Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Ăn gì, uống gì luôn là mối quan tâm của những người mắc bệnh gout. Bởi chỉ cần dung nạp vào cơ thể một loại thực phẩm không phù hợp ngay lập tức cơ thể sẽ phải chịu đựng những cơn đau gout cấp rất dữ dội. Để đề phòng, người bệnh gout nên kiêng gì, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bệnh gout kiêng gì? Tuyệt đối cần ghi nhớ

Bệnh nhân bệnh gout đặc biệt nhạy cảm với thực phẩm đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa purine. Loại hợp chất này có thể khiến nồng độ acid uric tăng lên và gây nên những cơn đau khó kiểm soát. Do đó, người bệnh cần đặc biệt cẩn thận với nhóm thực phẩm này và một vài loại khác, cụ thể:

Các loại thực phẩm nhiều đạm, đặc biệt là thịt đỏ

Đạm hay còn gọi là protein – một trong 4 nhóm nhất thiết yếu nhất mà cơ thể người cần dung nạp đủ mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải ăn nhiều đạm đồng nghĩa với việc tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người mắc bệnh gout.

Người bị gout không nên ăn quá nhiều thực phẩm có nhiều đạm, đặc biệt là thịt đỏ vì chúng có thể chứa hàm lượng cao protein có nhân purine. Cơ thể người bị gút không có khả năng đào thải acid uric do purine gây nên vì thế việc ăn quá nhiều đạm sẽ vừa khiến người bị gout dễ bị sưng đau, vừa có thể là nguyên nhân hình thành bệnh gout ở người mới.

Tất nhiên, người bệnh vẫn có thể ăn đồ ăn chứa đạm, nhưng hãy cẩn trọng duy trì dưới 70g/ngày.

Thịt đỏ là nhóm thực phẩm không phù hợp với bệnh nhân gout
Thịt đỏ là nhóm thực phẩm không phù hợp với bệnh nhân gout

Nội tạng động vật

Không chỉ thịt đỏ mà các loại nội tạng bao gồm thận, gan, lá lách,… từ động vật cũng được xem là tác nhân gây tái phát bệnh gout cấp. Nếu không để ý đến vấn đề này, khi ăn nội tạng người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau rất nhanh chóng sau đó.

Bởi lẽ nội tạng cũng chứa một hàm lượng cao chất purin, không hề tốt cho những người đang mắc gout. Chưa kể trong nội tạng còn chứa hàm lượng cholesterol và chất béo rất cao, là nguy cơ tiềm ẩn khiến bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn. Cholesterol và acid béo có thể gây tắc nghẽn mạch máu khiến việc đào thải acid uric trở nên khó khăn hơn.

Cuối cùng, chắc hẳn chúng ta đều biết các món ăn từ nội tạng nếu không có nguồn gốc rõ ràng, chế biến cẩn thận sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn. Do vậy, nếu ăn phải đồ ăn không thực sự sạch có thể khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh gout kiêng gì? Hải sản

Là một nguồn thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, một số thành phần dưỡng chất quan trọng có trong hải sản phải kể đến như canxi, kẽm, kali, chất đạm, acid béo không no,… Đi kèm với đó lượng purin có trong hải sản cũng rất lớn, đó là lý do vì sao bệnh gout nên kiêng hải sản.

Tuy vậy, không có nghĩa là người mắc bệnh gout cần loại bỏ hoàn toàn hải sản ra khỏi chế độ ăn. Người bệnh có thể ăn hải sản những chỉ được ăn một lượng vừa phải, ăn đúng cách để kiểm soát bệnh ở mức ổn định. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bệnh nhân bệnh gout nên ăn tối đa 1gr chất đạm (bao gồm đạm trong hải sản và các thực phẩm khác) trên 1kg cân nặng. Có nghĩa là, người có cân nặng 50kg chỉ được ăn 50gr mỗi ngày.

Bệnh nhân gout có thể ăn hải sản nhưng với mức độ vừa phải
Bệnh nhân gout có thể ăn hải sản nhưng với mức độ vừa phải

Nước ngọt, nước có đường

Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu New Zealand đã từng chỉ ra mối liên quan giữa nguy cơ mắc bệnh gout với việc sử dụng các loại nước có đường. Cụ thể, nếu tiêu thụ nước ngọt nhiều, bạn sẽ có nguy cơ mắc gout cao hơn so với những người khác. Lý giải là là đường có thể khiến lượng acid uric trong máu tăng thông qua gan, thận.

Chưa kể, nước ngọt còn có thể là yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh lý về thận, tim mạch, thừa cân,… những bệnh lý này đều rất nguy hiểm đối với người mắc gout.

Đồ ăn chứa nhiều chất béo

Béo phì là một trong những nguyên nhân điển hình gây nên bệnh gout. Khi áp lực dồn lên các khớp xương, các tổn thương sẽ càng có dấu hiệu thoái hóa mạnh hơn. Đối với bệnh nhân gout thì đây là vấn đề rất đáng lưu tâm.

Thêm vào đó, chất béo còn dễ kích thích nhiều phản ứng viêm trong cơ thể. gây giãn mạch và xung huyết, khiến các cơn đau nhức ở khớp xương trở nên dữ dội hơn.

Bị bệnh gout kiêng ăn gì? Một số loại rau xanh

Chúng ta có thể thấy rau xanh là nhóm thực phẩm có mặt trong hầu hết các chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Và, rau xanh cũng đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh gout. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi loại rau đều tốt, bệnh nhân gout cần tìm hiểu thật kỹ về nhóm thực phẩm này, vì trong đó có một vài loại rau cũng là nguyên nhân khiến acid uric trong máu tăng cao.

Cụ thể, nấm, rau bina, dọc mùng, giá đỗ, măng tây,… là những loại rau cần hạn chế nhất. Đa số người bệnh sẽ không mấy để ý đến nhóm rau củ nên thường không rõ lý do vì sao đã kiêng kị mà vẫn bị đau nhức. Vì thế, việc ghi chép lại các thực phẩm cần tránh là điều vô cùng quan trọng nếu bạn muốn có một chế độ ăn khoa học và khỏe mạnh hơn.

Lưu ý lựa chọn đúng loại rau củ khi xây dựng thực đơn
Lưu ý lựa chọn đúng loại rau củ khi xây dựng thực đơn

Đồ uống có cồn và chất kích thích

Đồ uống có cồn, cụ thể hơn là rượu bia là những loại đồ uống đặc biệt có hại cho sức khỏe và cả đối với bệnh nhân bệnh gout. Rượu bia chính là tác nhân khiến acid uric từ protein tăng lên nhanh chóng. Đồng thời rượu bia cũng rất giàu protein, do đó nếu uống rượu sẽ rất khó để kiểm soát bệnh. Bệnh nhân bệnh gout tốt hơn hết nên tránh xa các loại đồ uống này.

Bệnh gout kiêng gì? Đồ muối chua, đồ chua

Đồ muối lên men như dưa chua, kim chi,… hay các loại hoa quả có vị chua cũng không phải là nhóm thực phẩm phù hợp với bệnh nhân bệnh gout. Bởi vì đồ chua rất dễ làm tan hóa nước tiểu và khiến cho nhiều tinh thể bị lắng đọng ở thận khiến cho việc đào thải acid uric bị giới hạn rất nhiều.

Bệnh nhân gout nên ăn gì?

Với chế độ loại bỏ các loại thực phẩm có chứa purin, sau đây là những nhóm thực phẩm an toàn mà người bệnh có thể thoải mái thưởng thức:

  • Trái cây, rau củ: Ngoại trừ một số loại rau nhất định đã nêu ở trên người bệnh cần tránh, các loại rau khác sẽ đều tốt cho sức khỏe bệnh gout. Trong đó, khoai tây, cà tím, rau ngót, bông cải xanh, quả cherry là những loại rau đặc biệt tốt cho sức khỏe cũng như phòng ngừa sự tái phát của bệnh gout, giảm đau gout cực kỳ hiệu quả.
  • Các loại hạt, đậu: Hãy bổ sung thêm nhóm thực phẩm này vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bạn vì chúng phù hợp với chế độ ăn của người bệnh gout. Các loại họ nhà đầu như đậu nành, đậu xanh, đậu đen,… hạt hạnh nhân, óc chó, hạt điều cũng đặc biệt tốt cho trí não, giúp ổn định cân nặng.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Đây là loại thực phẩm được xem là có lợi với hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh lý xương khớp. Do vậy, chúng cũng nên có trong thực đơn của người bị gout. Một vài loại ngũ cốc bạn đọc có thể tham khảo ví dụ: yến mạch, gạo lứt, lúa mạch,…
  • Dầu thực vật: Người bị bệnh gout nên thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng dầu thực vật để các triệu chứng bệnh gout không tái phát trở lại.
  • Nước: Uống nhiều nước mỗi ngày là một trong những nguyên tắc trong điều trị bệnh gout. Đây là điều kiện tốt để đào thảo acid uric và nhiều chất độc hại ra ngoài cơ thể. Đồng thời cũng là cách phòng ngừa bệnh tái phát.
Nguyên tắc lớn nhất là không ăn các loại thực phẩm có chứa purin
Nguyên tắc lớn nhất là không ăn các loại thực phẩm có chứa purin

Lưu ý dành cho bệnh nhân trong điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh gout

Bên cạnh việc kiêng gì, ăn gì, bệnh nhân bệnh gout cũng cần để ý nhiều hơn đến chế độ ăn, cách ăn uống và cách sinh hoạt để bệnh gout được kiểm soát một cách tốt nhất. Cụ thể:

  • Tăng cường uống nhiều nước mỗi ngày
  • Sử dụng gói kiê hóa khi bệnh gout khó kiểm soát, đây là cách để kiềm hóa và cân bằng acid trong cơ thể.
  • Duy trì thực đơn ăn kiêng một cách nghiêm túc, không bỏ dở giữa chừng
  • Tập luyện thể dục thể thao nhiều hơn để tăng sự linh hoạt cho các khớp xương, hạn chế sự tích tụ urat tại các khớp.
  • Lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh cần chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn, đảm bảo nguồn gốc.
  • Nghỉ ngơi khi cảm thấy bản thân quá sức, không nên cố quá khiến mất sức và ảnh hưởng đến xương khớp.
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan