Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Vảy nến thể khớp có thể nói là một trong những dạng vảy nến với các biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Bệnh càng kéo dài sẽ càng khiến cho xương bị phá hủy, thậm chí là dẫn đến các thương tật suốt đời. Chính vì vậy hãy tham khảo những thông tin dưới đây để có cái nhìn cụ thể hơn về căn bệnh này.

Vảy nến thể khớp là gì?

Vảy nến thể khớp hay viêm khớp vảy nến là bệnh viêm khớp xuất hiện ở trường hợp các bệnh nhân bị vảy nến. Dạng viêm khớp này thuộc loại mãn tính và thường chiếm khoảng 30% số bệnh nhân vảy nến.

Phần khớp bị bệnh sẽ khiến cho các vận động trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt là các thương tật khó có thể chữa lành nếu bệnh tình nghiêm trọng. Các bộ phận trên cơ thể có nguy cơ cao mắc bệnh là khớp bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, cổ lưng…

Vảy nến thể khớp là một trong những bệnh khó điều trị
Vảy nến thể khớp là một trong những bệnh khó điều trị

Vảy nến thể khớp nguy hiểm như thế nào?

Không ít người cho rằng bệnh vảy nến chỉ là một bệnh ngoài da không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên y học đã chứng minh, bệnh vảy nến mà đặc biệt là vảy nến thể khớp có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường, đe dọa sức khỏe tinh thần.

Ảnh hưởng tinh thần

Những người mắc bệnh viêm khớp thể vảy nến luôn phải sống trong tình trạng lo lắng và khó chịu. Lâu dần sẽ khiến sức khỏe tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này bệnh nhân không chỉ ngứa vì vảy nến mà còn đau nhức các khớp xương. Đi đứng, ăn uống hay ngủ nghỉ đều không thuận lợi như người bình thường. Sự khó chịu do bệnh gây ra làm tinh thần người bệnh mệt mỏi và dễ bị stress.

Khớp bị biến dạng, khó khăn vận động

Trường hợp viêm khớp biến dạng nặng (arthritis mutilans) sẽ làm cho các khớp đặc biệt là ở ngón tay bị biến dạng. Lúc này người bệnh sẽ không thể cầm nắm hay di chuyển một cách bình thường.

Khớp bị biến dạng cho bệnh vảy nến ở khớp
Khớp bị biến dạng cho bệnh vảy nến ở khớp

Mất thẩm mỹ

Chỉ riêng bệnh vảy nến thôi cũng đủ khiến cho người bệnh cảm thấy mất thẩm mỹ, thiếu tự tin. Đặc biệt là khi bệnh xuất hiện ở những phần da dễ thấy như mặt, chân hay phần da đầu. Kèm theo hiện tượng viêm khớp khiến cho khớp ngón tay và chân bị biến dạng lại càng gây mất thẩm mỹ hơn.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể khớp

Bệnh vảy nến thể khớp được xác định là một bệnh tự miễn mãn tính. Có nghĩa là khi hệ thống miễn dịch của cơ thể gặp trục trặc sẽ tấn công chính các tế bào của cơ thể. Lúc này phần da vùng bệnh sẽ hình thành nhanh hơn so với bình thường. Lớp da mới liên tục đẩy lớp da cũ ra ngoài tạo nên sự bong tróc như vảy.

Thời gian dài vùng bị vảy nến lan rộng sẽ kéo theo các biến chứng lên khớp. Sở dĩ nói chưa xác định được nguyên nhân chính gây bệnh là vì các nghiên cứu vẫn chưa tìm được lý do khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, cũng có một vài ý kiến cho rằng bệnh vảy nến thể khớp có thể di truyền. Theo thống kê, có đến 40% số người bị bệnh viêm khớp vảy nến đều có người thân nhất là cha mẹ bị bệnh trước đó. Nguyên nhân chính là do gen lympho T hoạt động bất thường khi bị điều kiện môi trường bên ngoài tác động sẽ khởi phát bệnh. Theo đó một vài yếu tố chính như:

  • Thời tiết: Thời tiết thay đổi có thể khiến cho bệnh vảy nến thể khớp bùng phát. Theo đó vào mùa đông là thời điểm da thường bị khô nên sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Tuổi tác: Những người lớn tuổi xương khớp vốn đã yếu. Chính vì vậy khả năng mắc bệnh viêm khớp do vảy nến sẽ cao hơn so với người trẻ tuổi.
  • Chất kích thích: Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cũng là một trong những điều làm bệnh vảy nến thể khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh nhân HIV: Bệnh nhân HIV vốn đã có hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng kém nên bệnh vảy nến thể khớp lại càng dễ phát triển hơn.
  • Căng thẳng: Những người thường tinh thần không thoải mái, hay lo lắng cũng nằm trong nhóm dễ bị bệnh vảy nến thể khớp.
  • Môi trường: Môi trường bị ô nhiễm mà đặc biệt là nguồn nước không sạch rất dễ làm tổn thương da. Đây cũng là một trong những yếu tố làm bệnh vảy nến khởi phát.

Những triệu chứng của bệnh vảy nến thể khớp

Bệnh vảy nến thể khớp xuất hiện với khá nhiều các triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên các triệu chứng này rất dễ bị nhầm với các bệnh ngoài da khác nên bạn cần đặc biệt chú ý. Triệu chứng ở từng trường hợp có thể nặng nhẹ khác nhau.

  • Các khớp bị bệnh sẽ bị sưng kèm theo cảm giác đau.
  • Buổi sáng các khớp có thể bị tê và cứng đơ. Nghiêm trọng hơn là khớp bị sưng và ửng đỏ.
  • Không chỉ khớp mà gân ở vùng bệnh cũng bị đau. Đặc biệt là ở vị trí gót chân, cổ tay, bàn tay… nhất là khi vận động.
  • Ngoài xương khớp bề mặt da cũng có những dấu hiệu khá rõ ràng. Da bị đỏ, trở nên dày hơn và bị tróc vảy trắng.
  • Tổn thương đến móng tay. Màu móng bị thay đổi sang vàng, đen hoặc nâu kèm theo đó là các vết lồi lõm. Móng trở nên dày hơn và có thể bị bong tróc.
Bệnh khiến cho khớp bị sưng và khó khăn trong các hoạt động
Bệnh khiến cho khớp bị sưng và khó khăn trong các hoạt động

Chẩn đoán bệnh vảy nến thể khớp

Bệnh vảy nến thể khớp có thể bị nhầm lẫn với một vài bệnh khác như chàm, viêm da cơ địa. Khi phát hiện các triệu chứng trên thay vì tự ý dùng thuốc bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán một cách chính xác nhất. Thông thường quá trình chẩn đoán sẽ kết hợp các biện pháp sau:

Chẩn đoán lâm sàng

Bước đầu trong quá trình chẩn đoán bác sĩ sẽ quan sát các dấu hiệu bên ngoài của vùng bị bệnh. Đồng thời sẽ hỏi thêm về tình trạng của người bệnh hiện tại cũng như những tiền sử bệnh trước đó.

Xét nghiệm

Để quá trình chẩn đoán chính xác bệnh nhân sẽ được yêu cầu làm một vài xét nghiệm cụ thể.

  • Sinh thiết da: Dùng một mẫu da nhỏ ở vùng bệnh và tiết hành các xét nghiệm mô bệnh học.
  • Xét nghiệm tốc độ lắng máu: Các trường hợp nhiễm trùng và đặc biệt bệnh tự miễn như vảy nến có thể khiến cho tốc độ lắng hồng cầu tăng cao.
  • Xét nghiệm CRP: Cũng là một trong những xét nghiệm để xác định mức độ viêm, nhiễm trùng đối với bệnh nhân viêm khớp.
  • Kiểm tra chất dịch bên trong khớp: Những trường hợp bệnh vảy nến thể khớp nặng sẽ dẫn đến hình thành dịch bên trong khớp. Trong trường hợp này mẫu dịch cũng thường được xét nghiệm.
Bệnh nhân được yêu cầu làm các xét nghiệm để chẩn đoán đúng hơn
Bệnh nhân được yêu cầu làm các xét nghiệm để chẩn đoán đúng hơn

Chẩn đoán bằng hình ảnh

Các phương pháp như chụp X – Quang, chụp MRT cũng thường được chỉ định để chẩn đoán bệnh vảy nến thể khớp. Với hình ảnh thu được, các bác sĩ có thể thấy được những biến dạng ở các khớp xương do bệnh gây ra. Ngoài ra hiện tượng mòn đầu xương, canxi hóa hay các vấn đề về gân, sụn cũng có thể phát hiện ra.

Cách điều trị vảy nến thể khớp

Dù y học hiện nay đã rất phát triển nhưng trên thực tế vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến thể khớp. Đa phần các biện pháp áp dụng chỉ để bệnh không phát triển nặng thêm. Đồng thời hạn chế các biến chứng do vảy nến gây ra.

Dùng thuốc chữa bệnh vảy nến khớp

Hiện nay có nhiều loại thuốc khác nhau được dùng để trị bệnh vảy nến thể viêm khớp. Hình thức cũng rất đa dạng bao gồm thuốc bôi ngoài ra, thuốc uống và thuốc tiêm trực tiếp vào da. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý dùng mà phải có sự hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ.

  • Nhóm thuốc NSAID

Nhóm này bao gồm các loại thuốc có tác dụng kháng viêm và giảm đau. Ngoài ra thuốc còn có thể giảm sốt. Thuốc hoạt động dựa trên khả năng ức chế enzym COX. Dùng thuốc này người bệnh cần đặc biệt lưu ý vì thường có khá nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày, nhồi máu cơ tim, suy thận, nhiễm độc gan…

  • Thuốc Corticosteroid

Thuốc được dùng bằng cách bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Ngoài ra với các trường hợp bệnh nặng thuốc có thể được dùng để tiêm trực tiếp hoặc uống. Dùng thuốc sẽ giúp cho các triệu chứng da ửng đỏ, đau rát, viêm nhiễm giảm bớt. Đặc biệt là trường hợp viêm khớp cũng được cải thiện đáng kể nhờ Corticosteroid. Tuy nhiên đây là loại thuốc không nên dùng thời gian dài vì có thể dẫn đến suy thận, nhiễm trùng, đau họng, sốt…

Dùng thôi bôi để trị bệnh vảy nến thể khớp
Dùng thôi bôi để trị bệnh vảy nến thể khớp
  • Thuốc ức chế miễn dịch

Một trong những nguyên nhân dẫn đến vảy nến thể khớp là do hệ miễn dịch hoạt động sai. Chính vì vậy mà các thuốc thuộc nhóm ức chế miễn dịch cũng được áp dụng trong điều trị. Các loại thuốc phổ biến trong nhóm này như Azathioprin, Cyclophosphamid, Sirolimus, Everolimus…

  • Thuốc ức chế TNF-alpha

Tác dụng chính của thuốc ức chế TNF-alpha là giúp giảm đau, cứng khớp và sưng. Tuy nhiên thuốc gây ra nhiều tác dụng như nhiễm trùng, nôn ói, rụng tóc…. Chính vì vậy chỉ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Dùng các biện pháp dân gian tại nhà

Trong dân gian vẫn còn lưu truyền khá nhiều bài thuốc để điều trị bệnh vảy nến thể khớp. Tuy nhiên bạn chỉ nên áp dụng những bài thuốc này với trường hợp bệnh nhẹ. Hoặc tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa da liễu trước khi sử dụng. Một vài bài thuốc dân gian dùng chữa vảy nến thể khớp mà bạn có thể tham khảo như:

  • Gel nha đam

Nha đam hay còn có tên lô hội được nhiều người áp dụng để điều trị bệnh vảy nến. Bạn có thể dùng gel nha đam tươi thoa lên vùng da bị vảy nến. Cách làm này giúp giảm cảm giác ngứa, khiến da trở nên mềm và giảm tróc vảy. Ngoài ra, người bệnh có thể uống nước nha đam hàng ngày kèm theo để bổ sung nước, vitamin và các chất khác cho cơ thể.

Gel nha đam được nhiều người dùng để chữa vảy nến thể khớp
Gel nha đam được nhiều người dùng để chữa vảy nến thể khớp
  • Trà xanh trị vảy nến

Trà xanh được dùng phổ biến trong các bài thuốc dân gian với rất nhiều công dụng khác nhau. Các chất trong trà xanh giúp chống oxy hóa, chống viêm nên rất tốt cho bệnh nhân vảy nến viêm khớp. Hàng ngày bạn có thể nấu lá trà xanh trong nước sạch cho sôi. Sau đó ngâm phần da bị vảy nến hoặc tắm với nước trà xanh để ấm.

  • Tắm với muối Epsom

Muối Epsom ngoài công dụng làm đẹp còn có thể trị các bệnh về da. Trong đó không ít người sử dụng muối này trị vảy nến thể khớp. Đây là một khoáng chất tự nhiên giúp da trở nên mềm hơn, mịn hơn, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Bạn có thể pha nước muối Epsom loãng dùng để tắm gội hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

  • Giấm táo

Trong giấm táo có chứa một lượng axit cần thiết để giảm ngứa do vảy nến ở khớp. Ngoài ra còn giúp loại bỏ da chết, kháng khuẩn hiệu quả Dùng giấm táo với lượng vừa đủ hòa vào nước để tắm. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng cách này vì có thể khiến da bị khô. Mỗi tuần chỉ nên tắm với giám táo từ 2 đến 3 lần.

Lời khuyên với người bị vảy nến thể khớp

Người bị vảy nến thể khớp không nên chỉ trông đợi vào các biện pháp điều trị từ bác sĩ. Tốt nhất hãy chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống.

  • Tránh hoạt động mạnh: Người bệnh vẫn có thể làm những công việc hàng ngày tuy nhiên nên hạn chế các việc nặng. Chẳng hạn như mang vác, leo trèo và các hành động dễ ảnh hưởng đến xương khớp nói chung.
  • Tránh tiếp xúc lâu với nước: Với việc da hay bị ngứa nên không ít người bị vảy nến thể khớp chọn cách tắm nhiều lần để được dễ chịu hơn. Tuy nhiên việc ngâm cơ thể quá lâu trong nước có thể khiến da bị tổn thương nặng hơn. Không chỉ vậy vùng da bệnh còn dễ bị lan rộng.
  • Ăn uống đúng cách: Có khá nhiều món mà người bị vảy nến thể khớp nên hạn chế ăn. Theo đó bạn không nên ăn thực phẩm giàu đạm như thịt bò, cá biển, tôm, cua, ghẹ, trứng… Trong khi đó các thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxi hóa được khuyến khích ăn. Chẳng hạn như là rau xanh, trái cây, ngũ cốc, thịt gia cầm… Đặc biệt việc uống nhiều nước là rất quan trọng để cung cấp độ ẩm cho da.
  • Ngủ sớm, tránh căng thẳng: Hãy sinh hoạt một cách khoa học bằng cách ngủ sớm, ngủ đúng giờ. Tránh để đầu óc lo âu, căng thẳng quá mức. Để quên đi những khó chịu do bệnh tật bạn có thể thư giãn những hoạt động cần tập trung. Ví dụ như trồng cây, vẽ tranh, xem phim…
  • Giữ vệ sinh cơ thể: Vùng bị vảy nến thể khớp rất dễ bị tổn thương do vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh khác tấn công. Chính vì vậy hãy tắm gội đúng cách, giữ gìn vệ sinh cơ thể thật tốt.
Ăn nhiều rau xanh sẽ tốt cho người bệnh
Ăn nhiều rau xanh sẽ tốt cho người bệnh

Vảy nến thể khớp là bệnh có tính dai dẳng và gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Khi phát hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh nên sớm điều trị. Đừng để bệnh kéo dài để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Câu hỏi thường gặp
Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không? Bệnh vảy nến...

Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự khỏi

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của vảy nến thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội.

Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất....
Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy vậy so với Tây y hoặc Đông y, cách trị bệnh này có giá thành cao hơn hẳn. Vậy quang hóa trị liệu có gì đặc biệt? bài viết sau đây của Tapchidongy sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu...
Chữa vảy nến ở đâu tốt, uy tín là một vấn đề mà nhiều người bệnh thắc mắc. Bệnh vảy nến nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những địa chỉ uy tín điều trị vảy nến và các căn...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Bài viết liên quan