Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thuốc trị gout bao gồm nhóm thuốc điều trị triệu chứng (ngăn chặn sự tấn công của cơn gút cấp) và thuốc điều trị dự phòng. Việc sử dụng kết hợp hai nhóm thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ giúp loại bỏ triệu chứng khó chịu, đồng thời ngăn chặn mức độ phá hủy xương khớp của bệnh. Dưới đây là các loại thuốc bệnh gout đem lại hiệu quả cao được chuyên gia khuyên dùng.

Tìm hiểu về các loại thuốc gout tốt nhất hiện nay
Tìm hiểu về các loại thuốc gout tốt nhất hiện nay

Gợi ý 2 nhóm thuốc trị gout hiệu quả nhất

Bệnh gout được chia thành 2 thể là cấp tính và mãn tính với những triệu chứng điển hình như sưng đau khớp, tấy đỏ,… Cho đến nay, y học chưa có phương pháp điều trị gout dứt điểm, biện pháp điều trị với các loại thuốc gout chỉ có tác dụng giảm cơn đau và ức chế sự tích tụ axit uric trong máu.

Nhóm thuốc trị gout cấp

Những cơn gút cấp thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm khiến bệnh nhân tỉnh giấc vì đau đớn, nhất là khu vực khớp ngón chân cái, cổ chân, bàn tay, cổ tay… Những cơn đau này có thể kéo dài trong khoảng 5-7 ngày, sau đó sẽ dần thuyên giảm nhưng dễ tái phát nếu như gặp được điều kiện thuận lợi.

Đối với trường hợp này, các loại thuốc gout cấp sẽ được chỉ định nhằm ngăn chặn sự tấn công của những cơn đau, ổn định cuộc sống cho bệnh nhân. Dưới đây là các nhóm thuốc trị gout cấp phổ biến nhất:

1. Colchicin

Colchicin là thuốc gout cấp được chỉ định nhằm loại bỏ các cơn đau của bệnh. Để loại bỏ hiệu quả cơn đau do bệnh gút, bệnh nhân nên sử dụng Colchicin càng sớm càng tốt. Trong vòng 12h đầu ngay khi cơn gout cấp khởi phát được xem là thời điểm “vàng” dùng thuốc.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, Colchicin đem lại hiệu quả trong ức chế hoạt động của acid lactic. Từ đó cân bằng nồng độ pH trong cơ thể, ngăn không cho phát sinh phản ứng kết tủa, gây ra hiện tượng viêm mô khớp của những tinh thể monosodium urat.

Mặt khác, thuốc cũng có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric, nhờ vậy mà các triệu chứng viêm, đau ở bệnh nhân được cải thiện. Tuy có khả năng chống viêm nhưng Colchicine không phải thuốc đặc hiệu.

Chỉ định:

  • Điều trị gout cấp hoặc các đợt điều trị dự phòng.
  • Ngăn chặn sự tích tụ của các vi tinh thể gây gout.
  • Dự phòng bệnh gút cấp ở những bệnh nhân đang điều trị giảm axit uric máu.
  • Ngăn chặn sự bùng phát các cơn đau cấp do bệnh gout mãn tính.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân bị bệnh gan, đối tượng bị bí tiểu.
  • Những bệnh nhân có tiền sử bị bệnh dạ dày, gan, thận, tim mạch,… nên thận trọng.
  • Phụ nữ mang thai và đang trong quá trình nuôi con bằng sữa.
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của Colchicin.

Cách dùng: Thuốc trị gout Colchicin được sử dụng theo đường uống, liều dùng cụ thể với từng đợt điều trị như sau:

  • Liều dùng đơn độc: Uống 1mg/lần ở lần đầu tiên, sau 1 giờ uống thêm 0,5mg/lần. Tối đa không quá 0,5 mg/ lần x 3 lần/ ngày.
  • Liều dùng phối hợp: 1mg/ lần/ ngày.

Tác dụng phụ: Thuốc gout gây tiêu chảy, buồn nôn. Rất ít bệnh nhân bị rụng tóc, nổi mề đay, nổi ban đỏ, viêm thần kinh ngoại biên.

Giá bán tham khảo: Trên thị trường hiện nay Colchicin hiện có giá khoảng 28.000 VNĐ/ hộp 1 vỉ x 20 viên 1mg.

2. NSAID – Thuốc kháng viêm không steroid

Đây là nhóm thuốc trị gout được chỉ định cho bệnh nhân nhằm kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Tác dụng chính của các loại thuốc thuộc nhóm NSAID là giảm đau, cải thiện viêm sưng do bệnh gout. Bên cạnh đó, các loại thuốc này có đem lại hiệu quả trong chống đông máu, ngăn chặn tập kết tiểu cầu, hạ sốt nhưng không đặc hiệu.

Gout uống thuốc gì? Thuốc kháng viêm không steroid thường được chỉ định
Gout uống thuốc gì? Thuốc kháng viêm không steroid thường được chỉ định

Trong trường hợp triệu chứng gout cấp ở mức độ nhẹ, các loại thuốc NSAID có thể được chỉ định là: Naproxen, Indomethacin, Ibuprofen, Ketoprofen, Piroxicam… Đối với các bệnh nhân viêm và đau nghiêm trọng, các loại thuốc giảm đau gout nhanh nhất thuộc nhóm ức chế chọn lọc COX-2 sẽ được sử dụng: Meloxicam, Etoricoxib, Celecoxib,

Chỉ định: Sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân bị đau, viêm do gout cấp.

Chống chỉ định: Bệnh nhân suy thận, viêm loét dạ dày, suy gan, nữ giới đang trong thai kỳ (3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối), người đang cho con bú, người mắc bệnh chảy máu không kiểm soát hoặc những đối tượng có tiền sử dị ứng với các loại thuốc thuộc nhóm NSAID.

Cách dùng: Cách sử dụng từng loại thuốc thuộc nhóm NSAID được thầy thuốc chỉ định cụ thể với thể trạng, mức độ nghiêm trọng ở từng bệnh nhân.

Tác dụng phụ: Nôn, buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, huyết áp tăng, tăng nguy cơ đau tim ở bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim mạch, làm trầm trọng hơn triệu chứng của người có bệnh thận nền.

3. Corticoid

Trong trường hợp bệnh nhân chống chỉ định/không đáp ứng các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thì bác sĩ sẽ đổi sang dùng Corticoid toàn thân. Đây là nhóm thuốc đem lại hiệu quả cao trong giảm đau, chống viêm.

Tuy nhiên, loại thuốc hạ gout này lại có thể tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và phải được theo dõi sức khỏe trong suốt quá trình dùng thuốc.

Chỉ định: Corticoid toàn thân giúp loại bỏ các triệu chứng do gout cấp gây nên.

Chống chỉ định:

  • Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Corticoid.
  • Đối tượng bị loãng xương.
  • Người bệnh viêm gan A và viêm gan B.
  • Những người đang bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm nhưng tình trạng chưa được kiểm soát.
  • Bệnh nhân huyết áp cao, đối tượng đang mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú, trẻ em, người mắc bệnh đái tháo đường cần hết sức thận trọng.

Tác dụng phụ: Nếu sử dụng Corticoid trong thời gian dài, dùng không đúng liều lượng được hướng dẫn có thể gây ra loãng xương, tăng đường huyết, tăng huyết áp, loét dạ dày – tá tràng, đục thủy tinh thể, vết thương lâu lành.

Nhóm thuốc có tác dụng dự phòng

Bên cạnh các loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau người bệnh cũng cần sử dụng kết hợp thuốc hạ axit uric trong máu để nhằm dự phòng những cơn gút cấp.

Những loại thuốc này có tác dụng giảm bớt nồng độ axit uric, nhờ vậy mà ngăn chặn hiệu quả sự lắng đọng tinh thể urat trong các khớp xương. Những loại thuốc phòng bệnh gout (dự phòng) đem lại hiệu quả cao bao gồm:

1. Allopurinol

Allopurinol là loại thuốc gout hàng đầu được sử dụng trong dự phòng các đợt tấn công của bệnh gout cấp tính. Theo các bác sĩ chuyên khoa, Allopurinol thuộc nhóm thuốc ức chế hoạt động tổng hợp axit uric, tác dụng chính là kìm hãm hoạt động của men Xanthine Oxidase rồi chuyển hóa chúng thành oxypurinol nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đào thải ở thận.

Allopurinol là thuốc trị gout được dùng trong các liều dự phòng
Allopurinol là thuốc trị gout được dùng trong các liều dự phòng

Về mặt lâm sàng, Allopurinol là thuốc ngừa bệnh gout được sử dụng làm liều dự phòng nhằm ngăn chặn axit uric tăng cao, đồng thời giảm axit uric trong máu cho người bị bệnh gout. Ngoài ra, loại thuốc này cũng có tác dụng hiệu quả trong cải thiện axit uric ở những bệnh nhân mắc hội chứng Lesch-Nyhan hoặc bệnh đa tủy xương.

Chỉ định: Dự phòng gout cấp, điều trị bệnh gout mãn tính, giảm sự tích tụ axit uric trong máu.

Chống chỉ định: Bệnh nhân suy thận, bệnh nhân là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, đối tượng chỉ bị tăng acid uric đơn thuần mà không kèm theo triệu chứng.

Cách sử dụng: Bệnh nhân lần đầu sử dụng chỉ dùng với liều thấp, sau đó tăng dần về liều lượng sau mỗi 3-4 tuần cho đến khi nồng độ acid uric trở về trạng thái bình thường. Trong suốt quá trình sử dụng, bệnh nhân nên thường xuyên thăm khám thận, nếu đang lọc cầu thận thì phải giảm liều lượng dùng thuốc hoặc giãn cách các liều dùng.

Tác dụng phụ: Một số bệnh nhân uống thuốc gout bị tiêu chảy, mắc bệnh về mắt, viêm gan, xuất huyết, nổi ban, nổi mề đay, rối loạn máu, viêm dạ dày, rối loạn vị giác…

Giá bán tham khảo: Trên thị trường hiện nay Allopurinol 300mg hiện có giá bán khoảng 24.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 10 viên.

2. Febuxostat

Febuxostat cũng là một trong các loại thuốc trị gout hiệu quả, được các y bác sĩ đánh giá cao về tính hiệu quả. Theo đó, loại thuốc này thường được chỉ định cho các bệnh nhân gout đang bị suy thận hoặc gặp nhiều tác dụng phụ khi sử dụng Allopurinol.

Febuxostat ức chế tổng hợp axit uric
Febuxostat ức chế tổng hợp axit uric

Theo các bác sĩ chuyên khoa, Febuxostat nằm trong nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric và được chỉ định trong các liều dự phòng. Tác dụng chính của thuốc là ức chế hoạt động sản sinh, tổng hợp axit uric cho bệnh nhân gút. Tuy nhiên, Febuxostat không đem lại hiệu quả cho các bệnh nhân bị tăng axit uric – huyết không triệu chứng.

Chỉ định:

  • Bệnh nhân gout.
  • Những người đang bị tăng nồng độ axit uric trong máu có triệu chứng.
  • Bệnh nhân tăng axit uric mãn tính, đã có hiện tượng lắng đọng urat.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân từng bị dị ứng hoặc phản ứng mẫn cảm với thành phần của Febuxostat.
  • Bệnh nhân bị tăng nồng độ axit uric trong máu không có triệu chứng.
  • Nữ giới đang trong giai đoạn thai nghén, cho con bú.
  • Những người có tiền sử bị bệnh tim mạch, đột quỵ, thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim… nên cẩn trọng khi dùng Febuxostat.

Cách sử dụng: Thuốc dùng theo đường uống sau khi ăn no. Bệnh nhân bị gout, tăng axit uric máu nên dùng với liều lượng như sau:

  • Liều khởi đầu: 40mg/ngày.
  • Liều khởi đầu: Mỗi ngày uống 40mg.
  • Các liều tiếp theo: Tăng liều sau khoảng 2-4 tuần sử dụng. Trong trường hợp nồng độ axit uric chưa hạ được như ý muốn, tăng từ từ lên 80mg/ngày.
  • Liều dùng tối đa: 120mg/ ngày.

Tác dụng phụ: Các triệu chứng gout cấp có thể phát sinh trong liều khởi đầu. Ngoài ra, tình trạng tiêu chảy, đau nhức đầu, chức năng gan bị rối loạn, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn cũng có thể xảy ra. Hiếm bệnh nhân bị nổi mề đay toàn thân, phù mạch.

Giá bán tham khảo: Giá thuốc trị gout Febuxostat phụ thuộc vào dạng bào chế và nguồn gốc xuất xứ:

  • Febuxostat 80mg (Nhật Bản): Khoảng 811.000 đồng/ hộp 30 viên.
  • Febuxostat 80mg (Thái Lan): Khoảng 771.000 đồng/ hộp 3 vỉ x 10 viên.
  • Febuxostat 40mg (Việt Nam): Khoảng 420.000 đồng/ hộp 3 vỉ x 10 viên.

3. Probenecid

Đây cũng là một trong những loại thuốc trị gout hiệu quả nhất, có tác dụng dự phòng bệnh tái phát. Căn cứ vào thể trạng mỗi bệnh nhân cũng như mục đích sử dụng mà Probenecid sẽ được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp một số thuốc khác, trong đó phổ biến nhất là Penicillin nhằm tăng nồng độ kháng sinh trong máu.

Probenecid là một trong những loại thuốc gút hiệu quả
Probenecid là một trong những loại thuốc gút hiệu quả

Chỉ định:

  • Điều trị dự phòng tăng axit uric – huyết cho bệnh nhân bị gout mãn tính.
  • Ngăn ngừa bệnh viêm khớp gout cấp, giảm cơn đau gout.
  • Tăng hiệu quả thuốc kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần của Probenecid.
  • Người bệnh bị sỏi thận do sự tích tụ axit uric.
  • Nữ giới có thai và đang trong thời kỳ cho con bú.
  • Đối tượng là trẻ dưới 2 tuổi.
  • Cơn viêm khớp cấp đang diễn ra (vì thuốc có thể gây ra tình trạng viêm khớp kéo dài hoặc khiến tình trạng viêm khớp thêm tồi tệ.

Cách dùng: Tùy thuộc vào thể trạng, mức độ nghiêm trọng ở mỗi bệnh nhân mà liều dùng cụ thể sẽ được chỉ định. Thông thường Probenecid sẽ được sử dụng theo hai cách sau:

  • Điều trị bệnh gout: 250mg/ lần x 2 lần/ ngày cho liều khởi đầu. Liều dùng duy trì 500mg/ lần x 2 lần/ ngày (có thể điều chỉnh liều lượng cho phù hợp với thể trạng, cơ địa từng bệnh nhân).
  • Dùng kết hợp Probenecid với Penicillin và kháng sinh cùng họ: Người lớn dùng 500mg/ lần x 4 lần/ ngày. Trẻ em dùng 25mg/ kg trọng lượng/ ngày.

Tác dụng phụ: Sỏi thận, buồn nôn, đau bụng, phát ban ngoài da, đau nhức đầu, vùng tiêm bị bầm tím, đau ngực.

Giá bán tham khảo: Probenecid hiện được rao bán rộng rãi với mức giá khoảng 480.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên 500mg.

Những lưu ý khi mua và sử dụng thuốc trị gout

Các loại thuốc trị gout trên thị trường hiện nay tương đối đa dạng, bao gồm cả thuốc hỗ trợ điều trị gout lẫn các loại thực phẩm chức năng giúp giảm triệu chứng sưng, viêm và phục hồi xương khớp. Để bảo vệ sức khỏe, khi mua thuốc gout cũng như trong quá trình sử dụng, bệnh nhân nên chú ý một số điều sau:

  • Chỉ dùng thuốc gout theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Lắng nghe tư vấn của chuyên gia về những lợi ích cũng như rủi ro có thể phát sinh trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào.
  • Tuyệt đối không được tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý thay đổi liều lượng có thể dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe.
  • Chủ động mua thuốc trị gout tại nhà thuốc bệnh viện hoặc những cơ sở uy tín để đảm bảo tính hiệu quả cũng như sự an toàn cho sức khỏe.
  • Trường hợp nhận thấy phát sinh tác dụng phụ, uống thuốc gout bị đi ngoài cần chủ động báo với cán bộ y tế để được tư vấn và có biện pháp can thiệp phù hợp.
  • Tác dụng của các loại thuốc đến đâu còn tùy thuộc vào thể trạng của mỗi bệnh nhân. Do vậy, nếu sau quá trình sử dụng không đạt được hiệu quả, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh đơn thuốc.
  • Gout là bệnh lý mãn tính và không thể điều trị tận gốc. Do đó, bệnh nhân nên chủ động kết hợp sử dụng thuốc theo hướng dẫn với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Từ đó giúp hệ thống xương khớp của cơ thể thêm khỏe mạnh, ngăn chặn sự tấn công của các đợt gout cấp.
  • Thăm khám sức khỏe thường xuyên theo định kỳ hoặc lịch hẹn tái khám của bác sĩ điều trị.

Như vậy bài viết đã chia sẻ danh sách các loại thuốc trị gout hiệu quả thường được sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe, mục đích điều trị ở mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Đồng thời, trong quá trình sử dụng, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế để hạn chế những rủi ro với sức khỏe.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan