Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trẹo quai hàm là hiện tượng khá phổ biến, thường gặp khi cười hoặc ngáp quá lớn. Vậy cụ thể, trẹo (sái) quai hàm là gì? Nguyên nhân chính, cách xử lý làm sao cho an toàn, hiệu quả? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài biết này.

Trẹo quai hàm là gì?

Quai hàm là bộ phận cực kỳ quan trọng giúp con người nhai và nói. Ở giữa xương hàm dưới và xương sọ có khớp thái dương hàm. Trẹo quai hàm là chấn thương ở phần bắp thịt, đường gân xương quai hàm khiến cho khớp bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu.

treo-quai-ham
Trẹo quai hàm làm cho người bệnh rất hoang mang, lo lắng

Tình trạng này rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, phổ biến nhất là những người bị lỏng dây chằng, cơ xương hàm hoặc đã có tiền sử gặp phải.

Đặc biệt trả lời cho câu hỏi “Sái quai hàm có tự khỏi không?”, các bác sĩ cho biết tình trạng này không thể tự khỏi được. Do đó, người bệnh cần hết sức chú ý, khi gặp phải cần nhanh chóng gặp bác sĩ để được điều trị.

Triệu chứng của sái quai hàm

Khi bị trật khớp quai hàm, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết qua những triệu chứng sau:

Đau mỏi, ù tai

Khớp hàm nối với sọ thông qua bản lề nằm ở 2 bên tai. Do đó, khi bị trật quai hàm, người bệnh không chỉ thấy đau ở vùng hàm mà còn lan lên 2 tai và đầu. Nhất là khi cử động, những cơn đau dữ dội xuất hiện bên trong tai.

Khi đó, tai trước sẽ bị đau mỏi, ù tai. Đồng thời, người bệnh nghe không rõ hoặc không thể nghe thấy.

Cứng cổ và quai hàm

Đây là triệu chứng phổ biến khi bị sái quai hàm. Vùng giữa cổ và quai hàm bị cứng lại khiến người bệnh hoạt động khó khăn. Thông thường, vào mỗi buổi sáng thức dậy, người bệnh bị ê nhức quai hàm, không thể xoay cổ.

treo-quai-ham
Người bị trẹo quai hàm không thể hoạt động vùng miệng và cổ như bình thường

Nghe thấy tiếng lộc cộc khi há miệng

Chấn động xương khớp khiến quai hàm bị trật ra khỏi vị trí gây ra những tiếng lộc cộc khi há miệng. Một số trường hợp nặng, người bệnh vẫn có thể nghe thấy tiếng này trong khi ngủ. Điều này khiến người bệnh vô cùng khó chịu và gặp khó khăn khi ăn, nhai.

Nguyên nhân gây trẹo quai hàm

Sái quai hàm thường xảy ra do vùng bắp thịt, đường gân của xương quai hàm bị chấn động mạnh. Cụ thể, các nguyên nhân gồm:

treo-quai-ham
Ngáp quá to và đột ngột cũng có thể gây ra trật khớp quai hàm

  • Miệng, họng bị viêm nhiễm.
  • Ngủ sai tư thế, thường xuyên nằm sấp hoặc nằm nghiêng quá lâu.
  • Thói quen nghiến răng khi ngủ.
  • Sái quai hàm vì ngáp, cười, khi ăn há miệng quá to.
  • Thường xuyên mang vác vật nặng, ảnh hưởng đến vùng cổ và vai.
  • Tai nạn ngoài ý muốn khi vùng quai hàm bị chấn thương.
  • Căng thẳng kéo dài.

Bị trật quai hàm phải làm sao cho hiệu quả, an toàn

Sái quai hàm nếu không được điều trị đúng cách có thể khiến mức độ lệch nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể gây ra biến chứng như lệch hàm, méo miệng rất nguy hiểm. Người bệnh cần gặp bác sĩ để nắn chỉnh quai hàm hoặc phẫu thuật.

Dùng thuốc Tây y

Khi bị trẹo quai hàm, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Bởi nhiều trường hợp tự ý thực hiện điều trị tại nhà đã gây ra những hệ quả nghiêm trọng.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng sái quai hàm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Thông thường, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc giảm đau hoặc giãn cơ. Cụ thể như Ibuprofen và Acetaminophen giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Khi dùng thuốc Tây y, người bệnh cần đảm bảo thực hiện nghiêm túc theo đúng đơn thuốc được bác sĩ đưa ra. Bởi thuốc Tây có dược tính mạnh, dùng sai liều lượng rất dễ xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm và tình trạng kháng thuốc.

Bị trật quai hàm phải làm sao? - Nắn quai hàm

Phương pháp nắn quai hàm thường được thực hiện trong trường hợp mức độ trẹo nhẹ. Quy trình thực hiện nắn quai hàm diễn ra như sau:

  • Tiêm thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ.
  • Người bệnh ngồi ngay ngắn, thoải mái nhất để có tâm lý tốt khi thực hiện.
  • Bác sĩ đặt 2 miếng gạc lên mặt nhai trong 2 nhóm răng hàm dưới bên phải và trái.
  • Tiếp theo dùng 2 ngón tay ấn xương hàm dưới theo hướng xuống mặt nhai răng hàm dưới của bên bị trật khớp.
  • Khi người bệnh thấy xương hàm lỏng ra, có thể cử động dễ dàng nghĩa là quá trình nắn trật quai hàm đã hoàn thành.

Tuy cách nắn quai hàm nghe có vẻ dễ thực hiện nhưng người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo. Hãy tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để quá trình điều trị nhanh chóng và an toàn nhất.

Cách chữa trẹo quai hàm bằng phẫu thuật

Phương pháp điều trị này chỉ áp dụng cho những trường hợp nặng, không thể nắn quai hàm. Có rất ít người bị trật quai hàm phải thực hiện phẫu thuật.

Người bệnh cần lựa chọn những bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để thực hiện. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn cho người bệnh.

treo-quai-ham
Phẫu thuật chữa trẹo quai hàm khá phức tạp, tiềm ẩn rủi ro nguy hiểm

Vật lý trị liệu

Kết hợp với việc sử dụng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp vật lý trị liệu như:

  • Chườm nóng hoặc lạnh lên vùng hàm để các cơ đang co thắt giãn ra.
  • Massage quai hàm bằng cách dùng ngón trỏ cùng ngón giữa ấn vào hàm, xoay tròn với lực vừa phải.
  • Động tác do duỗi cơ hàm để tăng cường sức mạnh, thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.

Lưu ý khi điều trị trẹo quai hàm

Sau khi đã nắm rõ sái quai hàm cách chữa như thế nào cho hiệu quả. Người bệnh hãy chú ý những vấn đề sau để tránh trường hợp tái phát:

  • Sái quai hàm vì ngáp khá phổ biến, nên người bệnh chú ý khi ăn, ngáp hoặc cười không được há miệng quá to và đột ngột.
  • Ngủ đúng tư thế, không nghiến răng khi ngủ.
  • Hạn chế va chạm mạnh vào vùng quai hàm.
  • Người bệnh có thể tham khảo, thực hiện một số động tác giúp vùng mặt, xương hàm dẻo dai và hoạt động trơn tru hơn.
  • Người bệnh nên ăn những thức ăn lỏng, mềm để quai hàm hồi phục hoàn toàn.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
  • Hạn chế mệt mỏi, stress kéo dài, hãy giữ tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ.
  • Theo dõi sát sao tại nhà, nếu có dấu hiệu đau hoặc khó vận động cơ hàm thì người bệnh cần thăm khám lại ngay.

Kết luận

Trẹo quai hàm là tình trạng thường gặp, khiến người bệnh rất hoang mang nếu không may mắc phải. Chấn thương này không thể tự hồi phục mà bắt buộc phải có sự can thiệp của bác sĩ. Do đó, mỗi người thì xuất hiện dấu hiệu sái quai hàm thì cần chủ động tìm gặp bác sĩ.


Top địa chỉ phòng khám Trẹo Quai Hàm


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan