ đỉa do nấm da và nấm kẽ gây ra.
Nhóm thuốc đường uống, được chỉ định trong trường hợp nặng và người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng cao
Nhóm thuốc đường uống, được chỉ định trong trường hợp nặng và người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng cao

Trị tổ đỉa tận gốc bằng bài thuốc Đông y

Bệnh tổ đỉa và cách chữa bằng Đông y được xem là phương pháp trị tổ đỉa tận gốc do đẩy lùi căn nguyên gây bệnh. Quan niệm của Đông Y cho rằng, bệnh tổ đỉa khởi phát do nhiệt tà, độc tà, phong kết khiến vận hòa khí huyết kém, làm tổn thương da.

Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh lý này là sự kết hợp giữa bài thuốc ngâm rửa, bài thuốc bôi ngoài da và bài thuốc uống để vừa điều trị căn nguyên gây bệnh, vừa cải thiện các triệu chứng bệnh. Mỗi một thể bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Người bệnh có thể lựa chọn các bài thuốc sau đây:

Bài thuốc uống

  • Bài thuốc thứ nhất: Chuẩn bị 12gr các loại liên kiều, xương truật, tỳ giải, hoàng bá, xuyên khung, bạch thược, đương quy; 16gr các loại kinh giới, sinh địa, cỏ nhọ nồi, ích mẫu; 15gr ý dĩ. Người bệnh sắc mỗi thang thuốc để uống hàng ngày.
  • Bài thuốc thứ hai: Sử dụng 12gr các loại đương quy, liên kiều, xương truật, bạch thược, hoàng bá; 8gr sinh địa và kinh giới. Các bạn sắc thuốc uống hàng ngày, chia thành 3 lần uống.
  • Bài thuốc thứ ba: Chuẩn bị 16gr các loại sinh địa, kinh giới, ý dĩ, ích mẫu, ké đầu ngựa; 12gr các loại hoàng bá, tỳ giải. Người bệnh sắc thuốc, chia thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc ngâm rửa

  • Bài thuốc thứ nhất: Bệnh nhân sử dụng lá móng tay hoặc lá tô mộc, sắc đặc và ngâm rửa chân, tay mỗi ngày.
  • Bài thuốc thứ hai: Sử dụng 60gr bán chi liên, sắc thuốc và ngâm tay khi nước còn ấm sẽ giúp bệnh nhân giảm sưng, loét đỏ da.
  • Bài thuốc thứ ba: Sử dụng 12gr các loại hoàng cầm, xương truật, thương nhĩ, khổ sâm, phù bình; 10gr hương phụ. Các bạn sắc thuốc và dùng ngâm rửa hàng ngày.

Bài thuốc bôi ngoài

  • Bài thuốc thứ nhất: Sử dụng cây mỏ quả nấu thành cao, sau đó dùng để thoa lên vùng da bị tổ đỉa 2 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc thứ hai: Chuẩn bị thanh đại, ô tặc cốt, phèn phi và bằng sa, tán thành bột mịn và để rắc vào vùng da bị bệnh.
Trị tổ đỉa tận gốc bằng bài thuốc Đông y
Trị tổ đỉa tận gốc bằng bài thuốc Đông y

BẠN ĐỌC CŨNG QUAN TÂM

Chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam

Các mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam cũng là cách trị bệnh tổ đỉa hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp này để cải thiện các triệu chứng bệnh một cách an toàn, hiệu quả.

Các mẹo chữa tổ đỉa tại nhà có thể được áp dụng là:

Chữa tổ đỉa bằng muối biển

Muối biển có khả năng chống viêm, giảm ngứa và sát trùng da rất tốt. Do đó, để cải thiện các triệu chứng bệnh tổ đỉa và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng nước muối ấm để ngâm rửa tay chân. Chúng ta thực hiện cách chữa này như sau:

  • Người bệnh đun sôi 1 lít nước, đổ ra thau và hòa với muối biển, để nguội bớt.
  • Chúng ta sử dụng nước muối còn ấm để ngâm tay, chân trong vòng 15 phút.
  • Thực hiện ngâm tay, chân 2 lần mỗi ngày để người bệnh cải thiện bệnh.

Cách trị tổ đỉa bằng tỏi

Tỏi được ví như một chất kháng sinh tự nhiên nhờ thành phần có chứa hoạt chất allicin giúp sát khuẩn, sát trùng rất mạnh. Do đó, tỏi là nguyên liệu được rất nhiều người áp dụng trong điều trị bệnh lý da liễu thường gặp, trong đó có tổ đỉa.

Cách thực hiện cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị 1 củ tỏi, bóc vỏ, giã nhuyễn.
  • Bạn ép tỏi để lấy dịch sau đó hòa với 1 ít nước.
  • Người bệnh thoa nước tỏi lên vùng da bị bệnh trong vòng 10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt.

Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không cũng được sử dụng chữa tổ đỉa rất phổ biến nhờ tác dụng sát trùng, ức chế nấm và vi khuẩn. Bên cạnh đó, tinh dầu lá trầu không còn giúp giảm ngứa, giảm viêm và kiểm soát hoạt động tuyến bã nhờn. Từ đó, có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm và tăng khả năng phục hồi tổn thương da.

Người bệnh có thể sử dụng lá trầu bằng cách:

  • Rửa sạch 1 nắm lá trầu không, vò nhẹ. và đun với 1,5 lít nước trong 5 phút.
  • Bệnh nhân pha nước ấm vừa phải và dùng để ngâm chân, tay trong vòng 15 phút mỗi ngày.
Lá trầu không cũng được sử dụng chữa tổ đỉa rất phổ biến nhờ tác dụng sát trùng, ức chế nấm và vi khuẩn
Lá trầu không cũng được sử dụng chữa tổ đỉa rất phổ biến nhờ tác dụng sát trùng, ức chế nấm và vi khuẩn

Những lưu ý khi chữa tổ đỉa

Bên cạnh việc áp dụng các phác đồ điều trị bệnh tổ đỉa, người bệnh cũng cần lưu ý các vấn đề sau để có thể điều trị bệnh lý này một cách hiệu quả nhất:

  • Người bệnh không nên chà xát mạnh hoặc gãi lên vùng da bị tổn thương. Đặc biệt không nên để các mụn nước vỡ ra gây nhiễm trùng.
  • Người bệnh nên chườm lạnh, ngâm nước muối ấm để giảm ngứa thay cho hoạt động giã.
  • Không nên tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, xà phòng trong thời gian bị bệnh. Cần sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với các chất này.
  • Chúng ta không sử dụng các thực phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng. Ngoài ra, cần bổ sung vitamin, nước uống và khoáng chất trong thực đơn hàng ngày để cải thiện hệ miễn dịch.
  • Các bạn cần vệ sinh da sạch sẽ đúng cách thường xuyên để ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Người bệnh cần đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng bệnh để khám và điều trị.
  • Bệnh nhân bị tổ đỉa không nên tùy tiện sử dụng thuốc, kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Người bệnh cần tái khám thường xuyên sau khi điều trị bệnh để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Chữa tổ đỉa luôn cần sự kiên trì của người bệnh do bệnh lý này rất dễ tái phát và có các triệu chứng dai dẳng. Do đó, người bệnh cần chủ động và kiên nhẫn trong suốt quá trình điều trị để có thể cải thiện bệnh một cách tốt nhất.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.