Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Ngứa nổi da gà là bệnh lý khá phổ biến và xảy ra ở mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già. Tuy nhiên, hầu hết mọi người lại chưa nắm rõ nổi da gà kèm theo ngứa là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào là tốt nhất? Vì thế, để giải đáp vấn đề này, chúng tôi sẽ xin chia sẻ các thông tin hữu ích sau đây. 

Ngứa nổi da gà là bệnh gì?

Nổi da gà ngứa khiến người bệnh cảm thấy khó chịu vì những cơn ngứa ngáy, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống, học tập. Căn bệnh này tự đến rồi hết sau một thời gian ngắn sẽ không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, ngứa nổi da gà kéo dài, tái phát thường xuyên thì rất có thể bạn đang mắc một trong các bệnh lý sau:

1. Bệnh nổi mề đay gây mẩn ngứa

Khi thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột hoặc do dị ứng thực phẩm, sức đề kháng suy giảm… rất dễ dẫn đến sự phản ứng của da. Từ đó, gây nên nổi mề đay mẩn ngứa với các nốt mẩn đỏ cùng những cơn ngứa rất khó chịu và dữ dội.

ngua-noi-da-ga
Bệnh nổi mề đay gây ngứa da, nổi sẩn

Nổi mề đay mẩn ngứa đôi khi còn kèm theo những triệu chứng khác như buồn nôn, mí mắt sưng, tiêu chảy, môi sưng, phù mạch… Đây là bệnh lý không nguy hiểm nhưng cần điều trị kịp thời và đúng cách để tránh gây biến chứng sốc phản vệ, nhiễm trùng.

2. Dị ứng thời tiết

Với những người có làn da nhạy cảm rất dễ bị dị ứng thời tiết mỗi khi khí hậu có sự thay đổi đột ngột. Lúc này, cơ thể chưa thích nghi kịp nên khiến nhiều cơ quan xuất hiện các triệu chứng điển hình, trong đó có da.

Biểu hiện rõ nhất khi da bị dị ứng thời tiết là nổi da gà và ngứa. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp khác nhau mà mức độ mẩn ngứa, nổi da gà khác nhau. Có những người chỉ bị ngứa nhẹ, nốt ban có kích thước nhỏ. Thế nhưng, cũng có người bị đau, sưng tấy, xung huyết trên da.

Ngoài tác động đến da, một số cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi như nghẹt mũi, khó thở, viêm họng, ho…

3. Tình trạng dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông xảy ra khi sự sản sinh quá mức của các tế bào sừng. Từ đó, khiến tắc nghẽn lỗ chân lông và các nốt nhỏ như da gà hình thành trên da. Nếu không được loại bỏ kịp thời sẽ khiến vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ, sinh sôi trong các nang lông này. Từ đó, sẽ gây hiện tượng ngứa da, nổi sẩn.

Ngứa nổi da gà do dày sừng nang lông không đáng lo ngại vì là bệnh lành tính. Thế nhưng, chúng ta cần chu đáo trong việc chăm sóc, điều trị da đúng cách ngay từ sớm để tránh dẫn đến nhiễm trùng, viêm nang lông…

4. Ngứa nổi da gà do viêm nang lông

Nếu nang lông bị tấn công bởi các vi khuẩn hoặc nấm sẽ dẫn đến viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài, không được loại bỏ kịp thời sẽ dẫn đến bệnh lý viêm nang lông. Lúc này, ở phạm vi lỗ chân lông sẽ xuất hiện các mụn đỏ hoặc mụn đầu trắng, kèm theo đó là tình trạng sưng đau, ngứa rát rất khó chịu.

ngua-noi-da-ga
Viêm nang lông khiến da nổi sẩn và ngứa ngáy

5. Rôm sảy

Rôm sảy khiến da nổi sần như da gà và ngứa. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân nổi rôm sảy là do tắc nghẽn tuyến mồ hôi trên da, gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ, viêm nhiễm. Thời điểm dễ xảy ra rôm sảy nhất là vào mùa hè vì thời tiết nắng nóng, lượng mồ hôi ra nhiều hơn.

Thông thường nổi rôm sảy sẽ tự khỏi nếu làn da được vệ sinh sạch sẽ và thời tiết dần mát mẻ hơn. Tuy nhiên, cần chăm sóc da đúng cách để giảm ngứa ngáy, khó chịu.

6. Bị nổi da gà và ngứa có thể là do bệnh ghẻ

Ghẻ là bệnh lý khá phổ biến, gây ra bởi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei. Khi mắc bệnh, các tổn thương màu đỏ sẽ xuất hiện trên da giống như da gà nên sần sùi. Kèm theo đó là hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu, đóng vảy.

Bệnh ghẻ mặc dù không nguy hiểm, thế nhưng, để tránh các biện chứng như nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp tính thì cần được can thiệp điệu trì đúng cách, kịp thời.

7. Nổi da gà ngứa khắp người có thể do viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có triệu chứng điển hình là làn da ngứa, nổi sần giống da gà. Cùng với đó là các biểu hiện khác như: 

  • Làn da xuất hiện các nốt mẩn đỏ li ti và da khô.
  • Da dễ bị bong tróc khi chà xát mạnh.
  • Các cơn ngứa sẽ tăng nhiều hơn vào ban đêm, khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Bệnh dễ lây lan sang các vùng da khác do tình trạng gãi gây trầy xước, tổn thương và viêm nhiễm.
  • Vùng da tổn thương có sự chuyển màu sẫm hơn so với vùng da xung quanh.

Viêm da cơ địa rất khó điều trị dứt điểm vì đây là bệnh mãn tính. Do đó, người bệnh thường phải đối mặt mỗi năm vài lần.

8. Các bệnh lý về gan, thận

Chức năng của gan, thận là đào thải độc tố, giúp thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, khi gan và thận gặp vấn đề hoặc mắc các bệnh lý liên quan sẽ khiến lượng độc tố không được bài tiết ra bên ngoài mà tích tụ dưới da. Vì thế, dẫn dến tình trạng da nổi sần, ngứa ngáy.

9. Ngứa ngáy, nổi da gà có thể do nhiễm giun sán, nhiễm khuẩn

Nếu cơ thể bị nhiễm khuẩn hay giun sán sẽ khiến hệ miễn dịch mất cân bằng. Lúc này, nếu hệ miễn dịch hoạt động với cường độ mạnh sẽ khiến làn da bị kích ứng với biểu hiện là nổi sần và ngứa. Ngoài ra người bệnh có thể nhận biết bản thân bị nhiễm giun sán gây nổi da gà khi thấy sụt cân không rõ nguyên nhân, da khô, đau nhức tai, dễ bị sốt, táo bón...

Bị ngứa nổi da gà có nguy hiểm không?

Tình trạng da nổi hột giống da gà ngứa chủ yếu là do bệnh da liễu. Hầu hết đây chỉ là triệu chứng của bệnh nên không quá nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng.

Thế nhưng, các tổn thương trên da kèm theo sự ngứa ngáy khó chịu lại gây những ảnh hưởng nhất định đến công việc, cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, làn da còn trở nên kém mịn màng, thiếu sức sống và mất thẩm mỹ.

ngua-noi-da-ga
Ngứa da nổi hột giống da gà có nguy hiểm không

Ngoài ra, không ít trường hợp chủ quan không điều trị hoặc điều trị sai cách khiến cho mức độ tổn thương da càng nghiêm trọng hơn, khiến thời gian chữa trị kéo dài. Thậm chí, không ít người phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do trị bệnh quá muộn không đúng cách như sốc phản vệ, nhiễm trùng, viêm cầu thận cấp…

Khi nào nên đi khám?

Bởi ngứa nổi da gà là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, những biến chứng cũng rất khó lường. Do đó người bệnh không nên chủ quan, sớm thăm khám nếu gặp phải một trong những dấu hiệu dưới đây:

  • Tình trạng sưng nóng xuất hiện trên da.
  • Hiện tượng ngứa da kèm nổi da gà kéo dài trong nhiều ngày
  • Làn da chảy mủ hoặc dịch ứ đọng.
  • Người ớn lạnh và sốt cao.

Điều trị ngứa nổi da gà sao cho hiệu quả?

Nổi da gà và ngứa có rất nhiều cách để điều trị khác nhau. Các bạn có thể áp dụng một trong những biện pháp sau đây:

1. Điều trị tại nhà

Có rất nhiều cách giảm ngứa và tổn thương trên da bằng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong gia đình. Có thể kể đến như:

Sử dụng gel nha đam

Gel nha đam cung cấp lượng vitamin và nước dồi dào nên có tác dụng giảm ngứa, làm dịu da rất nhanh. Đồng thời, còn giúp dưỡng ẩm, phục hồi làn da hư tổn.

ngua-noi-da-ga
Dùng gel nha đam trị ngứa da, nổi sản như da gà

Thực hiện:

  • Lấy phần gel nha đam thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Rửa sạch lại với nước sau thời gian 15 - 20 phút.

Lưu ý: Gel nha đam dễ gây dị ứng với những người có làn da nhạy cảm. Do đó, bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng phương pháp này.

Thực hiện chườm lạnh

Sự tác động của túi chườm lạnh sẽ giúp giảm ngứa ngáy, sưng đỏ và xung huyết.

Thực hiện:

  • Dùng đá cho vào túi chườm và chườm nhẹ nhàng lên vùng da cần điều trị.
  • Chỉ cần làm 5 phút rồi nghỉ 5 phút, sau đó lại làm thêm vài lần nữa.

Ngoài ra, nếu bạn bị nổi da gà ngứa khắp người có thể tắm với nước lạnh một chút để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, chỉ tắm nước lạnh vừa phải để tránh gây hại cho sức khỏe.

Dùng lá bạc hà đun nước tắm

Lá bạc hà có chứa lượng tinh dầu khá lớn có tác dụng làm dịu và mát da. Vì thế bạn có thể áp dụng cách sau đây để cải thiện tình trạng ngứa nổi da gà:

  • Đem rửa sạch 1 nắm lá bạc hà với nước. Để an toàn hơn, bạn có thể ngâm thêm 10 phút vào nước muối pha loãng.
  • Đem lá bạc hà vò nát và cho vào nồi cùng chút nước. Đun sôi kỹ thì tắt bếp.
  • Đổ nước trong nồi da, pha thêm nước cho mát và tắm như bình thường.

Thực hiện vài lần, làn da sẽ giảm các tổn thương đáng kể.

Sử dụng baking soda

Baking soda có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn nên sẽ nhanh giảm ngứa ngáy, khó chịu trên da. Nếu vùng da bị tổn thương có diện tích nhỏ thì bạn có thể thực hiện:

  • Sử dụng baking soda pha với nước theo tỷ lệ 3:1.
  • Sau đó, ngâm vùng da vào hỗn hợp này khoảng 10 phút thì rửa lại thật sạch.

Lưu ý: Các phương pháp thiên nhiên điều trị tại nhà chỉ hỗ trợ giảm ngứa nổi da gà đối với những trường hợp nhẹ. Nếu đã áp dụng các cách kể trên mà tình trạng ngứa nổi da gà không cải thiện thì bạn cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Với sự chuyên môn, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây nổi da gà ngứa, mức độ bệnh để có phương án điều trị khoa học, hiệu quả nhất.

2. Điều trị ngứa nổi da gà bằng thuốc

Da nổi da gà ngứa có thể điều trị bằng các loại thuốc ở dạng bôi và dạng uống. Mục đích của các loại thuốc này là giúp các tế bào da bị tổn thương phục hồi và giảm ngứa ngáy, khó chịu.

ngua-noi-da-ga
Sử dụng thuốc tây trị ngứa da, nổi hột như da gà

Thuốc bôi điều trị ngứa, nổi da gà

  • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc bôi này dùng để điều trị các bệnh viêm nang lông hay những tổn thương trên da xuất hiện bội nhiễm.
  • Thuốc chứa steroid: Sở hữu dẫn xuất steroid trong thành phần nên các loại thuốc bôi này có tác dụng giảm ngứa, chống viêm. Tuy nhiên, bạn chỉ dùng nhóm thuốc này từ 5 – 10 ngày để tránh tác dụng phụ.
  • Dung dịch DEP: Có tác dụng điều trị những tổn thương da do bệnh ghẻ gây ra cũng như giảm ngứa hiệu quả. Loại thuốc này bôi ngày 2 – 3 lần để phát huy hiệu quả tối đa.
  • Thuốc bôi chứa BHA hoặc AHA: Nhóm thuốc này có tác dụng sát trùng nhẹ và làm mòn lớp sừng dày ở nang lông. Vì thế, thuốc này dùng cho những trường hợp nổi da gà ngứa do dày sừng nang lông.

Thuốc uống điều trị nổi da gà và ngứa

Dùng loại thuốc kháng H1 (hay còn gọi là Histamine 1). Nhóm thuốc này điều trị các trường hợp da nổi như da gà ngứa do nổi mề đay, do dị ứng thời tiết…. Tuy nhiên, loại thuốc này gây tác dụng phụ điển hình là buồn ngủ và thiếu tập trung.

Lưu ý: Những loại thuốc trên không cần kê toa mà vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo dùng đúng cách, đúng liều lượng nhằm tránh các tác dụng phụ, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chuẩn nhất.

3. Thuốc đông y chữa nổi da gà ngứa

Các bài thuốc đông y sử dụng những thảo dược thiên nhiên nên trị bệnh lành tính, ít tác dụng phụ mà cho hiệu quả cao. Do đó, các bạn có thể áp dụng một số bài thuốc sau đây:

Bài thuốc số 1

Chuẩn bị nguyên liệu:

  •       Ngải cứu 90g
  •       Hoa tiêu, hùng hoàng: Mỗi vị 6g
  •       Phòng phong 30g.

Thực hiện:

  • Cho các nguyên liệu vào nồi cùng với 3 lít nước. Tiến hành đun sôi thì tắt bếp.
  • Sử dụng nước khi còn nóng để thực hiện xông ở những vùng da bị mẩn ngứa trong khoảng 5 phút.
  • Sau đó, dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị ngứa, nổi sẩn.
  • Bài thuốc nên áp dụng 2 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu dùng cho trẻ em thì liều lượng chỉ bằng ½ so với các vị thuốc kể trên.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị nguyên liệu

  •       Thương nhĩ tử, bạch tật lê: Mỗi vị thuốc 100g
  •       Dạ giao đằng 200g
  •       Bạch tiên bì, sà sàng tử, huyền thoái: Mỗi vị thuốc 20g.

Cách thực hiện:

ngua-noi-da-ga
Đông y điều trị da nổi mẩn như da gà và ngứa

  • Cho các vị thuốc vào ấm cùng 5 lít nước. Tiến hành đun sôi trong khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Gạn lấy phần nước. Sau đó, hòa nước này với nước nguội sao cho có nhiệt độ ấm.
  • Ngâm rửa vùng da bị ngứa, nổi sần trong nước thuốc với thời gian 15 – 20 phút.
  • Bài thuốc nên thực hiện ngày 2 lần. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp với diện tích vùng da bị tổn thương.

Phòng ngừa và chăm sóc khi ngứa nổi da gà

Để gia tăng hiệu quả điều trị da sần sùi và ngứa cũng như phòng bệnh hiệu quả, các bạn nên áp dụng ngay các biện pháp sau:

  • Chú ý vệ sinh và giữ gìn làn da sạch sẽ mỗi ngày.
  • Lựa chọn trang phục thấm hút mồ hôi, thông thoáng, dễ chịu. Hạn chế mặc quần áo bó sát dễ khiến da tổn thương.
  • Uống đủ mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước, bao gồm có nước lọc, nước ép trái cây, nước canh, nước rau củ… để thanh lọc, giải độc tốt hơn. Đồng thời, tăng sức đề kháng và hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa nổi da gà.
  • Cần chú ý chăm sóc da và lựa chọn trang phục phù hợp khi thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Chú ý ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng kết hợp nghỉ ngơi điều độ.
  • Không gãi lên vùng da để tránh tổn thương lan rộng.
  • Đảm bảo nơi làm việc, sinh hoạt và phòng ngủ luôn thoáng mát, dễ chịu.

Kết luận

Ngứa nổi da gà là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Tất cả những vấn đề này đã có lời giải đáp trên đây. Hy vọng những thông tin chia sẻ sẽ giúp bạn sớm khắc phục được tình trạng bị nổi da gà và ngứa hiệu quả, an toàn nhất.


Top địa chỉ phòng khám Ngứa Nổi Da Gà


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan