Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau vai gáy mất ngủ ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ do cường độ công việc cao, thường xuyên phải ngồi một chỗ. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin tổng quát về bệnh này trong bài viết dưới đây..

Mất ngủ đau vai gáy – Nỗi ám ảnh của nhiều người

Trong xã hội hiện đại, do nhiều yếu tố tác động (tuổi tác, thói quen sinh hoạt, cường độ công việc cao…) mất ngủ đau vai gáy ngày càng trở nên phổ biến và trở thành ám ảnh đối với nhiều người.

Mất ngủ đau mỏi vai gáy là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng
Mất ngủ đau mỏi vai gáy là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng

Theo các chuyên gia, đau vai gáy thực chất là một trong những bệnh lý thường gặp về xương khớp, với các biểu hiện cơ bản là cảm giác đau, khó vận động phần cổ gáy và vai. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, những cơn đau vai gáy này có thể gây hiện tượng trằn trọc khó ngủ hoặc thức giấc giữa đêm, ngủ không ngon giấc.

Bệnh mất ngủ đau vai gáy có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là những người già khi các xương khớp đã bị lão hóa, hay nhóm người làm văn phòng, lái xe, liên tục duy trì tư thế ngồi, ít vận động.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, đau vai gáy mất ngủ xảy ra ở khoảng 33% dân số ngoài 30 tuổi và 55% trong đó là dân văn phòng. Những cơn đau ban đầu chỉ xuất hiện ở vùng vai gáy sẽ lan dần ra các vị khác trên cơ thể, như: bả vai, cánh tay, đau đầu, đau thắt lưng… khiến người bệnh cảm thấy khó tập trung, uể oải, mất ngủ.

Tình trạng mất ngủ đau mỏi vai gáy kéo dài nhiều ngày sẽ trở thành nỗi ám ảnh, ảnh hưởng tiêu cực tới nhịp sinh học của cơ thể, cũng như sinh hoạt hàng ngày. Bởi giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp kích thích sự phục hồi và sản sinh của các tế bào, tái tạo năng lượng cho một ngày lao động mới.

Triệu chứng bệnh đau mỏi vai gáy mất ngủ

Mất ngủ đau mỏi vai gáy thường có những biểu hiện ngắt quãng và không rõ ràng ở giai đoạn ban đầu (cấp tính) khiến người bệnh chủ quan. Vì vây, để tránh bệnh chuyển biến nặng, khó điều trị dứt điểm, bạn cần lưu ý các dấu hiệu sớm của bệnh:

  • Những cơn đau ở vùng cổ gáy và bả vai xuất hiện ngày càng nhiều và có xu hướng nặng hơn, đặc biệt là khi ngồi làm việc
  • Khả năng vận động ở vùng vai gáy bị hạn chế, khó quay đầu hay vươn vai, không thể bê vác đồ nặng
  • Các cơn đau âm ỉ lan sang bàn tay và toàn bộ phần lưng khiến cơ thể nhức mỏi, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ bị tỉnh dậy giữa đêm
  • Đột ngột tỉnh dậy giữa đêm do sự xuất hiện của các cơn đau vai mỏi vai gáy và khó ngủ trở lại, ngủ không sâu giấc
  • Cơ thể uể oải, không có tinh thần, thiếu tập trung và kém linh hoạt trong vận động, chất lượng công việc giảm sút

Mất ngủ đau mỏi vai gáy có nguy hiểm không?

Nhìn chung, bệnh mất ngủ đau vai gáy ở giai đoạn đầu không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, mà chỉ gây cản trở một số vận động và sinh hoạt trong cuộc sống. Các cơn đau mỏi cấp tính xuất hiện và tự chấm dứt trong thời gian ngắn. Bệnh có xu hướng nặng hơn khi tập luyện và làm việc quá sức, ngồi nhiều một chỗ, cơ thể nhiễm lạnh và giảm dần khi nghỉ ngơi.

Các cơn đau mỏi phần vai gáy gây mất ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh xương khớp
Các cơn đau mỏi phần vai gáy gây mất ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh xương khớp

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau mỏi vai gáy mất ngủ diễn ra liên tục trong thời gian dài và thường xuyên tái phát sẽ khiến cơ thể người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi. Đồng thời, cơ thể khó chịu, khó tập trung giải quyết công việc, mất ngủ, thậm chí căng thẳng, dễ nổi nóng.

Ngoài ra, đau vai gáy mất ngủ còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm, gai cột sống, thoái hóa khớp… Vì vậy, người bệnh cần đi thăm khám ngay khi đau mỏi vai gáy và mất ngủ xuất hiện kèm theo các triệu chứng dưới đây:

  • Cảm giác tê bì tay hoặc vai (các chi trên), mất dần cảm giác ở bàn tay do chức năng tiếp nhận và xử lý thông tin của não bộ bị hạn chế
  • Khó ngủ trong thời gian dài với thời gian ngủ một ngày ít hơn 4 tiếng đồng hồ.
  • Cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, thiếu máu lên não gây hoa mắt, ù tai, chán ăn, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu
  • Rối loạn tinh thần, căng thẳng, dễ bị kích động và nổi nóng, trí nhớ suy giảm

Biện pháp loại bỏ đau vai gáy mất ngủ

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh đau vai gáy gây mất ngủ, như dùng thuốc Tây y, Đông y hoặc kết hợp vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt. Tuy nhiên, muốn loại bỏ hoàn toàn đau vai gáy mất ngủ, người bệnh cần điều trị song song đau vai gáy và mất ngủ, ưu tiên các bài thuốc an thần, bồi bổ sức khỏe.

Tư vấn dùng thuốc Tây y

Tùy theo thể trạng sức khỏe và mức độ bệnh, sau khi thăm khám, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán và có phác đồ điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên, phần lớn thuốc Tây y thường chỉ được dùng trong trường hợp bệnh nặng và theo đơn của bác sĩ.

Các loại thuốc này dễ gây lệ thuốc hay các tác dụng phụ không mong muốn (rối loạn nhịp tim, khó thở, trầm cảm…) trong trường hợp tự ý sử dụng hay tăng, giảm liều lượng không phù hợp.

Cẩn trọng khi dùng thuốc Tây y bởi các tác dụng phụ không mong muốn
Cẩn trọng khi dùng thuốc Tây y bởi các tác dụng phụ không mong muốn

Các loại thuốc Tây y dùng trong chữa bệnh đau mỏi phần vai gáy khó ngủ thường được chia thành các nhóm:

  • Thuốc giảm đau: Aspirin, Naproxen, Ibuprofe.. giúp làm dịu các cơn đau vai gáy trong thời gian ngắn, tránh những cơn đau ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
  • Thuốc kháng viêm: Meloxicam, Celecoxib, Diclofenac… có tác dụng giảm đau ở liều thấp và đặc trị chứng đau vai gáy mất ngủ.
  • Thuốc thư giãn cơ: Decontractyl, Pipecuronium, Rocuronium, Neostigmin… giúp cơ bắp ở vùng bả vai được thả lỏng, giảm đau và cải thiện giấc ngủ.
  • Thuốc an thần, chống suy nhược: Quetiapine, Clomipramine, Amisulpride, Olanzapine… có tác dụng giảm căng thẳng, kích thích cảm giác thèm ăn để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ và đau mỏi vai gáy.

Kinh nghiệm dân gian hay trong chữa mất ngủ đau vai gáy

Bên cạnh các thuốc Tây y giúp an thần, giảm đau, giãn cơ, ngày càng nhiều người bệnh tìm đến các bài thuốc dân gian hiệu quả, lành tính và không gây tác dụng phụ.

Cây trinh nữ giúp dễ ngủ, ngủ ngon hơn:

Không chỉ có tác dụng an thần, cây trinh nữ (xấu hổ) còn giúp kháng viêm, giảm đau nhờ khả năng ức chế hoạt động của các dây thần kinh. Từ xa xưa, dân gian đã truyền lại kinh nghiệm sử dụng cây trinh nữ để chữa bệnh đau mỏi vai gáy mất ngủ. Theo đó, người bệnh có thể sử dụng nước trà hãm từ cây trinh nữ hoặc sắc thuốc uống (500ml nước cùng 30gr rễ cây trinh nữ đã sao vàng).

Cây trinh nữ có tác dụng kháng viêm, giảm đau và an thần hiệu quả
Cây trinh nữ có tác dụng kháng viêm, giảm đau và an thần hiệu quả

Gừng giảm đau vai gáy, dễ ngủ:

Hoạt chất zingibain trong gừng có tác dụng giảm đau, kháng viêm, thư giãn cơ bắp nên có hiệu quả trong việc điều trị chứng khó ngủ đau mỏi vai gáy. Người bệnh nên đắp gừng ấm (đã giã nát, sao nóng, có thể trộn cùng hành tím và một ít bột mì) để đắp ở phần vai gáy, kết hợp cùng việc thường xuyên sử dụng trà gừng mỗi ngày.

Cây kinh giới:

Đây là một vị thuốc được dùng nhiều trong trị bệnh đau mỏi, an thần và cải thiện giấc ngủ. Người bệnh đau vai gáy mất ngủ có thể tăng cường ăn rau kinh giới như một loại gia vị kèm các món ăn hoặc sử dụng lá kinh giới khô làm ruột gối kê khi đi ngủ. Biện pháp này giúp giảm các triệu chứng đau, xoa dịu căng thẳng, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên và ngủ sâu giấc hơn.

Hết đau nhức vai gáy, mất ngủ bằng các bài thuốc Đông y lành tính

Chú trọng vào việc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, bài thuốc Đông y tập trung khai thông bế tắc, kích thích lưu thông khí huyết trong cơ thể để khắc phục triệt để chứng đau mỏi phần vai gáy gây mất ngủ và giúp gân cốt thư giãn, dẻo dai. Người bệnh có thể ứng dụng một số bài thuốc Đông y sau đây theo liệu trình nhất định để thấy được hiệu quả.

Bài thuốc 1: Thông kinh, trừ hàn

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: 8gr quế chi, 10gr đỗ trọng, 10gr tân giao, 10gr thiên niên kiện, 12gr cam thảo, 12gr củ đợi, 12gr tang chi, 12gr cẩu tích, 16gr huyết đăng, 16gr tang kí sinh, 16gr lá lốt, 16gr phòng phong, 16gr trinh nữ, 16gr kinh giới, 16gr độc hoạt, 16gr cát căn, 16gr đại hoàng.
  • Cách dùng: Các nguyên liệu đã chuẩn bị được phơi khô, sau đó sắc thuốc uống. Ngày dùng 3 lần để cải thiện tình hình.

Bài thuốc 2: Khu phong, tán hàn

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: 8gr quế chi, 10gr bạch linh, 12gr trần bì, 12gr ngưu tất, 12gr cam thảo, 16gr cát căn, 16gr ngải diệp, 16gr ngũ gia bì, 16gr đinh lăng, 16gr kê huyết đăng, 16gr cà gai leo, 16gr hà thủ ô, 16gr đương quy 16gr nam tục hoàn, 16gr thạch xương bồ.
  • Cách dùng: Các vị thuốc đã chuẩn bị được sắc thành nước uống ở lửa nhỏ, loại bỏ phần bã thuốc. Kiên trì dùng mỗi ngày 3 lần trong khoảng 10 ngày.

Phòng ngừa chứng đau mỏi vai gáy mất ngủ như thế nào?

Khó ngủ, đau mỏi phần vai gáy tuy là bệnh thường gặp nhưng khó điều trị dứt điểm nếu tiến triển nặng, do đó, bạn nên chủ động phòng ngừa bằng cách thay đổi thói quen vận động, sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng.

  • Điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp và ưu tiên dùng các loại gối ngủ mềm mại, có độ cao vừa phải (khoảng 10 cm). Đặt phần trên của vai ở gối để tạo độ cong sinh lý, tránh cơ bắp và cột sống cổ bị kéo giãn quá mức.
  • Sắp xếp thời gian ngồi làm việc và nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, kết hợp với các động tác vận động vai gáy và massage nhẹ nhàng. Bạn chỉ nên ngồi một chỗ khoảng 30 phút, sau đó cần đứng dậy đi lại hoặc tập các động tác thể dục nhẹ nhàng, vươn vai, xoa bóp vai gáy giúp tăng cường lưu thông máu, tránh tê bì vai gáy.
Các bài tập yoga trị liệu giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, cải thiện giấc ngủ
Các bài tập yoga trị liệu giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, cải thiện giấc ngủ
  • Tăng cường các bài tập thể dục và các môn thể thao thư giãn gân cốt như yoga trị liệu, bơi lội, dưỡng sinh, thiền…
  • Duy trì thói quen tập thể dục vào sáng sớm hoặc chiều tối trước khi đi ngủ, mỗi ngày 30 – 60 phút không chỉ giúp cơ thể thoải mái, linh hoạt, hạn chế đau mỏi vai gáy, mất ngủ mà còn tăng cường sức đề kháng và làm chậm quá trình lão hóa.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin B12, sắt, kẽm… giúp an thần, cải thiện giấc ngủ và nuôi dưỡng xương khớp, tăng sức đề kháng. Một số thực phẩm tốt cho người bệnh mất ngủ, đau mỏi vai gáy như: bông cải xanh, thịt bò, cá hồi, hải sản, sữa, ngũ cốc, các loại hạt…
  • Tránh thức quá khuya vào buổi tối khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương khớp và dễ rơi vào hiện tượng trằn trọc khó ngủ vì quá giấc.
  • Giảm khối lượng công việc để tránh stress, áp lực và căng thẳng. Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ bằng cách hạn chế các thiết bị điện tử (điện thoại, tivi, máy tính….), nghe một bản nhạc nhẹ, đọc sách hoặc massage đầu, ngâm chân thảo dược.

Hy vọng những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về đau vai gáy mất ngủ, từ đó chủ động tìm phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp. Chúc các bạn thành công loại bỏ nỗi ám ảnh về đau mỏi vai gáy mất ngủ.


Top địa chỉ phòng khám Đau Vai Gáy Mất Ngủ


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan