Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Biện pháp giảm đau gout cấp tốc luôn là thông tin được mọi bệnh nhân tìm kiếm để nhanh chóng “thoát khỏi” những cơn đau của bệnh. Thực tế, có khá nhiều cách giúp giảm cơn đau gout tại nhà bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng. Các biện pháp giảm đau do căn bệnh xương khớp này sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây.

Gợi ý 8 cách giảm đau gout nhanh nhất

Gout là bệnh lý xương khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh gần như phải sống chung với những cơn đau suốt đời. Đặc trưng của bệnh là gây ra sự lắng đọng của axit uric, chúng hình thành nên các tinh thể sắc nhọn tại khớp và khiến người bệnh đau đớn.

Hiện nay, có nhiều biện pháp giảm đau khi bị gout, giúp bệnh nhân thoát khỏi triệu chứng của bệnh, có được cuộc sống sinh hoạt bình thường. Dưới đây là giải pháp giảm đau bệnh gout người bệnh có thể tham khảo.

1. Chườm đá lạnh

Bệnh gout thường xuyên gây ra những cơn đau đột ngột vào lúc nửa đêm, khi bệnh nhân đang trong giấc ngủ. Điều này khiến người bệnh tỉnh giấc, cảm giác mệt mỏi uể oải vào hôm sau.

Nếu đang bị “hành hạ” bởi những cơn đau gout cấp, người bệnh có thể tham khảo cách chườm đá lạnh tại nhà. Không chỉ có tác dụng với người bị bệnh gout, đây còn là phương pháp giảm đau hiệu quả đối với nhiều bệnh lý xương khớp khác.

Biện pháp chườm lại giúp làm dịu đi các cơn đau của bệnh
Biện pháp chườm lại giúp làm dịu đi các cơn đau của bệnh

Cách thực hiện:

  • Sử dụng vài viên đá bọc vào khăn bông mềm rồi chườm trực tiếp lên vùng khớp bị đau trong khoảng 20-30 phút.
  • Chú ý không nên chườm đá trực tiếp hoặc chườm với thời gian quá lâu vì có thể gây bỏng lạnh, khiến triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.

2. Nằm kê cao chỗ khớp bị sưng

Khi không may gặp phải các cơn đau của bệnh gout, bạn cũng có thể nâng cao chỗ khớp bị sưng nhằm tăng cường quá trình lưu thông máu. Mặt khác, đây cũng là biện pháp giúp phần khớp sưng đau có được sự thông thoáng, tránh va chạm với những bộ phận khác và gây đau.

Cách thực hiện:

  • Nằm trên giường và kê chân, tay bị sưng đau lên một chiếc gối.
  • Duy trì tư thế này trong khoảng 1 giờ đồng hồ những cơn đau của bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

Mặt khác, bệnh nhân cũng cần chú ý chỉ nên kê cao khớp sưng khoảng 1 giờ. Không nên kê quá lâu, thậm chí là qua đêm vì có thể khiến máu khó lưu thông, gây tê mỏi khi tỉnh giấc.

3. Ngâm chân nước ấm giảm đau gout

Một trong những cách giảm đau gout cấp tốc được nhiều người đánh giá cao là ngâm chân vào chậu nước ấm. Đây là phương pháp giúp thúc đẩy quá trình hòa tan axit uric đang lắng đọng trong máu, giúp chúng nhanh chóng được đào thải ra ngoài. Điều này không chỉ giúp cơ thể người bệnh được thư giãn mà còn khiến những cơn đau của bệnh gout được cải thiện đáng kể.

Cách làm giảm đau gout bằng nước ấm đơn giản, dễ thực hiện
Cách làm giảm đau gout bằng nước ấm đơn giản, dễ thực hiện

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, nếu bệnh nhân kiên trì ngâm nước ấm hằng ngày giúp ngăn chặn cơn đau tấn công khớp ngón chân, bàn chân, mắt cá chân…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một chậu nước ấm rồi ngâm vùng khớp bị sưng đau trong vòng 20 phút.
  • Nên thực hiện đều đặn vào buổi tối trước khi đi ngủ để giảm đau gout cấp, thúc đẩy quá trình hòa tan acid uric và dần loại bỏ các triệu chứng bệnh.

4. Bổ sung đủ nước để giảm đau gout cấp

Khi hàm lượng acid uric trong máu cao và không được đào thải sẽ gây ra bệnh gout. Do vậy, một trong những biện pháp giúp đào thải loại acid này ra khỏi cơ thể chính là uống nhiều nước. Đây đồng thời cũng là cách giảm đau gout cấp, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Các chuyên gia khuyến khích người bệnh mỗi ngày nên bổ sung 2-2,5 lít nước lọc. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng nước ép từ quả anh đào, nước ép cam, chanh bưởi,… Đồng thời tham khảo bổ sung những loại nước giàu ion kiềm nhằm giảm bớt nồng độ acid uric trong máu.

5. Ngâm phần khớp sưng, viêm với nước muối

Bên cạnh những cách giảm đau gout nhanh nhất bằng việc chườm lạnh, ngâm chân vào nước nóng thì việc sử dụng nước muối cũng được xem là biện pháp hữu hiệu.

Sử dụng nước muối ngâm chân cũng giúp giảm sưng, đau đáng kể
Sử dụng nước muối ngâm chân cũng giúp giảm sưng, đau đáng kể

Bởi theo các thử nghiệm, trong nước muối có chứa hàm lượng lớn magie – khoáng chất có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường đào thải độc tố cho cơ thể. Từ cơ chế đó, nếu bệnh nhân thường xuyên ngâm chân với nước muối, các cơn đau do bệnh gout sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một chậu nước ấm, sau đó thêm vào chút muối biển rồi khuấy đều cho muối tan hết.
  • Ngâm phần khớp bị sưng, viêm do bệnh gout trong khoảng 15-20 phút. Thời điểm thực hiện tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ, điều này giúp bệnh nhân ngủ ngon và không bị các cơn đau hành hạ.

Chú ý: Ưu tiên lựa chọn muối biển loại hạt to (chưa trải qua chế biến) để tận dụng tối đa khoáng chất có trong muối, nhằm nhanh chóng tác động vào các khớp và loại bỏ cơn đau do bệnh.

6. Sử dụng các bài thuốc dân gian

Một trong những biện pháp giúp giảm đau gout được ông bà ta áp dụng từ xưa đó là sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có sẵn trong vườn nhà. Cách chữa bệnh gút tại nhà vừa an toàn, vừa hiệu quả, tiết kiệm. Nếu đang tìm kiếm cách giảm đau gout tại nhà, bệnh nhân có thể tham khảo các bài thuốc dân gian sau:

Giảm đau gout bằng gừng

Gừng là loại củ có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Do vậy, cách giảm đau gout được rất nhiều người áp dụng và cho phản hồi tích cực. Người bệnh có thể sử dụng gừng theo các cách dưới đây:

  • Sử dụng bột gừng: Trộn đều bột gừng với bột cỏ cà ri, bột nghệ theo tỷ lệ bằng nhau. Sau đó cho hỗn hợp vào cốc, thêm chút nước ấm và khuấy đều. Sử dụng hỗn hợp nước 2 lần/ngày để nhanh chóng giải quyết các cơn đau.
  • Sử dụng gừng tươi: Dùng khoảng 1 muỗng canh gừng tươi băm nhỏ nấu cùng 500ml nước trong khoảng 10 phút. Sau đó, thêm vào hỗn hợp nước chút mật ong, nước cốt chanh để sử dụng mỗi buổi sáng. Đây là một trong những cách giảm đau gout hiệu quả, đồng thời cũng giúp nâng cao sức khỏe đáng kể khi duy trì đều đặn.

Giảm đau do bệnh gout với lá lốt

Không chỉ được sử dụng trong những món ăn quen thuộc hằng ngày, lá lốt còn được nhắc tới là dược liệu quý cho các bệnh về xương khớp. Theo y học cổ truyền, lá lốt giúp làm ấm, giảm khí trong cơ thể, đồng thời giảm đau viêm xương khớp, loại bỏ cơn đau do bệnh gout hiệu quả.

Giảm đau gout bằng lá lốt đem lại hiệu quả tích cực
Giảm đau gout bằng lá lốt đem lại hiệu quả tích cực

Người bệnh có thể tham khảo cách giảm đau gout bằng lá lốt với một trong hai gợi ý dưới đây:

  • Cách 1: Sử dụng 5-10g lá lốt khô sắc với 15-30g lá lốt tươi với 2 bát nước. Đun hỗn hợp đến khi cô lại còn khoảng ¼ thì chắt ra bát và sử dụng hết. Dùng liên tục bài thuốc này trong 10 ngày, mỗi ngày 1 lần, những cơn đau do gout sẽ thuyên giảm đáng kể.
  • Cách 2: Đem khoảng 30g lá lốt tươi đun cùng 1 lít nước sôi và một thìa muối hạt. Chờ cho nước nguội bớt thì dùng hỗn hợp để ngâm vùng khớp bị sưng viêm. Cơn đau của bệnh gout sẽ nhanh chóng được đẩy lùi sau khoảng 7 ngày kiên trì áp dụng cách làm này.

Sử dụng dứa

Dứa là loại trái cây chứa lượng lớn enzyme bromelain. Chất này giúp chống viêm, giảm nồng độ axit uric trong máu và đem lại hiệu quả tích cực trong việc làm giảm các cơn đau do gout của người bệnh.

Người bệnh có thể sử dụng dứa theo nhiều cách khác nhau như ăn trực tiếp, uống nước ép dứa, sử dụng dứa chế biến thành các món ăn như dứa xào thịt bò, bánh dứa,… để tăng cường sức khỏe và loại bỏ cơn đau của bệnh.

Dùng trà thảo mộc

Khi bị các cơn đau gout cấp tấn công, người bệnh cũng có thể nhâm nhi một tách trà thảo mộc để loại bỏ cơn đau của bệnh. Bạn có thể sử dụng trà bạc hà, trà hoa hồng, trà hoa cúc, trà hoa hồng,… hoặc nước lá vối khô.

Cách thực hiện:

  • Dùng 16gr trà thảo mộc khô hãm cùng 150-200ml nước nóng.
  • Chờ khoảng 15-20 phút thì đem ra thưởng thức. Khi cơn đau cấp được đẩy lùi thì người bệnh vẫn nên duy trì sử dụng trà thảo mộc để ngăn chặn các đợt tấn công tiếp theo của bệnh.
Một ly trà thảo mộc sẽ giúp giảm đau do gout cấp
Một ly trà thảo mộc sẽ giúp giảm đau do gout cấp

7. Thực hiện các bài tập cho người bệnh gout

Một trong những cách giảm đau gout được nhiêu bác sĩ chuyên khoa khuyến khích là thực hiện các bài tập. Thông qua các bài tập, quá trình lưu thông máu đến các khớp được đẩy mạnh, bôi trơn khớp, ngăn chặn nguy cơ lắng đọng acid uric tại khớp. Đồng thời, các bài tập còn ngăn chặn hiệu quả các cơn đau gout cấp tái phát.

Theo đó, bệnh nhân có thể tham khảo một số môn thể thao có lợi cho bệnh gout như: Đi bộ, bơi lộ, yoga, khiêu vũ, tập dưỡng sinh, aerobic, đạp xe,… Tuy nhiên cần chú ý tập luyện với cường độ vừa phải (mỗi ngày từ 30-45 phút), đồng thời “lắng nghe” cơ thể để điều chỉnh bài tập cho phù hợp.

8. Sử dụng thuốc giảm đau gout cấp

Các loại thuốc giảm đau gout cấp được chỉ định với mục đích loại bỏ cơn đau, sưng cấp ở những khớp đang bị bệnh tấn công. Trong trường hợp các biện pháp trên không đem lại hiệu quả mong đợi, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau khi bị gout sau:

  • Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm không steroid

Nhóm thuốc này thường được dùng cho các cơn đau cấp tính của bệnh. Trong đó phổ biến nhất là Mobic, Indomethacin, Felden, Meloxicam… Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ dùng trong đợt điều trị cấp, khi triệu chứng của bệnh được loại bỏ thì bệnh nhân cần ngừng sử dụng.

  • Colchicine

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng các loại thuốc chống viêm không chứa steroid thì Colchicine sẽ được chỉ định thay thế. Tuy đây không phải loại thuốc giảm đau đặc hiệu nhưng lại là loại thuốc thuộc nhóm chống gout, có thể dùng theo liều thấp với bệnh gout cấp và liều cao với bệnh gout mạn.

Colchicine phát huy hiệu cao nhất trong 12 giờ đầu khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần cẩn trọng vì thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, ngộ độc, đau bụng,…

  • Corticosteroid

Các loại thuốc corticosteroid như Solumedrol, Dexamethason, Prednisone… thường được dùng để giảm đau gout cấp nếu như bệnh nhân không đáp ứng colchicine hoặc steroid. Nhóm thuốc này tuy có tác dụng giảm đau, kháng viêm khá nhanh trong 7-10 ngày và cần được sử dụng đúng liều lượng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Thuốc giảm đau cho bệnh gout corticosteroid được dùng cho bệnh nhân kháng colchicine hoặc steroid
Thuốc giảm đau cho bệnh gout corticosteroid được dùng cho bệnh nhân kháng colchicine hoặc steroid

Tuy đem lại tác dụng nhanh chóng nhưng nhóm thuốc này cũng tồn tại nhiều tác dụng phụ như gây đục thủy tinh thể, teo cơ, loãng xương. Thậm chí nếu lạm dụng có thể khiến hàm lượng acid uric không được thải trừ qua thận, khiến bệnh gout tiếp tục tái phát. Những bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng tuyệt đối không được sử dụng.

Lưu ý khi thực hiện các biện pháp giảm đau gout

Là bệnh lý không thể chữa khỏi tận gốc nên các biện pháp giảm đau gout chỉ có tác dụng ngắn hạn, giúp bệnh nhân tránh được những đợt tấn công cấp của bệnh. Do vậy, để ngăn ngừa gout tái phát và diễn biến nặng hơn mỗi người nên chủ động sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Song song với việc sử dụng thuốc giảm đau bệnh gout và áp dụng những biện pháp nói trên, người bệnh cần chú ý:

Về chế độ sinh hoạt:

  • Luôn nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức quá khuya. Tốt nhất nên đi ngủ trước 11 giờ và đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
  • Bệnh nhân nên chủ động đi bộ nhẹ nhàng, vận động thể thao hằng ngày để nâng cao sức khỏe.
  • Lựa chọn giày rộng, chất liệu thoải mái để tránh gây áp lực lên các khớp xương bị bệnh.
  • Luôn duy trì tâm lý lạc quan, lối sống tích cực trong suốt quá trình điều trị. Để thư giãn tinh thần, bệnh nhân có thể đọc sách, nghe nhạc, xem phim… vào thời gian rảnh.

Trong việc xây dựng thực đơn, và chế độ ăn uống:

  • Luôn chủ động ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng purin dưới 50% như thịt nạc lợn, trứng, sữa, lườn gà… Đồng thời, lựa chọn sử dụng các loại rau tốt cho sức khỏe như măng tây, nấm, giá đỗ,…
  • Chủ động tránh xa những thực phẩm bất lợi cho bệnh gout như cá trích, đậu Hà Lan, rau mồng tơi, tiết canh, thịt chó, óc, gan… thịt mỡ, nội tạng động vật, hải sản…
  • Ăn nhạt tuyệt đối, lượng muối trong khẩu phần ăn mỗi ngày không quá 5g.
  • Không uống rượu bia, các chất kích thích vì có thể khiến các cơn đau của bệnh trầm trọng hơn.
  • Có thể sử dụng các loại nước lợi tiểu như bông mã đề, râu ngô, cỏ tranh…
Bệnh nhân nên ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý để tránh cơn đau do bệnh
Bệnh nhân nên ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý để tránh cơn đau do bệnh

Thăm khám, điều trị và kiểm tra sức khỏe định kỳ:

  • Tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị, thực hiện đúng phác đồ đã được xây dựng.
  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau tại nhà khi chưa được hướng dẫn cụ thể. Trong quá trình dùng thuốc nếu phát hiện các bất thường cần báo lại với bác sĩ để có biện pháp can thiệp phù hợp.
  • Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi chỉ số acid uric, từ đó kiểm soát hiệu quả các đợt tái phát của bệnh.

Giảm đau gout với các biện pháp như chườm, ngâm nước ấm, nước muối,…thể trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh, chỉ giúp người bệnh giảm bớt mệt mỏi do đau đớn. Do vậy, nếu thường xuyên bị các cơn đau cấp tính tấn công, người bệnh cần chủ động thay đổi lối sống sinh hoạt, đồng thời liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn hữu ích nhất.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan