Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bị nổi mẩn đỏ quanh vùng mắt là một triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy lo lắng vì khu vực này khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này hiệu quả và an toàn.

Nổi mẩn đỏ quanh mắt là bệnh gì?

Mắt là bộ phận quan trọng và nhạy cảm, chứa nhiều mạch máu và ít chất béo. Chỉ với tác động nhỏ cũng có thể khiến khu vực mắt bị tổn thương, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.

Mẩn đỏ quanh mắt thường đi kèm với các triệu chứng như ngứa, sưng, đau, có cảm giác nóng rát. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc mở mắt, thường phải nheo mắt, gây cản trở tầm nhìn. Tình trạng mẩn đỏ có thể xuất hiện ở một bên hoặc đồng thời cả hai bên mắt.

Theo lý giải của các chuyên gia, tình trạng nổi mẩn đỏ quanh mắt có thể là dấu hiệu của một số bệnh sau:

Mề đay

Khi một tác nhân kích ứng nào đó đi vào cơ thể làm kích thích hệ miễn dịch quá mức. Nồng độ Histamin trong máu sẽ tăng cao, vượt ngưỡng chịu đựng của cơ thể. Mẩn đỏ có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có khu vực xung quanh mắt.

bi-noi-man-do-quanh-mat
Nổi mề đay có thể gây mẩn đỏ tại nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có vùng da quanh mắt

Mẩn đỏ do mề đay có kích thước, hình dáng không đồng đều, có thể là chấm li ti hoặc những mảng lớn, hơi sưng phù, gây ngứa.

Nguyên nhân gây nổi mề đay rất đa dạng: do thời tiết, thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, mỹ phẩm hay bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa…

Thông thường, sau khi cách ly với chất gây kích ứng, mề đay có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị.

Nếu tình trạng mẩn đỏ quanh mắt do mề đay sau nhiều ngày không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc tái phát nhiều lần bạn cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Đặc biệt, tình trạng mề đay nặng có thể gây sưng phù khí quản, làm hẹp đường thở, gây thiếu dưỡng khí. Thậm chí, có thể xảy ra sốc phản vệ, gây thiệt mạng nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Viêm da tiết bã

Tình trạng viêm da tiết bã thường xuất hiện ở những người có vùng da quanh mắt mỏng, đổ mồ hôi dầu. Mồ hôi tiết nhiều khiến lỗ chân lông giãn nở. Bã nhờn bám lại trên da tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, xâm nhập vào lỗ chân lông.

Từ đó gây nổi mẩn đỏ quanh mắt, kèm theo cảm giác ngứa, khô da, tróc vảy trắng. Viêm da tiết bã là bệnh lý da liễu mãn tính, thường sẽ tái phát nhiều lần trong năm. Phụ nữ có bầu, sau sinh, mãn kinh, trẻ em dậy thì, hormone thay đổi nhiều là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này nhất.

Dị ứng tiếp xúc

Vùng da quanh mắt vốn mỏng manh và nhạy cảm hơn nhiều vùng da khác trên cơ thể. Khi tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố độc hại sẽ dễ sinh cảm giác châm chích, nổi mẩn đỏ.

bi-noi-man-do-quanh-mat
Dị ứng tiếp xúc gây nổi mẩn đỏ quanh mắt

Có nhiều tác nhân gây ra phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với vùng da quanh mắt, bao gồm:

  • Thời tiết biến đổi đột ngột, nhiệt độ cao hoặc thấp, độ ẩm không khí thấp, không khí ẩm mốc.
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều protein, độc hại hoặc có khả năng gây kích ứng mạnh như hải sản, thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, măng tươi, rượu bia, chất kích thích.
  • Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với loại da, sản phẩm không được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch, nguyên liệu kém chất lượng, hoặc có thành phần tẩy rửa mạnh.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Các tác nhân khác như nước bẩn, bụi bẩn, lông động vật, hoặc phấn hoa.

Trong nhiều trường hợp, tác nhân kích thích có thể không trực tiếp gây nổi mẩn đỏ quanh mắt. Khi tiếp xúc với tác nhân này, vùng da quanh mắt thường có cảm giác châm chích, ngứa ngáy.

Theo phản ứng bản năng, bạn thường đưa tay dụi, gãi. Ma sát mạnh giữa tay với da có thể khiến bạn bị nổi mẩn đỏ quanh mắt.

Phụ thuộc vào cơ địa và tác nhân gây dị ứng, mức độ mẩn đỏ ngứa ở mỗi người sẽ có khác biệt. Tình trạng này có thể tự hết sau 1-2 ngày cách ly khỏi tác nhân kích ứng.

Mẩn đỏ quanh mắt gây ra biến chứng gì?

Như vậy, đa số trường hợp, bị nổi mẩn đỏ quanh mắt không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan, mẩn đỏ quanh mắt kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy:

  • Mí mắt sưng, ngứa ảnh hưởng đến thị lực, gây cản trở tầm nhìn
  • Cảm giác ngứa ngáy, châm chích, nóng rát do mẩn đỏ gây khó ngủ, mất ngủ
  • Dụi, gãi nhiều gây nhiễm trùng da, gây tổn thương kết mạc, gây viêm kết mạc mắt
  • Mắt bị thương gây suy giảm thị lực tiềm ẩn nhiều rủi ro khác như tai nạn giao thông, giảm hiệu suất công việc, gây mất thẩm mỹ, mất tự tin…
  • Viêm dây thần kinh do gãi, dụi liên tục khiến vùng da quanh mắt sạm đen.

Bởi vậy, khi bị nổi mẩn đỏ quanh mắt, người bệnh nên đến cơ sở y tế để khám, điều trị dứt điểm.

Cách điều trị nổi mẩn đỏ xung quanh mắt

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh và cơ địa, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, có một số hướng điều trị nổi mẩn đỏ quanh mắt như sau:

Chữa bằng mẹo tại nhà

Với trường hợp nổi mẩn đỏ quanh mắt cấp tính, mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các mẹo trị mẩn đỏ ngay tại nhà như:

bi-noi-man-do-quanh-mat
Dùng mật ong và nha đam giúp làm dịu vùng da quanh mắt

  • Đắp khoai tây: Khoai tây tính mát, giúp xoa dịu cảm giác ngứa, nóng rát, diệt khuẩn giúp mẩn ngứa nhanh lặn hơn.
  • Dùng hỗn hợp nha đam và mật ong: Nha đam và mật ong giúp tăng độ ẩm, dưỡng da, xoa dịu cơn ngứa do mẩn đỏ. Các dưỡng chất trong nha đam và mật ong còn có công dụng làm đẹp, xóa nếp nhăn, xóa quầng thâm mắt.
  • Rửa bằng nước muối loãng: Nước muối loãng 0,9 giúp loại bỏ vi khuẩn và rửa trôi bụi bẩn quanh mắt, giúp tránh nhiễm trùng.
  • Massage vùng da quanh mắt: Các động tác massage đơn giản giúp xoa dịu cảm giác ngứa rát, thúc đẩy lưu thông máu, giúp mắt thư giãn. Làm nóng nóng tay trỏ và đặt lên khóe mắt, nhấn nhẹ rồi dùng lực ngón tay nhẹ nhàng vuốt về phía đuôi mắt, sang thái dương. Lặp lại 3 lần, mỗi lần 2-3 giây, thực hiện nhiều lần trong ngày.

Áp dụng thuốc Tây trong điều trị mẩn đỏ quanh mắt

Để điều trị mẩn đỏ quanh mắt, các bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc chống dị ứng, thuốc kháng sinh và nước muối vệ sinh mắt cho người bệnh.

  • Thuốc kháng Histamin, thuốc chẹn H1 giúp ức chế, khóa hoạt tính của Histamin, đưa nồng độ Histamin trong máu về ngưỡng an toàn. Nhờ vậy, các triệu chứng mẩn ngứa do mề đay, dị ứng sẽ nhanh chóng được kiểm soát.
  • Thuốc nhỏ mắt Phenylephrine, Naphazoline, Tetrahydrozoline giúp giảm cảm giác cộm, mỏi, đau rát mắt.
  • Thuốc bôi chứa corticoid giúp giảm ngứa, tiêu viêm, dùng cho trường hợp bệnh nặng và không dung nạp các thuốc kháng Histamin.

bi-noi-man-do-quanh-mat
Dùng thuốc nhỏ mắt khi mẩn đỏ quanh mắt làm ảnh hưởng đến mắt

Lưu ý khi bị nổi mẩn đỏ xung quanh mắt

Bên cạnh các biện pháp điều trị, bạn cần lưu ý trong sinh hoạt để giúp bệnh nhanh lành, hạn chế biến chứng:

  • Tránh dụi và gãi vùng da quanh mắt: Hành động này có thể gây tổn thương và kích ứng da, dẫn đến việc tăng cảm giác ngứa và mẩn đỏ. Thay vào đó, nên sử dụng bông gòn hoặc các sản phẩm mềm mại để làm sạch vùng da quanh mắt.
  • Vệ sinh mắt và vùng da quanh mắt thường xuyên: Sạch sẽ là chìa khóa để ngăn chặn vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ, từ đó giảm nguy cơ gây kích ứng và viêm nhiễm cho da.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm trang điểm và các sản phẩm hóa trang: Mỹ phẩm có thể chứa các chất hóa học gây kích ứng cho da, vì vậy hãy hạn chế sử dụng chúng, đặc biệt là ở vùng da nhạy cảm quanh mắt.
  • Đeo kính râm khi ra ngoài: Ánh nắng mặt trời có thể gây tổn thương cho da và làm tăng cảm giác ngứa và mẩn đỏ. Đeo kính râm sẽ bảo vệ vùng da quanh mắt khỏi ánh nắng mặt trời và giảm nguy cơ phát triển mẩn đỏ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng và các sản phẩm làm từ sữa, vì chúng có thể gây kích ứng và tăng cảm giác ngứa cho da nhạy cảm.
  • Giữ gìn giấc ngủ: Đi ngủ đủ giấc và đảm bảo vùng da quanh mắt được nghỉ ngơi đầy đủ cũng là một biện pháp quan trọng để giảm cảm giác ngứa và mẩn đỏ, và giúp da phục hồi sau một ngày dài.

Kết luận

Bị nổi mẩn đỏ quanh mắt thường không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, mắt có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động, công việc hàng ngày. Vì vậy, khi xuất hiện mẩn đỏ quanh mắt, bạn nên đi khám sớm để điều trị dứt điểm bệnh.


Top địa chỉ phòng khám Bị Nổi Mẩn Đỏ Quanh Mắt


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan