Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng hạt ở trẻ ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải ông bố bà mẹ nào cũng hiểu rõ về căn bệnh này ở trẻ. Mọi người thường không biết rõ viêm họng hạt có nguy hiểm với trẻ không hay chỉ đơn giản như viêm họng bình thường. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh viêm họng hạt ở trẻ. 

Viêm họng hạt ở trẻ là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc vùng hầu họng và amidan bị viêm nhiễm khuẩn, sưng tấy trong thời gian dài một cách liên tục.

Khi họng bị viêm nhiễm kéo dài như vậy, các mô lympho ở thành sau niêm mạc họng phải làm việc liên tục quá sức rồi bị phình lên trông như những hạt nhỏ ở vòng họng.

Hình ảnh viêm họng hạt ở trẻ em
Hình ảnh viêm họng hạt ở trẻ em

Theo các chuyên gia, viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính nên LÀ BỆNH NGUY HIỂM, nhất là với đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ. Khi phát bệnh, biểu hiện của bệnh lý này khá giống với viêm amidan hay viêm xoang nặng.

Trường hợp viêm họng hạt cấp tính có thể làm trẻ bị đau họng, sốt cao, người mệt mỏi. Nếu để viêm họng hạt lâu ngày không điều trị sẽ có khả năng gây ung thư vòng họng ở trẻ.

Các hạt viêm với nhiều kích thước khác nhau
Các hạt viêm với nhiều kích thước khác nhau

Viêm họng hạt ở trẻ em nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách thì có thể gây ra các di chứng nguy hiểm sang các cơ quan khác khác như: viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang. 

Vi khuẩn không được tiêu diệt sẽ xâm nhập vào sâu trong các cơ quan hô hấp và gây ra các tình trạng như viên thanh quản, viêm phế quản, thậm chí là viêm phổi. Ngoài ra, nếu kéo dài quá lâu, nó có thể gây viêm cầu thận, viêm khớp hay viêm màng ngoài tim ở trẻ.

Bởi vậy, bậc cha mẹ cần rất chú ý, khi phát hiện trẻ em bị viêm họng hạt phải điều trị ngay để tránh các hậu quả đáng tiếc về sau. Trong trường hợp bé bị viêm nặng buộc phải sử dụng các loại kháng sinh để điều trị thì cha mẹ cần chú ý tuân theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân, dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ?

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh từ môi trường do sức đề kháng còn non yếu. Trong đó, nguyên nhân gây viêm họng hạt ở trẻ phải kể đến như:

  • Sự tấn công của các loại vi rút, vi khuẩn, nấm: Thông qua hệ hô hấp và đường ăn uống, các mầm bệnh này xâm nhập vào vùng họng của trẻ. Chúng sẽ tấn công và phá hủy bề mặt niêm mạc họng sau đó lây lan sang các vùng xung quanh. Khi đó các lympho T bị kiệt sức và tạo thành các “hạt” viêm.
  • Thời tiết thay đổi thất thường: Sự biến đổi bất thường từ môi trường làm cho trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng nên dễ bị nhiễm bệnh. Từ đó tạo ra những kích thích ở đường hô hấp, khiến viêm họng hạt xuất hiện.
  • Ô nhiễm môi trường sống: Đây là một nguyên nhân gián tiếp gây viêm họng hạt ở trẻ, nhất là ô nhiễm không khí. Sống trong môi trường ô nhiễm sẽ gây suy giảm sức đề kháng ở trẻ, tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập và tấn công gây bệnh
  • Sinh hoạt không khoa học: Cho trẻ uống nước lạnh, ăn các thực phẩm lạnh cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Viêm họng hạt trẻ em có biểu hiện khá giống viêm họng hạt ở người lớn. Bởi vậy, các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng bệnh thông qua quan sát biến đổi ở trẻ.

Các dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ thường biểu hiện như sau:

  • Bé thường kêu ngứa họng, đau họng, khô ngứa vòng họng.
  • Khi nuốt thức ăn, trẻ có cảm giác vướng họng, khó chịu, đau họng gây chán ăn, lười ăn.
  • Phía sau thành họng của bé thường sưng đỏ và xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng hoặc đỏ với kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Bé bị ho khan sau chuyển sang ho có đờm và khạc nhổ ra đờm, chất nhầy có màu vàng hoặc trắng đục.
  • Giai đoạn đầu của viêm họng hạt, trẻ thường không có biểu hiện sốt cao, họng có thể mọc hạch hoặc không.
  • Các triệu chứng khác kèm theo như trẻ quấy khóc nhiều hơn, chán ăn, bỏ ăn, bỏ chơi, cơ thể luôn mệt mỏi, trẻ dỗ mã không nín,..

Viêm họng hạt ở trẻ nhỏ có lây không? Có chữa được không?

Nhiều người thường nhầm tưởng rằng bệnh viêm họng hạt giống như viêm họng thường không lây nhiễm. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh lý đường hô hấp này CÓ THỂ LÂY từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. 

Bệnh viêm họng hạt ở trẻ có thể lây lan trực tiếp qua dịch mũi, nước bọt. Con đường trung gian truyền bệnh có thể là các vật dùng chung như thìa, cốc, bát,…

Các vi khuẩn, nấm gây bệnh rất dễ phát tán và lây nhiễm
Các vi khuẩn, nấm gây bệnh rất dễ phát tán và lây nhiễm

Tuy nhiên hiện nay, nền y học hiện đại rất phát triển nên chữa viêm họng hạt ở trẻ em không còn quá khó như trước nữa. Bệnh lý này có thể điều trị khỏi bằng nhiều cách.

Nhưng, với viêm họng hạt bị tái phát nhiều lần thì rất khó chữa trị dứt điểm. Khi gặp điều kiện thích hợp, bệnh rất dễ tái phát lại và dễ dàng lây lan cho cộng đồng.

Bé bị viêm họng hạt phải làm sao?

Một câu hỏi quang trọng được nhiều phụ huynh đạt ra đó là “nếu bé bị viêm họng hạt phải làm sao?”. Trên thực tế, có ba hướng điều trị bệnh viêm họng hạt ở trẻ em, đó là điều trị theo các bài thuốc dân gian, điều trị theo y học phương Tây hoặc điều trị theo Đông y.

Mẹo chữa bằng dân gian

Cơ thể của trẻ nhỏ chưa được thiết lập toàn diện, nhất là hệ miễn dịch còn yếu kém. Bởi vậy, việc dùng thuốc có thể giúp bé giảm nhanh các triệu chứng nhưng lại gây ra những ảnh hưởng không tốt. 

Thế nên việc sử dụng các bài thuốc dân gian để đẩy lùi viêm họng hạt ở trẻ được rất nhiều cha mẹ lựa chọn. Một số bài thuốc được áp dụng nhiều trong điều trị đó là:

  • Sử dụng bột nghệ

Bột nghệ là nguyên liệu rất tốt trong điều trị viêm họng hạt. Chúng chứa thành phần giúp tiêu sưng, giảm đau, làm lành những tổn thương viêm mạc. 

Cách thực hiện rất đơn giản: Lấy 1 thìa bột nghệ hòa cùng 50ml nước ấm, thêm 1/3 thìa cafe muối. Cho trẻ dùng hỗn hợp 2-3 lần một ngày, các vết sưng, viêm sẽ nhanh chóng tiêu biến.

Bột nghệ rất hiệu quả trong điều trị bệnh
Bột nghệ rất hiệu quả trong điều trị bệnh
  • Sử dụng hỗn hợp rau diếp cá và nước vo gạo

Bài thuốc này có hiệu quả chữa viêm họng hạt ở trẻ em và cả người lớn. Cách thực hiện như sau, bạn xay nhuyễn 50g lá rau diếp lọc lấy nước rồi đem đun sôi với 3 thìa cà phê nước gạo và 100ml nước. 

Chia dung dịch cho trẻ uống 2 lần một ngày sẽ đem lại hiệu quả.

  • Sử dụng nước chanh mật ong

Chanh và mật ong đều có tác dụng tăng sức đề kháng, chống khuẩn, tiêu viêm. Tuy nhiên, cách này không nên dùng để chữa viêm họng hạt ở trẻ sơ sinh nhất là trẻ dưới 1 tháng tuổi. 

Cách thực hiện rất đơn giản: lấy nước cốt chanh (1 quả) hòa với 1 thìa mật ong và 100ml nước đem đun sôi. Cho trẻ uống khi còn nóng ấm sẽ giúp cổ họng không còn đau rát.

Sử dụng chanh mật ong điều trị viêm họng hạt ở trẻ
Sử dụng chanh mật ong điều trị viêm họng hạt ở trẻ

Tây y chữa viêm họng hạt (Dùng thuốc + Phẫu thuật)

Ngày nay, áp dụng y học phương Tây để điều trị các bệnh viêm nhiễm nói chung hay viêm họng hạt ở trẻ nói riêng đang rất thịnh hành.

Bởi, sử dụng Tây y rất tiện lợi mà lại có những hiệu quả nhanh chóng nhất định. Trong điều trị viêm họng hạt, thuốc Tây và phẫu thuật đốt hạt là hai phương pháp hiệu quả lớn nhất.

  • Bị viêm họng hạt uống thuốc gì

Thuốc kháng sinh là loại thuốc chủ yếu dùng để điều trị viêm họng hạt ở trẻ em. Thuốc giúp cơ thể bé có thêm kháng khuẩn để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh vòng họng. 

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh viêm họng hạt nhưng chưa có loại thuốc nào có thể điều trị triệt để được. 

Chúng chỉ góp phần làm tăng đề kháng cơ thể tạm thời, giúp làm tiêu biến các hạt viêm, nên cha mẹ không nên cho bé sử dụng kéo dài quá lâu.

Ngoài ra, một số loại thuốc khác như kháng viêm, tiêu đờm,… cũng được sử dụng để ngăn chặn các triệu chứng viêm họng hạt ở trẻ.

  • Phẫu thuật đốt các “hạt” trong vòng họng

Đốt viêm họng hạt bằng điện, khí nitơ hoặc bước sóng lớn là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay. Nó có thể loại bỏ hoàn toàn các hạt trong vòng họng tức thì, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm vi khuẩn và không cần phải nằm viện sau khi chữa trị.

Sử dụng phương pháp đốt viêm họng hạt
Sử dụng phương pháp đốt viêm họng hạt

Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp này sẽ mất chi phí tương đối cao, đồng thời, phương pháp này không phù hợp với các đối tượng tuổi quá nhỏ. Các bậc phụ huynh nếu muốn điều trị viêm họng hạt cho con em bằng phương pháp này thì nên đến thăm khám và hỏi ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa.

Chữa viêm họng hạt bằng Đông y

Cách chữa viêm họng hạt ở trẻ em bằng y học đông y được rất nhiều cha mẹ đánh giá cao bởi độ lành tính, không gây tác dụng phụ, không gây nguy hiểm khi sử dụng quá liều mà hiệu quả mang lại lâu dài.

Dưới đây là 4 bài thuốc Đông y chữa viêm họng hạt hiệu quả nhất.

  • Bài thuốc 1

Nguyên liệu: Cam thảo, cát cánh mỗi loại 4g;  bạc hà 6g; kinh giới, liên kiều, sinh địa, cương tàm, ngưu bàng tử, huyền sâm mỗi loại 12g; kim ngân 20g.

Liều dùng: Sắc thuốc ngày uống 1 thang chia thành 2 lần và uống vào lúc bụng đói.

  • Bài thuốc 2

Nguyên liệu: Xạ can 4g; tang bạch bì, cỏ nhọ nồi, bạc hà mỗi loại 8g; kim ngân, sinh địa, huyền sâm mỗi loại 12g; kinh giới 16g.

Cách dùng: Sắc thuốc ngày uống 1 thang chia thành 2 lần và uống vào lúc bụng đói. Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc Đông y rất lành tính

  • Bài thuốc 3

Phơi khô nấu nước uống dần các vị thuốc sau: Ké đầu ngựa, hoa ngũ sắc, hà thủ ô, bạch đồng nữ, dây vằng..

Cách dùng: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần một bát nước thuốc. Sử dụng đều đặn trong khoảng 1 tuần sẽ giảm được triệu chứng viêm họng hạt.

  • Bài thuốc 4

Nguyên liệu: Huyền sâm, thăng ma, thổ phụ linh, tuyền hồ, ngưu bàng tử, xạ can, sinh địa, liên kiều, hoàng bá, kinh giới, cát cánh… 

Cách dùng: Cho hết tất cả các vị thuốc vào sắc cùng với 1 lít nước đến khi còn chừng 1/3 thì lấy xuống để nguội rồi uống. Sắc uống mỗi ngày một thang và nên uống khi bụng đói.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng hạt ở trẻ em

Bệnh viêm họng hạt rất dễ xảy đến với trẻ. Vì vậy cha mẹ trẻ tốt nhất nên tích cực phòng ngừa bằng cách:

  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh giá với đầy đủ mũ, áo, khăn, tất,… 
  • Không được cho trẻ ăn, uống quá nhiều đồ lạnh vì nhiệt độ thấp là môi trường thích hợp làm giảm đề kháng ở trẻ, tăng khả năng tấn công của vi khuẩn có hại, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng hạt. 
  • Tránh cho trẻ sử dụng đồ ăn quá nóng hay quá cay vì sẽ làm tổn thương niêm mạc họng gây viêm, sưng tấy. 
  • Khi trẻ bị viêm họng thông thường phải điều trị nhanh chóng và đúng cách nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ chuyển sang viêm họng mãn tính, viêm họng hạt.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, 2 lần/ngày. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây hại.
  • Hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá, ổ dịch viêm họng hay môi trường ô nhiễm.
  • Dạy trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đều đặn 2 lần mỗi ngày. Nên dùng thêm nước muối súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh làm sạch răng miệng sâu hơn.
  • Để tránh các nguy cơ gây bệnh gián tiếp từ môi trường, cha mẹ tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc, ô nhiễm độc hại, các ổ dịch viêm họng,…

Bệnh viêm họng hạt ở trẻ em cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Với các bài thuốc thiên nhiên, cha mẹ chỉ nên áp dụng khi bệnh của trẻ còn nhẹ. 

Nếu chuyển biến nặng, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến các cơ sở ý tế để điều trị kịp thời. Mong rằng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp được các phụ huynh bảo vệ con mình tốt hơn trước bệnh viêm họng hạt.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Viêm hạt là bệnh về hô hấp rất phổ biến ở nước ta. Đây là tình trạng bệnh dễ tái phát và để lại biến chứng nguy hiểm. Vậy, viêm họng hạt bao lâu thì khỏi? Có tự khỏi không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu vấn đề này. Chữa viêm họng hạt bao lâu thì...
Ngày càng có nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp đốt để trị bệnh viêm họng hạt. Vậy, viêm họng hạt có nên đốt không, có an toàn không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác. Bị viêm họng hạt có nên đốt không? Viêm họng hạt là tình trạng sưng, đau...
Viêm họng hạt kiêng gì và cần ăn những gì giúp bệnh mau khỏi là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn chế độ ăn uống hợp lý khi bị viêm họng hạt.  Viêm họng hạt kiêng gì? Viêm họng hạt cần kiêng sử dụng các thực phẩm có...
Các cơ quan ở trẻ em chưa hoàn thiện nên đây là đối tượng rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh về hô hấp. Viêm họng hạt có mủ cũng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Vậy, bệnh có nguy hiểm không? Và làm cách nào để điều trị khi trẻ bị viêm họng hạt có mủ?...
Viêm họng hạt ở trẻ ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải ông bố bà mẹ nào cũng hiểu rõ về căn bệnh này ở trẻ. Mọi người thường không biết rõ viêm họng hạt có nguy hiểm với trẻ không hay chỉ đơn giản như viêm họng bình thường. Bài viết dưới đây sẽ giúp các...
Có rất nhiều trường hợp bị viêm họng hạt gây nổi hạch. Tình trạng bệnh khiến nhiều người lo lắng không biết nguyên nhân do đâu và bệnh có nguy hiểm hay không. Vì vậy, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh cũng như cách khắc phục tốt nhất. Viêm họng...
Hỏi: Chào Bác sĩ, Tôi là Nguyễn Hoài Nam, 27 tuổi, hiện ở Sơn Tây, Hà Nội. Lần đầu đi khám ở bệnh viện Bạch Mai và được bác sĩ chẩn đoán là bị viêm họng hạt.  Đến nay là gần 6 tháng, tôi đã điều trị rất nhiều lần, đã dùng cả phương pháp đốt điện nhưng bệnh vẫn...
Bài viết liên quan