Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Như chúng ta đều biết tập luyện thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị thoái hóa cột sống có nên tập gym không? Tập như thế nào cho đúng? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài chia sẻ sau đây.

Người bị thoái hóa cột sống có nên tập gym?

Gym là một trong các bộ môn thể thao được nhiều người yêu thích bởi một loạt lợi ích tích cực như giúp cải thiện vóc dáng, cải thiện sức khỏe hiệu quả.

Tuy nhiên, bệnh thoái hóa cột sống gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu, cản trở nhiều hoạt động trong cuộc sống. Điều này khiến người bệnh có tâm lý ái ngại khi tập luyện thể dục thể thao đặc biệt khi gym được coi là môn thể thao tương đối nặng, đòi hỏi nhiều sức lực.

Vậy người bị thoái hóa cột sống có nên tập gym không? Theo chuyên gia, trưởng khoa vật lý trị liệu nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, bác sĩ Trần Hải Long chia sẻ: “Gym là môn tập luyện hoàn toàn phù hợp với người bệnh thoái hóa cột sống. Một vài lợi ích của việc tập gym đối với bệnh nhân thoái hóa, đau nhức xương khớp theo bác sĩ Long chia sẻ sau đây:

Lợi ích của việc tập gym với bệnh thoái hóa cột sống

  • Kiểm soát tình trạng thừa cân, giảm trọng lực lên cột sống, hạn chế tình trạng thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa.
  • Tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt dẻo dai của cơ bắp, cải thiện khả năng vận động của người bệnh.
  • Củng cố xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương, ức chế quá trình thoái hóa cột sống.
  • Tập luyện thể dục thể thao giúp tinh thần sảng khoái, giảm áp lực trong công việc và cuộc sống.
  • Kích thích quá trình lưu thông máu, trao đổi chất, cung cấp dinh dưỡng đến các tế bào, mô xương khớp bị tổn thương để tái cấu trúc và hồi phục.

Dựa trên các lợi ích của việc tập gym, theo các chuyên gia, người bệnh thoái hóa cột sống vẫn có thể tập gym với điều kiện trong giai đoạn tình trạng bệnh nhẹ, không nên thực hiện các động tác mạnh, sử dụng nhiều sức khiến cột sống bị tổn thương nặng hơn. Trường hợp tập đều đặn, có sự hướng dẫn kỹ thuật đúng của bác sĩ, việc tập luyện có thể giúp giảm đau nhức, ngăn chặn quá trình chuyển biến xấu của bệnh.

Tập gym giúp kiểm soát triệu chứng thoái hóa cột sống
Tập gym giúp kiểm soát triệu chứng thoái hóa cột sống

Những lưu ý khi tập gym với người bị thoái hóa cột sống

Dù được khuyến khích tập luyện gym nhưng người bệnh cần cố định cột sống, các cơ dây chằng khu vực bị thoái hóa tránh chấn thương bằng cách dùng đai lưng chuyên dụng.

Người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau để đảm bảo hiệu quả tập luyện:

  • Khởi động trước khi tập khoảng 30 phút để làm nóng cơ thể, tránh căng cơ khi tập
  • Chỉ nên dành khoảng 30-45 phút tập luyện mỗi ngày. Đối với mỗi hiệp chỉ nên tập tối đa 15 phút tránh hấp tấp tập quá sức.
  • Giữ lưng và cổ, vai thẳng, hít thở nhịp nhàng khi tập.
  • Trong những buổi đầu nên tập chậm rãi, tốt nhất có huấn luyện viên theo sát để giữ đúng kỹ thuật tránh chấn thương.
  • Tuyệt đối không tập những bài quá nặng, gánh tạ, đặt vật nặng lên vai.
  • Nên xoa bóp nhẹ nhàng lưng, cổ vai gáy sau khi tập xong giúp thư giãn cơ thể.
  • Báo ngay cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường trong quá trình luyện tập.

Một số động tác phù hợp với người bị thoái hóa cột sống cổ và lưng

Động tác Squat

  • Người tập đứng thẳng, chân rộng bằng vai, tay xuôi theo thân.
  • Hạ dần trọng tâm cơ thể xuống sao cho đầu gối, đùi, mông thẳng hàng. Lưu ý, đầu gối không đưa ra quá mũi chân.
  • Hai tay nâng lên song song với mặt đất.
  • Giữ tư thế trong vài giây và thả lỏng về vị trí ban đầu.
  • Lặp lại 5-7 lần/hiệp và mỗi buổi tập khoảng 3 hiệp. Động tác này giúp kéo giãn, gia tăng độ đàn hồi giữa các đốt sống.
Động tác squat
Động tác squat

Động tác gập bụng

  • Nằm ngửa trên mặt phẳng, tay duỗi thoải mái
  • Chống chân lên mặt sàn, hai tay ôm sau đầu
  • Siết chặt hông, ép lưng xuống sàn, giữ nguyên thân dưới và dùng sức của cơ bụng để kéo thân trên lên đến khi ngồi dậy.
  • Lặp lại 5-7 lượt/hiệp và tập khoảng 3 hiệp. Động tác giúp thư giãn cột sống lưng, giảm đau nhức. Chú ý cần ép chặt lưng, giữ nguyên thân dưới, hạn chế chấn thương gây đau đớn trong lúc tập.
Động tác gập bụng
Động tác gập bụng

Động tác Hyperextension (Bài tập gập lưng)

Đây là bài tập rất tốt cho những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng giúp kéo giãn đốt sống, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép.

  • Nằm úp trên ghế Hyperextension (ghế chuyên dụng tại phòng tập)
  • Mặt đùi tiếp xúc với phần đệm trên ghế, chân thẳng, bàn chân áp sát đệm đỡ phía sau.
  • Tay bắt chéo trước ngực, hạ từ từ người xuống đến khi thân trên song song với mặt sàn, giữ trong khoảng 3-5 giây.
  • Hí sâu nâng dần người lên đến khi cả cơ thể tạo thành đường thẳng theo độ nghiêng của ghế. Chú ý giữ nguyên thân dưới, siết chặt hông và bụng, hít thở nhịp nhàng theo chuyển động cơ thể.
  • Thực hiện 3-5 lần/hiệp và tập khoảng 3 hiệp.

Trên đây là một số thông tin giải đáp câu hỏi bị thoái hóa cột sống có nên tập gym hay không. Hy vọng phần nào giúp bạn đọc yên tâm hơn trong quá trình tập luyện, hỗ trợ điều trị. Trong thời gian tập luyện, người bệnh chú ý quan sát và theo dõi các dấu hiệu của cơ thể, nếu có bất kỳ vấn đề nào bất thường cần báo ngay cho huấn luyện viên hoặc bác sĩ điều trị để ngăn chặn rủi ro phát sinh.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
“Thoái hóa cột sống có châm cứu được không” là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân trên hành trình tìm hiểu về liệu pháp điều trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc. Trong bài viết này, tacpchidongy.org sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích về liệu pháp châm cứu, mời bạn đọc theo dõi. Thoái...
Như chúng ta đều biết tập luyện thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị thoái hóa cột sống có nên tập gym không? Tập như thế nào cho đúng? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài chia sẻ sau đây. Người bị thoái hóa...
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? có chữa được không là chủ đề giành được nhiều sự quan tâm của độc giả. Hiểu đúng mức độ nguy hiểm và cách điều trị sẽ giúp bạn tránh được tâm lý chủ quan hoặc điều trị sai cách. Bài viết sau đây sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông...
Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Tập luyện là yếu tố cần thiết trong quá trình loại bỏ bệnh thóa hóa cột sống. Tuy nhiên tập luyện như thế nào cho đúng, cho phù hợp. Người bệnh bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không, đi bộ không?...
Bài viết liên quan