Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Gout mãn tính có những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm không thể lường trước. Đây là giai đoạn bệnh đã chuyển sang tình trạng nặng và khó điều trị. Để hiểu rõ về bệnh gout mạn tính, người bệnh hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Bệnh gout mãn tính là gì?

Gout mãn tính là một dạng viêm nhiễm khớp thường gặp. Bệnh xảy ra do sự tích tụ của các tinh thể axit uric trong khớp và sự kết tinh của các hợp chất trong khớp. Về lâu dài, cơ thể sẽ xuất hiện các đợt viêm khớp gây đau đớn. Cùng với đó là sự tắc nghẽn ống lọc của thận với tinh thể axit uric dẫn đến suy thận.

gout-man-tinh
Gout mãn tính là giai đoạn tiến triển nặng của gout cấp tính

Gout cấp và mãn tính là hai giai đoạn tiến triển của bệnh gout. Gout mãn tính là giai đoạn tiến triển nặng từ bệnh gout cấp tính. Gout cấp tính chỉ gây ra cơn đau ngắt quãng một lần trong suốt 12 - 24 tháng. Còn bệnh gout mãn tính có các cơn đau tái đi tái lại liên tục từ 2 - 3 lần trong vòng một năm. Trong một số ít trường hợp, gout mãn tính cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh gout khoảng 1 - 2 năm. 

Triệu chứng gout mãn tính

Gout mãn tính có những triệu chứng bệnh nguy hiểm và phức tạp. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh gout trong giai đoạn mãn tính như sau:

  • Nổi hạt tophi: Đây là tình trạng tích tụ urat ở xung quanh khớp, màng bao hoạt dịch, đầu xương, sụn. Kích thước hạt tophi không đồng đều, tùy vào hạt urat kết tủa. Hạt tophi hơi chắc hoặc mềm, ấn vào không đau. Hạt được bọc bởi lớp da mỏng, dễ chảy nước vàng và chất trắng như phấn.
  • Viêm đa khớp: Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các khớp ngón tay, ngón chân, đầu gối… nhưng không gây đau. Về lâu dài, các hạt tophi bị vỡ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và hủy hoại ổ khớp.
  • Lắng đọng tinh thể muối urat ở thận: Sự lắng đọng muối urat nằm rải rác ở nhu mô thận. Tình trạng này không có triệu chứng điển hình mà chỉ phát hiện khi giải phẫu thận.

gout-man-tinh
Triệu chứng điển hình của gout là sưng viêm, đau nhức ở khớp

  • Urat lắng đọng tại các cơ quan ngoài khớp: Urat lắng đọng thành từng mảng ở móng tay, móng chân, ngoài da. Vì thế, người bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh vảy nến, nấm. Ngoài ra, urat cũng có thể lắng đọng ở cơ tim, ngoài màng tim, van tim nhưng hiếm gặp.
  • Hạn chế vận động: Khi di chuyển vận động, các cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn. Từ đó, khả năng vận động của bệnh nhân bị giới hạn rõ rệt.
  • Các khớp bị sưng, viêm: Các khớp bị viêm đỏ, sưng tấy gây cảm giác đau đớn dữ dội. Các cơn đau xuất hiện nhiều lần trong tháng hoặc tái đi tái lại suốt một năm.

Nguyên nhân gây bệnh

Sự gia tăng axit uric ở trong khớp là nguyên nhân chính gây nên bệnh gout. Thế nhưng, để chuyển biến sang giai đoạn mạn tính thì có các yếu tố thuận lợi như:

  • Sự chủ quan: Nhiều bệnh nhân mắc bệnh gout trong giai đoạn đầu thường xem nhẹ, chủ quan. Trường hợp khác thấy bệnh thuyên giảm thì ngưng điều trị. Điều này khiến bệnh tái phát lại nhiều lần và diễn biến nặng nề hơn. 
  • Không điều trị sớm: Phát hiện bệnh từ sớm nhưng chủ quan không điều trị. Hoặc người bệnh điều trị không dứt điểm, không đúng phương pháp. Từ đó khiến bệnh gout tiến triển thành mạn tính rất khó điều trị.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Uống nhiều rượu bia, chất kích thích, ăn nhiều thịt đỏ, nội tạng là nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời thói quen lười vận động, tập thể dục cũng khiến cho bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.
  • Một số nguyên nhân khác: Di truyền cũng là nguyên nhân gây nên bệnh gout mạn tính. Ngoài ra, người bệnh mắc các bệnh lý như viêm khớp, đái tháo đường, đường tiết niệu cũng có nguy cơ hình thành bệnh gout trong cơ thể.

Bệnh gout mãn tính có nguy hiểm không?

Khi bước sang giai đoạn mạn tính, bệnh gout rất khó điều trị. Đồng thời bệnh còn tiềm ẩn những biến chứng gây nguy hiểm cho cơ thể như:

  • Tổn thương thận: Lượng axit uric tăng cao khiến tinh thể urat lắng đọng tại thận. Lúc này, thận sẽ bị tổn thương, suy thận và suy giảm chức năng hoạt động. Bên cạnh đó, gout mãn tính còn gây ra các bệnh lý như sỏi thận, viêm cầu thận.
  • Hỏng khớp, bại liệt: Bệnh không được điều trị kịp thời thì hạt tophi sẽ phát triển nhanh chóng. Tình trạng đau nhức kéo dài và có nguy cơ hủy hoại hoàn toàn ổ khớp. Từ đó, người bệnh đứng trước nguy cơ bại liệt, tàn phế.
  • Bệnh tim mạch: Gout mạn tính có nguy cơ gây ra các bệnh lý về tim mạch, nhồi máu cơ tim… Hơn thế nữa, bệnh gout còn là nguyên nhân hình thành cục máu đông trong mao mạch rất nguy hiểm. Người bệnh có nguy cơ đột quỵ là rất cao khi mắc các bệnh tim mạch.

Cách phòng ngừa gout mãn tính

Chuyển sang giai đoạn mãn tính cho thấy bệnh đã nặng hơn rất nhiều. Lúc này, bệnh rất khó điều trị và mất nhiều thời gian. Do vậy, để phòng ngừa cũng như lưu ý khi điều trị, người bệnh cần chú ý những điều sau đây:

  • Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật… Không nên ăn thực phẩm lên men, hoa quả có tính axit cao.
  • Không nên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn gây hại sức khỏe. Vì các chất này sẽ làm ức chế khả năng đào thải axit uric.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
  • Không nên vận động mạnh, làm việc quá sức khi bị đau nhức ở khớp.
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để cải thiện sức khỏe xương khớp, hạn chế biến chứng của bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh gout mạn tính

Điều trị triệt để, tận gốc gout mạn tính là điều mà bất kỳ người bệnh nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, khi đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, bệnh gout rất khó điều trị và dễ tái phát. Dưới đây là một số cách chữa bệnh gout hiệu quả bạn nên tham khảo:

Chữa gout mãn tính bằng Tây y

Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp điều trị bệnh gout mãn tính khá phổ biến. Một số loại thuốc được bác sĩ kê toa thuốc điều trị gout mạn tính như sau:

  • Thuốc tăng thải axit uric qua nước tiểu: Thuốc có tác dụng tăng thải axit uric ở cầu thận và ức chế tái hấp thu ở ống thận. Một số loại thuốc thuộc nhóm này như Lesinurad, Probenecid, Benzbromarone…
  • Thuốc hủy urat: Nhóm thuốc này có tác dụng chuyển auric thành allantoin hòa tan. Từ đó giúp hạ nồng độ axit uric trong máu xuống mức bình thường. Một số loại thuốc hủy urat được chỉ định như Pegloticase, Rasburicase…
  • Thuốc ức chế tổng hợp axit uric máu: Nhóm thuốc này được sử dụng cho bệnh nhân gout có sự gia tăng đào thải axit uric trong thận. Một số loại thuốc thuộc nhóm này như Allopurinol, Febuxostat…

Trong trường hợp bệnh không thuyên giảm khi uống thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ các hạt tophi lâu năm ở xung quanh khớp. Từ đó giúp bệnh nhân giảm đau nhức, sưng viêm và phục hồi khả năng vận động. Tuy nhiên, phẫu thuật là phương pháp hầu như không được khuyến khích.

Bài thuốc Đông y chữa gout mạn tính

Theo quan niệm Đông y, bệnh gout khởi phát do thấp, hàn, phong tà xâm nhập. Từ đó gây ảnh hưởng đến công năng của các cơ quan nội tạng. Khi đó, cơ thể sẽ bị ứ huyết, trệ khí và dẫn đến nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh gout. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị bệnh gout bằng Đông y bạn có thể tham khảo:

gout-man-tinh
Các bài thuốc Đông y có tác dụng bổ thận thông huyết, giảm đau nhức ở khớp do gout gây ra

Bài thuốc 1: 

  • Nguyên liệu: Bạch truật, đương quy, đảng sâm, hoàng cầm mỗi loại 10g, ý dĩ nhân, xích tiểu đậu mỗi loại 15g, thăng ma, long đởm thảo, khổ sâm, tri mẫu mỗi loại 6g, phòng kỷ, trư linh, thương truật, trạch tả mỗi loại 12g. 
  • Cách thực hiện: Bệnh nhân uống thuốc mỗi ngày 1 thang cho đến khi có kết quả khả quan.

Bài thuốc 2: Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh

Bài thuốc nam gia truyền điều trị bệnh gout đã được nghiên cứu cách đây 150 năm bởi dòng họ Đỗ Minh. Bài thuốc là sự kết hợp của nhiều thảo dược quý như dây đau xương, chi mẫu, phòng phong, cành sung, bồ công anh, hoàng kỳ, diệp hạ châu, hạ khô thảo sài đất, tơ hồng xanh, nhân trần…

Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh bao gồm các chế phẩm nhỏ như thuốc hoạt huyết, thuốc xoa bóp, thuốc đặc trị viêm khớp, thuốc bổ gan giải độc. Tùy thuộc vào mỗi đối tượng bệnh mà thầy thuốc sẽ gia giảm các chế phẩm phù hợp. 

Bài thuốc 3: Giải pháp điều trị Xương khớp Quân Dân 102

Giải pháp điều trị Xương khớp Quân Dân 102 trải qua ba giai đoạn điều trị:

  • Giai đoạn 1: Thời gian điều trị kéo dài từ 2 tuần - 1 tháng. Bài thuốc với các loại thảo dược như hy thiêm, dây đau xương, độc hoạt, quế chi. Tác dụng điều trị chính là giảm triệu chứng gout, kiểm soát các cơn đau, khó chịu ở khớp.
  • Giai đoạn 2: Thời gian điều trị kéo dài trong khoảng 1 - 2 tháng. Bài thuốc với các loại dược liệu như đương quy, bạch truật, ngưu tất, cổ tích, đỗ trọng, kỷ tử. Tác dụng điều trị chính là điều trị căn nguyên của bệnh, tận gốc, triệt để.
  • Giai đoạn 3: Thời gian điều trị kéo dài trong vòng 1 tháng. Bài thuốc với các thảo dược như xuyên khung, phòng phong, phòng kỷ, thương truật, ngưu tất, quế chi, thiên niên kiện. Tác dụng điều trị chính là nâng cao sức đề kháng và cải thiện chức năng tạng phủ.

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

So với phương pháp Tây y, mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà khá lành tính và an toàn. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng cho trường hợp bị gout nhẹ. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa bệnh gout hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:

  • Lá vối: Lá có đặc tính thanh nhiệt, giải độc, cung cấp chất kháng sinh tự nhiên. Hơn nữa, lá vối còn có tác dụng chống viêm nhiễm, sưng tấy ở ổ khớp. Đó là lý do vì sao dân gian thường sử dụng lá vối để làm thuốc chữa bệnh gout. Bạn chuẩn bị một nắm lá vối tươi, rửa sạch rồi nấu nước uống. Gạn nước, bỏ bã và uống thuốc mỗi ngày để trị bệnh gout.
  • Lá trầu không: Lá trầu không giúp cải thiện triệu chứng của gout hiệu quả. Bởi lá có chứa các hoạt chất như eugenol, chavicol… Các hoạt chất này có công dụng kháng viêm, kích thích làm lành ở ổ khớp. Bạn chuẩn bị 100g lá trầu không sắc thành sợi nhuyễn. Sau đó, cho lá vào bên trong quả dừa xiêm, đậy nắp quả lại. Ngâm hỗn hợp trong 30 phút rồi chắt nước ra uống hết.

gout-man-tinh
Lá trầu không có tác dụng giảm viêm, làm lành ổ khớp

  • Lá sa kê: Ít ai biết rằng lá sa kê có khả năng chống oxy hóa, điều chỉnh chuyển hóa axit uric trong máu. Vì thế, dân gian thường lưu truyền lá sa kê có tác dụng chữa bệnh gout rất tốt. Bạn chuẩn bị 5 lá sa kê, đun với nước sôi và uống hàng ngày thay nước trà.

Tuy nhiên, mẹo dân gian chỉ nên áp dụng cho trường hợp bệnh gout nhẹ. Khi đã chuyển sang gout mãn tính, bạn chỉ nên sử dụng bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị. Không nên quá phụ thuộc vào các bài thuốc dân gian này.

Địa chỉ chữa bệnh gout uy tín, hiệu quả?

Để điều trị bệnh gút mạn tính triệt để, tận gốc, người bệnh nên tìm đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa tốt nhất để chữa bệnh. Một vài gợi ý về các địa chỉ thăm khám bệnh gout hiệu quả bạn có thể tham khảo:

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Khoa Cơ xương khớp bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là địa chỉ bạn có thể lựa chọn để điều trị bệnh gout. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm như siêu âm, hút dịch khớp… Đồng thời thăm khám triệu chứng lâm sàng và có phương pháp chữa bệnh gout hiệu quả.

Địa chỉ bệnh viện tại số 1 đường Trần Hưng Đạo - phường Bạch Đằng - quận Hai Bà Trưng - TP Hà Nội.

Bệnh viện Nhân dân 115 TPHCM

Một trong những bệnh viện uy tín khám và điều trị bệnh gout ở TPHCM đó là bệnh viện Nhân dân 115. Bệnh viện trang bị đầy đủ các thiết bị chụp, nội soi khớp để chẩn đoán bệnh. Với bề dày kinh nghiệm, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp chữa bệnh gout hiệu quả nhất.

Bệnh viện tọa lạc tại số 520 đường Nguyễn Tri Phương, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

Phòng khám y học cổ truyền Đỗ Minh Đường

Phòng khám y học cổ truyền Đỗ Minh Đường của dòng họ Đỗ Minh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám và chữa bệnh gout. Các bài thuốc trị gout tại đây đã được nghiên cứu và lưu truyền qua 150 năm. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh gout nặng đã thăm khám tại phòng khám Đỗ Minh Đường và cho hiệu quả điều trị bệnh tích cực.

gout-man-tinh
Phòng khám Đỗ Minh Đường là địa chỉ thăm khám và trị bệnh gout hiệu quả, uy tín

Hiện nay, phòng khám Đỗ Minh Đường có đội ngũ y, bác sĩ, lương y có bề dày kinh nghiệm. Các bác sĩ sẽ tận tình xem xét, bốc thuốc phù hợp và kiểm soát tình trạng bệnh trong suốt quá trình điều trị.

Phòng khám có địa chỉ tại số nhà 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, TP Hà Nội. Ngoài ra, tai TP. Hồ chí Minh, phòng khám tọa lạc tại số 179 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về bệnh gout mãn tính, nguyên nhân và cách điều trị bệnh. Bác sĩ khuyên rằng khi phát hiện bệnh gout ở giai đoạn nhẹ, người bệnh nên tích cực điều trị. Tránh trường hợp để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính rất nguy hiểm và khó chữa khỏi.

Câu hỏi thường gặp
Cao gắm chữa gout là một trong những phương pháp điều trị gout bằng dược liệu tự nhiên hiện được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả điều trị nhất định. Tuy nhiên, cao gắm có thực sự tốt không và cách sử dụng sản phẩm này như thế nào hiệu quả thì không phải ai cũng biết....
Tìm được những bệnh viện gout chuyên khoa, điều trị hiệu quả là điều hầu hết bệnh nhân đều mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc những bệnh viện gút chuyên khoa, uy tín nhất hiện nay.  Các tiêu chí chọn bệnh viện gout điều trị hiệu quả Gout là một bệnh lý rất nguy...
Bệnh gout có lây không là một vấn đề quan trọng mà nhiều người bệnh quan tâm. Để trả lời câu hỏi trên cũng như tìm hiểu về cách điều trị bệnh, bạn hãy tham khảo thông tin bài viết dưới đây.  Bệnh gout có lây không? Các đường lây lan bệnh gout Về bản chất, bệnh gout là tình...
Gout đau ở đâu? Thông thường, khi bị gout người bệnh phải gánh chịu những cơn đau đớn, sưng viêm. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ vị trí đau của bệnh gout để chẩn đoán bệnh chính xác. Vậy bị gút đau ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần biết. Bệnh gout...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Gout Mãn Tính bằng YHCT


Bài viết liên quan