Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm da cơ địa không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến tinh thần, cuộc sống của người bệnh. Chúng không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn thường xuyên tái phát, dễ để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ. Vì thế, để kiểm soát bệnh tốt, an toàn thì chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không là giải pháp bạn không nên bỏ qua. 

Vì sao nên dùng lá trầu không chữa viêm da cơ địa?

Trong y học cổ truyền, lá trầu không là một vị thuốc được dùng nhiều trong điều trị bệnh da liễu, nổi bật là viêm da cơ địa. Ngày nay mẹo dân gian này vẫn được rất nhiều người tin tưởng áp dụng bởi những hiệu quả chúng mang lại là:

  • Kháng viêm và kháng khuẩn tốt: Lá trầu không chứa các hoạt chất như chavicol, estragole, hydrochavicol,… có khả năng kháng viêm, ngừa khuẩn và diệt hiệu quả. Nhờ đó, chúng giúp giảm ngứa, sưng tấy, mẩn đỏ và viêm nhiễm do bệnh viêm da cơ địa gây ra.
  • Làm lành da: Lá trầu không có khả năng thúc đẩy tái tạo da, làm lành tổn thương và giảm sẹo. Đặc biệt, hàm lượng tanin lớn trong lá còn giúp se khít lỗ chân lông, làm mịn da và giảm thâm nám.
  • An toàn và dễ sử dụng: Lá trầu không là nguyên liệu dễ kiếm, giá rẻ và an toàn cho người sử dụng. Tùy vào tình trạng bệnh lý, bạn có thể dùng lá để đắp, tắm hay uống đều được.
Lá trầu không là một vị thuốc được dùng nhiều trong điều trị bệnh da liễu
Lá trầu không là một vị thuốc được dùng nhiều trong điều trị bệnh da liễu

Top những cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không dễ thực hiện

Lá trầu không mặc dù có khả năng điều trị viêm da cơ địa nhưng cần áp dụng đúng cách mới đạt được hiệu quả cao. Dưới đây là một số giải pháp được nhiều người tin dùng và đánh giá cao, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Bôi lá trầu không lên vùng da bị viêm

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu theo cách bôi trực tiếp tinh dầu của loại lá này lên vùng da bị viêm sẽ giúp tận dụng nhiều nhất các dưỡng chất trong nguyên liệu.

Nguyên liệu: Muối, lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá trầu không bánh tẻ. Để an toàn hơn, bạn có thể ngâm lá trầu vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
  • Bước 2: Rửa lại lá trầu với nước lần nữa và tiến hành vò nát nhằm đảm bảo các tinh chất của lá thoát ra ngoài.
  • Bước 3: Dùng nước ấm rửa sạch vùng da bị viêm. Sau đó, chà nhẹ nhàng lá trầu đã vò nát lên da, kết hợp massage nhẹ nhàng và để làn da khô tự nhiên.

Áp dụng đều đặn cách này 1 lần/ngày. Kiên trì trong khoảng 7 ngày, sẽ cảm nhận sự thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

Bôi lá trầu không lên vùng da bị viêm
Bôi lá trầu không lên vùng da bị viêm

2. Ngâm nước trầu không

Bài thuốc ngâm rửa với lá trầu không sẽ giúp giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh viêm da cơ địa gây ra. Đồng thời, giúp loại bỏ tế bào da chết, làm mềm da và tình trạng dày sừng sẽ được cải thiện.

Nguyên liệu: Muối, lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chọn 6 – 7 lá trầu loại bánh tẻ, đem rửa sạch. Sau đó, ngâm vào nước muối 10 – 15 phút cho sạch hết bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Bước 2: Vớt lá trầu ra, vò cho nát. Cho lá trầu vào nồi cùng 1,5 lít nước và tiến hành đun sôi cho thật kỹ.
  • Bước 3: Đổ nước ra thau, cho chút nước mát vào, hòa cho ấm. Tiến hành ngâm rửa tay chân với nước trầu không. Kết hợp dùng lá trầu chà xát lên da nhằm giảm viêm, sưng ngứa.

Phương pháp này nên áp dụng tốt nhất là vào buổi tối nhằm giúp ngủ ngon hơn nhờ tác dụng giảm ngứa ngáy. Duy trì đều đặn mỗi ngày để giảm nhanh triệu chứng của bệnh.

3. Tắm bằng nước lá trầu không

Nếu mức độ viêm da cơ địa xảy ra trên diện rộng thì cách điều trị hiệu quả bằng lá trầu không chính là đun nước để tắm. Phương pháp này không chỉ giảm ngứa mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp các vùng da bị tổn thương nhanh phục hồi…

Nguyên liệu: Muối, lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá trầu không mang đi rửa thật sạch với nước rồi ngâm lá trầu vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút để khử trùng. Rửa lại lá trầu với nước sạch.
  • Bước 2: Cho lá trầu vào nồi cùng 2 lít nước. Đun sôi 10 phút để các tinh chất trong lá trầu tiết ra.
  • Bước 3: Để nguội nước tắm và pha thêm nước ấm nếu cần thiết.
  • Bước 4: Tắm với nước lá trầu khoảng 15 phút. Lau khô người sau khi tắm. Cách này nên áp dụng kiên trì và đều đặn mỗi ngày 1 lần.

4. Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không và muối

Dung dịch lá trầu không và muối có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, tẩy da chết, giảm sưng, ngứa ngáy khá tốt. Do đó, bạn có thể sử dụng dung dịch này theo cách sau đây để giảm triệu chứng của viêm da cơ địa:

Nguyên liệu: Muối, lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá trầu không mang đi rửa thật sạch với nước rồi ngâm lá trầu vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút để khử trùng. Rửa lại lá trầu với nước sạch.
  • Bước 2: Cho lá trầu vào cối giã nhuyễn hoặc dùng máy xay, lọc bỏ bã lấy nước cốt.
  • Bước 3: Chế thêm 100ml nước và một ít muối hạt vào nước cốt, khuấy đều.
  • Bước 4: Sau khi vùng da bị viêm được làm sạch, các bạn hãy thoa hỗn hợp lên da và nhẹ nhàng massage khoảng 2 – 3 phút để các tinh chất thẩm thấu vào da tốt hơn.
  • Bước 5: Lưu mặt nạ trên da khoảng 15 phút thì dùng nước ấm rửa lại cho sạch. Mẹo này nên dùng lâu dài và đều đặn ngày 1 lần để cảm nhận hiệu quả.

5. Trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không và gừng tươi

Kết hợp lá trầu không và gừng tươi sẽ mang đến phương pháp chữa viêm da cơ địa nhờ tác dụng giảm ngứa ngáy, giảm sưng, chống viêm và làm mềm da. Tuy nhiên, sau khi áp dụng cần thoa kem dưỡng để đảm bảo làn da được cấp ẩm, giảm kích ứng, tránh bị khô da.

Trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không và gừng tươi
Trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không và gừng tươi

Chuẩn bị:

  • Lá trầu không: 3 – 4 lá
  • Gừng: 1 củ

Tiến hành:

  • Đem lá trầu không rửa sạch. Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành các miếng nhỏ.
  • Cho vào nồi 2 lít nước và tiến hành đun sôi cùng gừng, lá trầu không. Bạn nên đun sôi thật kỹ để các tinh chất của nguyên liệu tiết vào nước.
  • Đổ nước ra thau, đợi nước ấm thì tiến hành ngâm rửa vùng da bị viêm nhiễm trong khoảng 20 phút.

Duy trì đều đặn và thường xuyên sẽ không phải lo lắng viêm da cơ địa làm sao hết.

6. Dùng lá trầu không và lá khế

Nếu sợ sử dụng riêng lá trầu không dễ gây xót da và nóng rát thì có thể kết hợp thêm lá khế. Nhờ có lá khế, mức độ kích ứng sẽ giảm và hiệu quả điều trị bệnh cũng gia tăng hơn. Lý do là lá khế có vị chua, se, tính bình nên giúp giảm ngứa, làm dịu da và tiêu viêm. Vì thế, bạn có thể kết hợp 2 loại lá này để điều trị viêm da cơ địa như sau:

Nguyên liệu: Lá trầu không, lá khế, muối.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy lá khế và lá trầu không: Mỗi loại 1 nắm. Sau đó, đem rửa thật sạch. Có thể ngâm thêm vào nước muối pha loãng để làm sạch hoàn tốt hơn.
  • Bước 2: Đem 2 loại lá vò nát hoặc cắt nhỏ, rồi cho vào nồi. Thêm 1 lít nước vào.
  • Bước 3: Tiến hành đun sôi cho kỹ nhằm giúp các dưỡng chất từ lá tiết ra nước.
  • Bước 4: Dùng nước này ngâm rửa sau khi đã pha thêm nước mát với nhiệt độ phù hợp. Kết hợp ngâm rửa với việc dùng lá chà lên vùng da bị viêm nhẹ nhàng để tăng tác dụng. Thực hiện đúng cách và đều đặn ngày 1 lần, cho đến khi thấy bệnh thuyên giảm.

7. Bài thuốc uống điều trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Ngoài các cách kể trên nhằm điều trị viêm da cơ địa từ bên ngoài, các bạn có thể áp dụng bài thuốc uống nhằm điều trị bệnh từ sâu bên trong. Theo đó, cách trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không với phương pháp này cần tuân thủ theo hướng dẫn sau đây:

Nguyên liệu: Lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy 8 – 16g lá trầu không rửa thật sạch. Để đảm bảo an toàn, bạn nên ngâm 15 phút trong nước muối pha loãng rồi vớt ra, để ráo.
  • Bước 2: Dùng lá trầu hãm nước như hãm chè hoặc đun sôi và uống trong ngày. Thực hiện đều đặn hàng ngày để hiệu quả trị bệnh được tăng cường.
Bài thuốc uống điều trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không
Bài thuốc uống điều trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Những lưu ý khi điều trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Lá trầu không mặc dù trị bệnh được đánh giá là an toàn nhưng bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Cần làm sạch kỹ lá trầu không trước khi chế biến, tránh còn sót bụi bẩn, tạp chất làm da bị kích ứng và khiến tình trạng viêm nhiễm trở nặng.
  • Bài thuốc từ lá trầu không dùng ngay sau khi làm, không để qua đêm hay trong thời gian dài.
  • Lá trầu không không thể điều trị dứt điểm bệnh, chỉ cải thiện triệu chứng, kiểm soát bệnh và phù hợp với tình trạng viêm da nhẹ.
  • Khuyến cáo người dị ứng với thành phần có trong lá trầu không không nên sử dụng.
  • Hiệu quả tác dụng của lá tương đối chậm, phụ thuộc vào cơ địa và đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng.
  • Trường hợp tình trạng viêm da không thuyên giảm có dấu hiệu trở nặng, hãy đến ngay bệnh viện, phòng khám gần nhất để có phương hướng xử lý kịp thời.

Trên đây là một số cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không được đánh giá cao và tin dùng. Bạn cần cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ mỗi phương pháp để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhằm sớm điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan