Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường

Vảy nến là bệnh tự miễn hình thành trên các vùng da toàn thân gây mất thẩm mỹ và rất khó chịu. Hiện tượng này do nguyên nhân gì gây nên, nhận biết thế nào để điều trị từ sớm? Những thông tin chi tiết nhất về các vấn đề liên quan đến vẩy nến đều được đề cập dưới đây.

Vảy nến là bệnh gì?

Vảy nến (Psoriasis) là bệnh da liễu tự miễn, hình thành khi các tế bào miễn dịch Lympho T nhận biết da thành cơ quan ngoại lai. Sự nhầm lẫn này khiến các lớp da bị đào thải, gây nên biểu hiện bệnh.

Thông thường, tế bào da cũ sau khi chết đi thì bong ra, tế bào mới hình thành thay thế. Tuy nhiên, với những người bị bệnh này, quá trình tăng sinh tế bào diễn ra nhanh gấp 10 lần nên phần da cũ không kịp chết đi và bong ra. Vì vậy, chúng tích tụ lại thành mảng, sau một thời gian mới bong ra từng vảy trắng.

Cách triệu chứng vảy nến có thể hình thành trên mọi vùng da, nhưng phổ biến nhất là ở các vùng có nếp gấp như phần khuỷu tay, đầu gối, dưới mu bàn chân… Theo các thông kê cho thấy, có khoảng 2 - 3% dân số thế giới mắc phải tình trạng này trên da. Còn ở Việt Nam, con số này chiếm khoảng 5 - 7 % bệnh nhân da liễu. Trong đó, độ tuổi phổ biến là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi và nam, nữ từ 20 - 50 tuổi.

vay nen
Hình ảnh vảy nến thể tròn

Bệnh khiến họ khó chịu, stress, ngứa, đau do da bị nhiễm trùng, mưng mủ… Nhiều người còn bị miệt thị vì các vùng da bong tróc mất thẩm mỹ. Mặc dù đã rất dày công nghiên cứu nhưng đến nay cả Đông y và Tây y đều chưa đưa ra được thuốc đặc trị khỏi hẳn.

Phân loại vảy nến

Có rất nhiều cách phân loại vảy nến trong y học hiện đại và quan niệm cổ xưa. Với y khoa đương thời, bệnh vảy nến thường được phân theo dạng và vị trí hình thành.

Các dạng vảy nến và nhận biết

  • Bệnh vảy nến thể mảng: Da khô, đỏ ở các vùng đầu, khuỷu tay, gối, thời gian sau có biểu hiện bong tróc mạnh.
  • Vảy nến tiết bã: Xuất hiện ở các nếp gấp trên da, biểu hiện rõ nét là tại vị trí đó hay nhờn, ẩm ướt. Thể bệnh này không có phần mảng bong tróc.
  • Thể tròn: Vùng da bệnh hình thành theo mảng tròn to nhỏ khác nhau. Các tổn thương tại đó khiến hình dạng rõ nét, đỏ hơn vùng da lân cận. Tuy nhiên dạng bệnh vảy nến này khá hiếm gặp.
  • Thể mủ: Trong các vùng tổn thương có mủ, nếu không cẩn thận nó có thể bị vỡ, gây viêm. Do đó, đây là thể bệnh vảy nến rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.
  • Vảy nến thể đốm: Thường hình thành sau khi da bị nhiễm khuẩn với tốc độ tổn thương nhanh. Thể bệnh này có xu hướng lan rộng ra các vùng da lân cận và không đều. Vì vậy nó tạo ra các mảng lôm côm trên da.

Phân loại theo vị trí

Dựa vào vị trí hình thành các triệu chứng của bệnh, người ta chia vảy nến thành các loại khác nhau như:

  • Vảy nến móng tay: Móng tay có nền móng trắng nhưng bên trong vàng, lớp sừng dễ gãy.
  • Thể khớp: Vùng da quanh khớp xương bị sưng khiến khớp cứng lại, nhất là buổi sáng. Thể bệnh này thường gắn liền với dạng vảy nến mưng mủ.
  • Vảy nến toàn thân: Bệnh lan rộng khiến người bệnh ngứa, đau khắp cơ thể. Quan sát làn da có biểu hiện ửng đỏ, nhiễm trùng. Ngoài ra, lúc này còn có dấu hiệu mất nước, lạnh trong người và viêm phổi.
  • Vảy nến da đầu: Thể này rất nhiều người mắc phải và dễ phân biệt. Bởi vì vùng da đầu ngứa dữ dội, kèm theo hiện tượng dụng tóc.

vay nen
Hình ảnh vảy nến ở đầu

Phân loại theo Đông y

Đông y không chia vảy nến theo các vị trí, hình dạng nhận biết ngoài da mà dựa vào nguyên nhân. Theo đó, bệnh vảy nến trong Y học cổ truyền gồm các thể:

  • Phong nhiệt: Người bệnh đột nhiên thấy các chấm nhỏ màu đỏ xuất hiện thành vùng. Sau đó tại vị trí này bị ngứa và có vảy trắng đục. Đa phần người bị thể bệnh này thường biểu hiện ở mặt, tay, và chân.
  • Thể phong huyết táo: Thể bệnh này khiến vùng da tổn thương bị ngứa nhẹ, đỏ lên. Da mặt thường khô, rêu lưỡi vàng. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh đã bị vảy nến nhiều năm.
  • Phong hàn: Thường xuất hiện vào mùa Đông do bị nhiễm lạnh. Trên da có các chấm đỏ nhỏ, nhiều mụn dễ vỡ, chảy dịch. Xem rêu lưỡi lúc này có màu hồng nhạt, rêu trắng.
  • Thể thấp nhiệt: Thể bệnh này thường xuất hiện ở nhiều vùng da nhạy cảm như bầu ngực, cơ quan sinh dục, hố mắt và ở hội âm, khuỷu tay… Biểu hiện có dịch trắng đục trên da màu hồng xám, gây ngứa. Người bệnh có thể bị sốt, kèm theo biểu hiện người mệt mỏi, rêu lưỡi đỏ hoặc vàng.
  • Huyết nhiệt: Các vết sần lên giống đồng tiền, dễ xuất huyết khi gãi. Thể bệnh này cũng xuất hiện ở các vị trí giống như thể thấp nhiệt. Bệnh nhân có thể bị sốt, kèm theo đó là miệng khô, táo bón, mệt mỏi, tiểu vàng.
  • Huyết ứ: Vết ban đỏ màu tím hoặc đỏ đậm, da khô, có trắng đục nhưng không bong vảy mà lõm xuống.
  • Huyết hư: Do người bệnh bị ốm yếu lâu ngày khiến da trắng bệch. Những phần da tổn thương đổi màu hồng nhạt, ẩm và tróc vảy gây ngứa da.
  • Độc thương doanh: Khởi phát đột ngột toan thân với biểu hiện da đỏ tía, sưng nóng, bong vảy. Nếu ấn vào đó sẽ thấy màu nhạt đi. Người bệnh mất sức, lạnh, mệt và sốt, lưỡi đỏ.
  • Xung nhâm không điều hòa: Đây là thể bệnh đặc thù ở phụ nữ mang thai, sau sinh hoặc đang đến ngày hành kinh. Chị em bị đỏ da toàn thân, trên đó có các vết xuất huyết, lâu ngày chuyển trắng đục. Trong người lúc này khá mệt, khô miệng, choáng váng, rêu lưỡi đỏ.

Với mỗi thể bệnh khác nhau, trong Đông y và Tây y đều có những phương pháp chữa trị tương ứng. Để đảm bảo chữa trị vảy nến hiệu quả, người bệnh cần khám, xác định nguyên nhân trước đó.

Dấu hiệu vảy nến điển hình

Nếu cơ thể bạn đang tồn tại những vấn đề thuộc về nguyên nhân kể trên, kèm theo những biểu hiện dưới đây thì rất có thể bạn đang mắc bệnh vảy nến.

  • Da bị ngứa dữ dội: Biểu hiện ngứa thành từng cơn, khoảng cách giữa các cơn ngày càng bị rút ngắn. Bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu vô cùng, đôi khi khó làm chủ được cảm xúc.
  • Da mẩn đỏ: Đây gần như là dấu hiệu sớm và phổ thông nhất ở hầu hết các bệnh về da. Ngay khi cảm thấy ngứa, bạn có phải ứng gãi, và quan sát thấy vùng da bị phát ban, tổn thương.
  • Vị trí da bị thương tổn: Đa phần người bệnh có biểu hiện bùng phát bệnh ở những vùng da nhiều nếp gấp hoặc hay phải tiếp xúc với dị nguyên. Sau đó, các mảng da tổn thương lan rộng từ vài milimet đến hàng centimet. Nếu không có biện pháp ngăn chặn tốt, bệnh sẽ lan rộng toàn thân.
  • Có mảng trắng: Mảng trắng đục dày kèm theo những lớp vảy chính là biểu hiện cơ bản nhất. Chúng xuất hiện trên bề mặt da, nơi mà bạn bị ngứa. Càng lâu ngày, phần da đó càng dày và bong tróc nhiều hơn.
  • Viêm khớp: Đây là dấu hiệu tương đối phổ biến với khoảng 20% người bệnh mắc phải. Biến dạng khớp, cứng khớp khiến cho người bị vảy nến khó đi lại hơn.

Các dấu hiệu của bệnh vảy nến, nếu không có hướng điều trị sớm thì sẽ biểu hiện mạnh và lan ra toàn thân, gây biến chứng.

vay nen
Các vùng da bị sưng tấy, bong vảy trắng từng mảng

Triệu chứng Vảy Nến phổ biến

Nguyên nhân bệnh vảy nến phổ biến

Các phân tích y khoa đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân thực sự dẫn đến bệnh này. Ngay cả cơ chế lây bệnh cũng chưa được xác định rõ ràng, đôi khi dễ nhầm lẫn. Họ mới chỉ ra được một số yếu tố được cho là có tác động lớn gây nên biểu hiện bệnh.

  • Di truyền: Một số nguồn tin thống kê cho thấy có đến 29.8% người bị bệnh vảy nến do trong gia đình có thế hệ trước mắc bệnh này, hoặc bệnh về da khác. Đây cũng là cơ sở để suy luận, nếu bạn bị thì khả năng con của bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải.
  • Nhiễm virus có gen mã hóa ngược: Một số loại virus có gen mã hóa ngược khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị nhận nhầm tế bào, gây nhiễm khuẩn. Ngoài ra, các liên cầu khuẩn cũng có khả năng tấn công làm da nhiễm khuẩn và biểu hiện bệnh.
  • Tâm lý: Là một bệnh tự miễn, vảy nến cũng dễ biểu hiện ra ngoài khi bạn thường xuyên căng thẳng. Bởi vì stress làm mất cân bằng và gây kích ứng cho da. Các nghiên cứu cho thấy nếu bị tình trạng này mà bạn càng mất tự tin, lo lắng thì bệnh càng trở nặng.
  • Rối loạn nội tiết tố ở nữ giới: Đa số các bệnh về da ở phụ nữ đều liên quan đến nội tiết tố. Khi nồng độ hormone không ổn định thì các triệu chứng bệnh sẽ hình thành. Điều này chưa được xác minh có xảy ra tương tự đối với nam hay không.
  • Vết thương da: Các vùng da bị tổn thương do sinh hoạt, nếu không được chăm sóc, bảo vệ tốt, rất có thể trở thành môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công. Đây cũng là điều kiện để bệnh vảy nến xuất hiện.
  • Rối loạn chuyển hóa: Các chuyển hóa đường và đạm có liên quan mật thiết với bệnh ngoài da. Khi chúng bị rối loạn thì bệnh dễ hình thành.
  • Có chất kích thích: Việc sử dụng rượu, bia, hút thuốc khiến cho cơ thể tiếp nhận thêm một lượng chất kích thích đáng kể. Với hàm lượng nhỏ, chúng cũng có thể kích ứng da, gây nên triệu chứng bệnh.
  • Hóa chất: Nếu thường xuyên sử dụng các loại bột giặt, nước tẩy rửa, hóa mỹ phẩm có thể khiến da bị kích ứng từ bên ngoài. Hoặc vệ sinh không sạch sau khi tiếp xúc với chúng cũng có thể hình thành bệnh.
  • Béo phì: Việc tăng cân quá nhanh, đặc biệt là tăng các mô mỡ ở vùng ngực, bụng rất dễ gây nên bệnh này. Bởi vì đó cũng chính là dấu hiệu của sự suy giảm nội tiết tố, rối loạn chuyển hóa.

Các nguyên nhân bị vảy nến trên đây chưa phải là tất cả lý do hình thành bệnh. Nhiều nghiên cứu vẫn tiếp tục được thử nghiệm để phát hiện căn nguyên của tình trạng này.

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không, chữa khỏi không?

Vảy nến chỉ biểu hiện chủ yếu trên da nhưng lại dễ gây biến chứng vào các cơ quan phía trong. Cụ thể:

  • Gây viêm khớp: Có khoảng 10 - 30% người bệnh vảy nến bị biến chứng viêm khớp. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hệ xương, đặc biệt là cột sống, dây chằng. Do đó người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động đi lại.
  • Tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch: Do một số thuốc điều trị bệnh này có khả năng làm tăng cholesterol xấu trong máu, gây đột quỵ...
  • Bệnh nội tiết: Theo các chuyên gia, các bẹnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, béo phì hay hiện tượng tăng lipid trong máu cũng có thể hình thành do bệnh vảy nến.
  • Suy thận: Nếu bệnh vảy nến trở thành mãn tính và phải điều trị dài ngày có thể gây suy thận. Nguyên do là vì người bệnh phải sử dụng nhiều thuốc điều trị, buộc thận làm việc quá sức.
  • Biến chứng khác: Ngoài ra, khi bị vảy nến còn dễ kèm theo các chứng bệnh mắt kém, tai nghe kém, khoang miệng bị tổn thương… Những thay đổi trên cơ thể khiến cho người bệnh lo âu, tự ti, hướng nội. Dần dần, họ bị tách biệt và sống một mình, hoặc trầm cảm hóa do vảy nến.

Vảy nến có chữa khỏi được không? Đến nay tất cả các phương pháp chữa bệnh vảy nến từ cổ truyền đến hiện đại đều không khiến người bệnh hoàn toàn thoát khỏi bệnh vảy nến. Người ta chỉ có thể kiểm soát bằng cách điều trị các triệu chứng gây bệnh. Thêm vào đó, bệnh này còn dễ tái phát, cho nên bên cạnh việc tác động vào triệu chứng, người bệnh còn phải phòng ngừa cẩn trọng khi dấu hiệu bệnh đã dứt.

Cách phòng bệnh vảy nến hiệu quả

Nhằm phòng tránh, giảm nhanh các triệu chứng và ngừa tái phát bệnh vảy nến, bạn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn. Đồng thời kết hợp với việc điều chỉnh cách chăm sóc da, sinh hoạt. Bạn nên:

  • Không để những căng thẳng trong công việc, cuộc sống chi phối làm bạn mất kiểm soát, gây rối loạn nội tiết tố.
  • Nên hạn chế các suy nghĩ tiêu cực, tích cực làm việc thiện, suy nghĩ tốt đẹp để giải tỏa những lo âu, áp lực.
  • Thực hiện thiền hành, yoga để giải phóng các stress trong não bộ, đồng thời đọc sách, nghe nhạc để thư giãn, tái tạo năng lượng.
  • Tránh bổ sung vào cơ thể những chất kích thích làm suy đổi nồng độ hormone, hoặc khiến da dễ nhận nhầm tế bào ngoại lai.
  • Ăn nhiều rau xanh, bổ sung vitamin B12 và khoáng chất kẽm, Omega tốt cho da người bệnh và cải thiện hệ miễn dịch. Tránh dùng các loại thực phẩm mà trước đó bạn đã bị dị ứng hoặc loại nhiều protein dễ giải phóng histamin.
  • Vệ sinh làn da thật sạch với nước và không gãi ngứa khiến vảy, mảng da bong.
  • Tránh dùng các hóa chất độc hại, khiến da tiếp xúc với dị nguyên lâu hoặc để dị chúng công lên da.

vay nen
Ăn nhiều rau xanh tốt cho da người bệnh và cải thiện hệ miễn dịch

Cách điều trị vảy nến đạt kết quả cao

Có rất nhiều cách là giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến đã được tiến hành từ xưa đến nay. Tuy nhiên, mỗi phương pháp cho hiệu quả khác nhau, áp dụng cho từng thể bệnh riêng biệt.

Mẹo dân gian trị bệnh vảy nến

Trong dân gian có nhiều mẹo trị vảy nến được truyền tai nhiều đời, từ vùng này sang vùng kia. Cụ thể có một số phương pháp rất nhiều người đã áp dụng và cho hiệu quả tốt như:

Dùng nghệ vàng

  • Từ xa xưa người dân đã biết dùng nghệ vàng để bôi lên vết tổn thương da hoặc chế biến trong các món ăn nhằm làm lành da do vảy nến.
  • Ngày nay người ta đã khẳng định trong củ nghệ có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn và các curcumin có khả năng ngăn chặn biến đổi gen. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng các cách làm trong dân gian để giảm triệu chứng bệnh bằng củ này là có hiệu quả tốt.

Dầu chè

  • Chè xanh cũng là một loại lá cây hay được người dân dùng để chế biến thành thức uống hoặc đun nước tắm, xông trị bệnh này.
  • Ngày nay khoa học đã kiểm chứng trong cây chè có các tinh chất kháng khuẩn, ngăn nhiễm trùng, giảm ngứa và bong tróc. Tuy nhiên cách làm này có thể không phù hợp với một số cơ địa.

Dùng lược vàng

  • Cây lược vàng cũng là dược liệu mà nhiều người lựa chọn để ép lấy nước hoặc nghiện bột trộn với thành phần dưỡng ẩm khác để trị vảy nến. Sau khi thực hiện họ thấy vết thương lành lại rất nhanh chóng và hiện tượng bong vảy ít đi.
  • Khoa học đã nghiên cứu và tìm ra nguyên do là bởi trong cây lược vàng có nhiều chất chống oxy hóa và kháng viêm. Nhờ đó, nó có thể dùng để chữa nhiều bệnh ngoài da, trong đó có vảy nến.

Chữa bệnh vảy nến theo Đông y

Theo các thể bệnh khác nhau, Đông y có rất nhiều bài thuốc trị bệnh nhằm giảm các triệu chứng từ gốc. Dưới đây là một số bài thuốc Y học cổ truyền trị vảy nến phổ biến.

Cách chữa theo thể phong huyết

Đối với thể bệnh này, người bệnh cần sử dụng các dược liệu sau:

  • 40g/mỗi loại: Hoa hòe tươi, sinh địa khô, thạch cao, khúc khắc.
  • 12g/mỗi loại: Quỷ kiếm thăng ma, cỏ ngọc, địa phu tử.
  • Và các loại dược liệu cùng hàm lượng như sau: Ké đầu ngựa 20g, thài lài trắng 4g.
  • Rửa sạch các nguyên liệu trị vảy nến kể trên rồi đem sắc với 5 bát con nước dưới lửa nhỏ.
  • Khi còn lại 3 bát thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc rồi uống ấm 3 lần/ngày.

Bài thuốc ngâm rửa

Một số trường hợp nên dùng thuốc ngâm rửa để giảm nhanh các triệu chứng. Đặc biệt là những người quá ngứa, rát, khô da.

  • Dược liệu để sắc nước ngâm rửa gồm 15g/mỗi loại sau: Hỏa tiêu, huyền minh phàn, phèn phi, dã hoa cúc.
  • Người bệnh cho dược liệu vào ấm, đun với khoảng 2 lít nước trong lửa vừa, sau khi sôi đun tiếp 5 phút.
  • Tắt bếp và chắc nước để ngâm rửa hoặc hòa ra để tắm đều có thể hỗ trợ cải thiện vảy nến.

vay nen
Đông y có rất nhiều bài thuốc trị bệnh nhằm giảm các triệu chứng từ gốc

Xoa bóp bấm huyệt trị vảy nến

Đây là phương pháp đặc thù trong Đông y trị bệnh. Bằng cách tác động lên các huyệt đạo, thầy thuốc giúp cơ thể cân bằng trở lại và tự miễn với các biểu hiện bệnh. Do đó, các dấu hiệu ngứa ngáy, khô, viêm do vảy nến dần được cải thiện. Tình trạng bong tróc da vì thế cũng dần biến mất.

Một số huyệt thường được tác động đến trong trường hợp này là huyệt khúc trì, túc tam lý, thần môn, phi dương và huyệt tam âm giao.

Phương pháp châm cứu khắc phục vảy nến

Châm cứu là cách chữa bệnh cổ truyền sử dụng các kim châm tác động sâu vào huyệt đạo. Theo nguồn tin từ Archives of Internal Medicine, phương pháp này có khả năng kiểm soát cơn đau mãn tính và điều hòa hệ miễn dịch. Do đó, nếu được tiến hành đúng cách, người bệnh vảy nến có thể giảm nhanh các biểu hiện khó chịu.

Đa phần các phương pháp điều trị các triệu chứng của bệnh vảy nến theo Đông y đều rất an toàn và cho hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì tiến hành đều đặn thì mới đạt kết quả tốt nhất. Để tiết kiệm thời gian và giảm nhanh các triệu chứng, người ta thường lựa chọn phương thức điều trị hiện đại.

Chữa bệnh bằng thuốc Tây

Mặc dù chưa tìm ra thuốc đặc trị vảy nến từ gốc nhưng Tây y cũng có nhiều phương pháp chữa làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh này.

Điều trị tại chỗ loại kem bôi

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số thuốc cơ bản dưới đây để bôi ngoài da, làm giảm triệu chứng:

  • Salicylé dạng mỡ: Dùng cho những trường hợp bị bong vảy nhiều, da có màu trắng.
  • Thuốc chữa Corticoid: Kem mỡ này có tác dụng chống viêm trên các vùng da bị tổn thương. Đồng thời nó làm giảm các cơn đau do nứt da, ngứa do vỡ mụn gây nên. Mặc dù cho hiệu quả gần như tức thì nhưng các chuyên gia da liễu khuyên bạn không nên lạm dụng. Bởi vì loại thuốc này có thể khiến bạn bị lệ thuộc vào nó, nhất là khi vảy nến bị mãn tính.
  • Thuốc mỡ chứa vitamin A: Bôi loại kem này là cách làm giảm hiện tượng sừng hóa trên da. Đồng thời vitamin A cũng giúp cho da bớt khô, ngứa ngáy.

Thuốc uống điều trị vảy nến

  • Thường dùng trong trường hợp bị lan rộng toàn thân. Người bệnh sử dụng một số loại thuốc có tác dụng nhanh như Soritane, Methotrexate, Tigasone… Những thuốc này sử dụng theo đường uống nên có thể gây rối loạn chức năng gan, làm giảm bạch cầu, thậm chí gây quái thai nếu lạm dụng.
  • Ngoài ra, một vài loại chứa Corticoid cũng được áp dụng trong trường hợp viêm nhiễm nặng. Tuy nhiên, thuốc này cần uống rất đúng liều và không được tùy tiện sử dụng nếu chưa được bác sĩ kê đơn.
  • Gần đây, thuốc sinh học là một lựa chọn chuyên biệt dùng để ức chế bệnh vảy nến phát triển. Mặc dù có tác dụng tốt nhưng chi phí sử dụng quá đắt nên ở Việt Nam mới chỉ nghe nói đến. Thuốc này cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan, thận và khiến da nổi mẩn đỏ.

Dùng quang trị liệu

Đây là cách sử dụng các tia cực tím như UVB, UVA có bước sóng ngắn, dài khác nhau để trị bệnh. Cách làm này thường không được áp dụng phổ biến cho các trường hợp vảy nến. Bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện cho những bệnh nhân đặc biệt bởi vì nó tiềm ẩn nguy cơ ung thư da. Ngoài ra, đây cũng là cách làm rất tốn kém chi phí nên ít người đáp ứng được.

vay nen
Dùng quang trị liệu trị vảy nến

Bệnh vảy nến nên ăn gì và kiêng gì để hạn chế tái phát?

Vảy nến là bệnh mãn tính, muốn hạn chế tái phát, giảm triệu chứng bệnh, bạn có thể điều chỉnh cách ăn uống cho hợp lý. Nếu kết hợp linh hoạt và tích cực điều trị bằng các biện pháp tác động bên trong và bên ngoài, biểu hiện bệnh có thể thuyên giảm lâu dài.

Những thực phẩm nên ăn

Theo những nghiên cứu hiện đại, các biểu hiện của bệnh vảy nến có thể thuyên giảm nhờ bổ sung các thực phẩm sau:

  • Các loại rau củ quả chứa nhiều chất chống oxy hóa như cải xoăn, đu đủ, cải thìa chứa nhiều lutein. Sữa, và các loại trứng giàu vitamin A. Các quả mọng nước chứa vitamin C như cam, táo tàu, dâu tây, mơ, mận, dứa, đào, bưởi... Trái cây, củ quả màu sắc như cải bó xôi, đậu hà lan chứa các beta-carotene...
  • Nguồn thực phẩm giàu Omega 3 thích hợp để chống viêm cho người bệnh vảy nến như cá hồi, cá thu, dầu gan cá tuyết, cá mòi, cá trích, trứng cá muối, cá cơm...
  • Thức uống chứa chất chống oxy hóa như sinh tố trái cây, chè xanh (sử dụng vào buổi tối trước khi ngủ khoảng 2 tiếng)...
  • Nước lọc hoặc nước điện giải ion kiềm giúp thanh lọc cơ thể, cung cấp độ ẩm, cải thiện và phục hồi vùng da bị vảy nến.

Các loại thực phẩm kiêng

Bên cạnh các nguồn dinh dưỡng tốt cho làn da bị tổn thương kể trên, người bệnh vảy nến cần kiêng các loại sau. Bởi vì nó có thể làm gia tăng các yếu tố làm hình thành biểu hiện bệnh.

  • Các loại thịt nạc đỏ chứa nhiều Arachidon khiến vết thương bị viêm như lợn, trâu, ngựa, bò…
  • Nguồn thức ăn dễ kích ứng da, gây nhầm lẫn nhận diện tế bào như đồ ăn nhanh, tẩm ướt gia vị cay hoặc chiên đi chiên lại.
  • Thức ăn nhiều đường như kem, kẹo ngọt, bánh gato, các loại socola, mứt tẩm ướp đường hóa học cũng khiến bệnh vảy nến trở nặng.
  • Các chế phẩm từ sữa và sữa tươi nguyên chất thường chứa nhiều thành phần dưỡng chất có thể làm vùng da tổn thương bị dị ứng, sưng viêm nặng.
  • Các loại thực phẩm chứa histamin hoặc kích hoạt sự giải phóng hoạt chất này như tôm, ốc biển, ghẹ… Chúng làm tăng nguy cơ tổn thương da, tăng độ ngứa và hiện tượng tấy đỏ.
  • Nguồn thức ăn từ nội tạng động vật như lòng, gan, tim, cật khiến da khó lành trong thời gian ngắn.
  • Các loại mì ống, chế phẩm từ lúa mì, bánh mỳ làm rối loạn chuyển hóa, tăng yếu tố tác động xấu lên da.
  • Các nguồn thức ăn, nước uống có chứa chất kích thích khiến gan phải hoạt động mạnh và suy yếu.

Nếu bổ sung các loại đồ ăn, thức uống này, các biểu hiện của bệnh vảy nến có khả năng tăng lên rõ rệt, khiến bạn mất kiểm soát. Việc điều trị bệnh vì thế cũng trở nên khó khăn, nguy cơ bội nhiễm, tái phát cũng nhiều.

Bị vảy nến tuy chỉ có biểu hiện chủ yếu trên da nhưng biến chứng lại ảnh hưởng vào trong phủ tạng. Người bệnh nên cẩn trọng cải thiện triệu chứng từ sớm và chăm sóc da cẩn trọng. Nên đi khám bác sĩ và theo dõi tình trạng thường xuyên vì vảy nến mãn tính chưa có thuốc trị tận gốc.

Danh sách huyệt đạo tham khảo
Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp

Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự khỏi

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của vảy nến thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội.

Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất....
Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy vậy so với Tây y hoặc Đông y, cách trị bệnh này có giá thành cao hơn hẳn. Vậy quang hóa trị liệu có gì đặc biệt? bài viết sau đây của Tapchidongy sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu...
Chữa vẩy nến bằng diện chẩn là một phương pháp quen thuộc trong Đông Y. Thế nhưng với nhiều người, thông tin về cách chữa vảy nến này còn khá mơ hồ. Để hiểu rõ hơn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc khái quát về phương pháp chữa vẩy nến bằng diện chẩn. [caption id="attachment_29312" align="aligncenter" width="730"] Chữa...
Chữa vảy nến ở đâu tốt, uy tín là một vấn đề mà nhiều người bệnh thắc mắc. Bệnh vảy nến nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những địa chỉ uy tín điều trị vảy nến và các căn...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Vảy Nến bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan