Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa xảy ra ở bất ký đối tượng nào, sử dụng thuốc trị viêm tai giữa là một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có quá nhiều loại thuốc khiến người bệnh không biết nên lựa chọn thuốc nào tốt. Vì vậy trong bài viết dưới đây tapchidongy xin gợi ý những thuốc thông dụng, thường được bác sĩ chuyên khoa kê đơn. 

Ưu và nhược điểm thuốc trị viêm tai giữa

Tuỳ thuộc vào các triệu chứng của bệnh, ta có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Theo thống kê của Bộ Y tế cho thấy: “80% nguyên nhân dẫn đến các bệnh về viêm tai là vi khuẩn, virus xâm nhập.” Do đó sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau… được các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng trở nên phổ . Điểm mạnh của thuốc trị viêm tai giữa này là:

  • Điều trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh như: ù tai, đau nhức trong tai, chảy dịch, mưng mủ…
  • Thời gian điều trị nhanh chóng, chỉ mất từ 7 – 10 ngày.
  • Tác dụng mạnh, chấm dứt ngay tình trạng khó chịu, đau nhức của người bệnh.
Thuốc kháng sinh điều trị nhanh chóng các triệu chứng viêm tai giữa
Thuốc kháng sinh điều trị nhanh chóng các triệu chứng viêm tai giữa

Đi kèm với những ưu điểm thì việc sử dụng thuốc tây y trị viêm tai giữa cũng có một vài hạn chế như:

  • Việc sử dụng thuốc liên tục thường khiến cho các vi khuẩn, virus không còn nhạy cảm với thuốc, xảy ra tình trạng nhờn thuốc, khiến việc điều trị không còn đạt hiệu quả như mong muốn.
  • Dễ gây ra biến chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hoặc kích ứng với một số thành phần của thuốc.
  • Không phù hợp với các đối tượng như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú…

Top 8 thuốc trị viêm tai giữa hiệu quả hiện nay

Theo các chuyên gia, người bị viêm tai giữa có thể sử dụng các loại thuốc dưới đây để hỗ trợ việc điều trị các triệu chứng của bệnh. Từng loại thuốc sẽ tập trung giải quyết các vấn đề như hạ sốt, giảm đau, tiêu viêm, diệt khuẩn…

Thuốc trị viêm tai giữa Fosmicin S For Otic 300mg

Loại thuốc có xuất xứ từ Nhật Bản, điều trị hiệu quả những bệnh liên quan đến nhiễm trùng đặc biệt là viêm tai giữa. Thuốc Fosmicin S For Otic 300g có hai lọ đi kèm là thuốc dạng bột và nước cất, dùng để nhỏ vào tai, chỉ định điều trị chứng viêm tai giữa và viêm tai ngoài.

  • Thành phần: Hoạt chất fosfomycin sodium 300g, axit anhydrous citric. Ngoài ra trong lọ nước cất có chứa 10ml nước tinh khiết, 0,3mg methyl parahydroxybenzoate, 0,1mg propyl parahydroxybenzoate.
  • Công dụng: Kháng khuẩn, tiêu viêm, đồng thời giảm đau đối với những bệnh nhân bị viêm tai giữa.
  • Liều dùng: Mỗi tai 0,5ml, dùng 2 lần/ngày.
  • Cách thực hiện: Tháo nắp đựng bột, đổ dung dịch nước cất vào lọ sau đó lắc đều cho bột cùng nước cất trộn đều. Khi sử dụng thì nằm nghiêng hướng phần tai bị viêm ra ngoài. Nhỏ 10 giọt dung dịch vào trong tai vào giữ nguyên tư thế trong vòng 10 phút.

Thuốc chữa viêm tai giữa Cefimbrano 100

Cefimbrano 100 là loại viên nang, có tác dụng điều trị các bệnh như viêm tai giữa, viêm họng, bệnh gây ra do nhiễm khuẩn. Thuốc Cefimbrano 100 có dược tính mạnh, phải có sự chỉ định của bác sĩ mới có thể sử dụng. Một số thông tin về loại thuốc trị viêm tai giữa này gồm:

  • Thành phần: Hoạt chất chính trong loại thuốc này đó là Cefixim 100mg, lactose, bột hương vị, aspartame, bột Talc, Aerosil
  • Công dụng: Tác dụng chính là tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau ở những vùng bị sưng, viêm, phục hồi thương tổn nhanh chóng.
  • Liều lượng: Người lớn: 400mg/ngày uống cách nhau 12 tiếng. Trẻ từ 12 tuổi trở lên sử dụng như người lớn, trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi dùng 8mg/kg/ngày.
  • Đối tượng sử dụng: Trẻ trên 6 tháng tuồi.
  • Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thành phần cefixim hoặc nhóm kháng sinh cephalosporin. Người có tiền sử sốc phản vệ do penicillin hoặc người đang điều trị bệnh tiêu hoá, suy thận…
Thuốc Cefimbrano 100 có dược tính mạnh dùng theo liều lượng được chỉ định
Thuốc Cefimbrano 100 có dược tính mạnh dùng theo liều lượng được chỉ định

Thời gian sử dụng thuốc có thể kéo dài từ 48 – 72 tiếng. trong thời gian 10 – 14 ngày. Người suy thận có độ thanh thải creatinin vượt quá 60ml/phút khi sử dụng Cefimbrano 100 không cần phải điều chỉnh liều lượng. Ngược lại với người có độ thanh thải ít hơn 60ml/phút thì phải điều chỉnh theo mức độ suy thận.

Thuốc nhỏ tai Otipax

Trong thành phần của thuốc nhỏ tai Otipax gồm Lidocaine và Phenazone. Ở giai đoạn viêm tai giữa xung huyết, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng Otipax. Thuốc ở dạng dung dịch, một số thông tin của thuốc bao gồm:

Người bệnh khi dùng thuốc Otipax nên chú ý về liều lượng đặc biệt là trẻ nhỏ
Người bệnh khi dùng thuốc Otipax nên chú ý về liều lượng đặc biệt là trẻ nhỏ
  • Thành phần: Lidocaine, Phenazone, sodium thiosulfate, glycerol, nước tinh khiết,…
  • Liều lượng: Mỗi lần sử dụng 3 – 4 giọt, không dùng quá 10 ngày. Thuốc không áp dụng cho trẻ dưới 24 tháng.
  • Chống chỉ định: Không dùng đối với các đối tượng bị thủng màng nhĩ, mẫn cảm với một trong những thành phần thuốc, không dùng cho người bị rối loạn dẫn truyền nhĩ thất.

Thuốc Otipax không thấm vào máu nên đối tượng nào cũng có thể sử dụng.

Thuốc trị viêm tai giữa dạng dung dịch Otifar

Được chỉ định sử dụng để điều trị bệnh tai mũi họng do nhiễm khuẩn, đặc biệt là người bị viêm tai giữa cấp xung huyết.

  • Thành phần: cloramphenicol, dexamethason acetat, glycerin, ethanol, propylen gycol.
  • Công dụng: Ức chế hệ miễn dịch, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn ở nồng độ cao.
  • Liều lượng: Người lớn dùng từ 1 – 5 giọt/lần và đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi 1 – 2 giọt/lần.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho người bị thủng màng nhĩ, người bị tăng nhãn áp, có tiền sử bệnh tiểu đường, hoặc người bị kích ứng với một số thành phần trong thuốc.

Thuốc Minicef 400mg

Loại thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ, mỗi viên nén Minicef 400g có chữa cách thành phần, liều lượng như sau:

  • Thành phần: Cefixim trihydrat 400g, mannitol, tinh bột ngô, natri starch glycolat, macrogol, pharmacoat 606, titan dioxid
  • Công dụng: Ức chế sự tổng hợp protein của tế bào, hạn chế các vi khuẩn phát triển, giúp cải thiện tình trạng viêm tai giữa.
  • Liều lượng: Người lớn sử dụng 400mg/ngày, trẻ dưới 12 tuổi dùng 8mg/kg/ngày. Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng.
  • Chống chỉ định: Không sử dụng cho người bị dị ứng với thành phần, người bị thủng màng nhĩ, người bị suy thận.

Thuốc giảm đau Paracetamol cho người bị viêm tai giữa

Đây là loại thuốc phổ biến rộng rãi, công dụng để điều trị giảm đau, hạ sốt… Ngoài ra một chức năng nữa của loại thuốc này chính là kháng viêm, không làm tổn thương tới hệ tiêu hoá. Thuốc paracetamol phù hợp để điều trị viêm tai ở giai đoạn nhẹ, không có tác dụng nhiều đối với trường hợp viêm tai mãn tính.

Thuốc trị viêm tai giữa có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả
Thuốc trị viêm tai giữa có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả

Cách dùng paracetamol: Dạng uống có thể dùng viên nén với liều lượng 325mg, 500mg, hoặc loại 160mg/5ml. Mặc dù là thuốc phổ biến nhưng người bệnh vẫn nên nghe theo chỉ định của bác sĩ để điều trị một cách hiệu quả nhất. Người lớn có thể uống giúp hạ sốt, giảm các triệu chứng như đau nhức hốc tai, nhức đầu…

Sử dụng các loại thuốc hạ sốt và giảm đau trên cần có sự chỉ định của các bác sĩ. Không tự ý sử dụng nếu không sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Hạn chế cho phụ nữ mang thai và trẻ em sử dụng các loại thuốc trên.

Thuốc nhỏ tai Ofloxacin Otic

Đối tượng người lớn hoặc trẻ từ 1 tuổi trở lên, được chỉ định sử dụng Ofloxacin Otic để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Trước khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh phải có chỉ định của bác sĩ. Thuốc nhỏ tai này thường gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, phát ban, đau đầu…

  • Thành phần: Ofloaxin, axit hydrocloric, natri borat, NaCl, Phenylmercuric nitrat…
  • Công dụng: Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giúp tai thông thoáng, cải thiện khả năng nghe.
  • Liều lượng: Sử dụng từ 2 – 3 giọt/lần.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho những người bị mẫn cảm với thành phần fluoroquinolone trong thuốc.

Sử dụng thuốc nhỏ Polydexa trị bệnh viêm tai giữa

Cải thiện tình trạng sưng tấy, phù nề ở ống tai giữa, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, polydexa có những thành phần sau:

  • Thành phần: Polymycine B sulfate, neomycin sulfate, metasulfobenzoate…
  • Công dụng: Ức chế hệ miễn dịch, chống dị ứng và kháng viêm hiệu quả.
  • Liều lượng: Mỗi lần sử dụng từ 2 – 3 giọt/lần. Dùng 3 lần/ngày.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho trường hợp bị nhiễm trùng màng nhĩ

Loại thuốc sử dụng cho các trường hợp viêm tai giữa xung huyết hoặc viêm tai giữa vừa trích mạch màng nhĩ.

Sử dụng thuốc tây y là cách trị viêm tai giữa phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên người bệnh cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, được bác sĩ kê đơn phù hợp với thể trạng cũng như các triệu chứng của bệnh. Không tự ý uống các loại thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Những lưu ý cần biết khi dùng thuốc trị viêm tai giữa

Chứng viêm tai không phải là bệnh nguy hiểm, đặc biệt nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cách trị viêm tai giữa bằng thuốc kháng sinh đơn giản, nhanh chóng tuy nhiên các bạn cũng cần lưu ý những thông tin sau để quá trình phục hồi tổn thương diễn ra nhanh hơn:

  • Không tự ý uống hoặc sử dụng các loại thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Đảm bảo sử dụng đúng liều lượng cũng như liệu trình.
  • Trong thời gian điều trị người bệnh không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…
  • Vệ sinh tai bằng các dung dịch hoặc dụng cụ mềm, tránh sử dụng tăm bông hoặc vật nhọt vì dễ gây thêm tổn thương cho tai.
  • Bổ sung thực phẩm đầy đủ, tăng khẩu phần các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai cần tới các cơ sở y tế chuyên nghiệp để bác sĩ có thể khám và giới thiệu phương pháp điều trị phù hợp.

Những thông tin trong bài đã phần nào giúp người đọc hiểu về tác dụng của thuốc trị viêm tai giữa bằng tây y. Hy vọng qua bài viết này người bệnh có thể tìm được cho mình một trong những cách trị viêm tai trên đây. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tối để cập nhật thêm nhiều thông tin y khoa hữu ích nhé.

Xem thêm: 

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan