Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Việc trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt là một trong những triệu chứng rất phổ biến. Bất kỳ sự thay đổi nào dù là nhỏ nhất ở các bé mới sinh cũng cần được bố mẹ lưu tâm xem xét. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cách nào điều trị hiệu quả, an toàn? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân và cách điều trị trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt đều vô hại và chúng có thể tự khỏi sau vài tuần chỉ cần cha mẹ biết chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên cũng có số ít các nốt mẩn đỏ cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do đâu?
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do đâu?

Việc phân biệt các nốt mẩn đỏ chính xác sẽ giúp cha mẹ biết được nguyên nhân gây bệnh cho con là gì để xử lý kịp thời, ngăn chặn bệnh diễn tiến xấu.

Ban đỏ nhiễm độc

Nguyên nhân: Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng: Thường xuất hiện khi bé được 2, 3 ngày tuổi hoặc khởi phát sau 14 ngày với đặc trưng là các nốt màu đỏ nhạt khoảng vài mm, kèm mụn nước, mụn mọc ở mặt hoặc lòng bàn tay, bàn chân.

Điều trị: Không cần điều trị gì, chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nổi mẩn đỏ cho bé, sau khoảng 1 tuần bệnh sẽ tự khỏi.

Mụn sữa

Nguyên nhân: các nhà khoa học phát hiện hormone trong cơ thể mẹ liên quan đến sự hình thành mụn sữa ở bé. Cụ thể khi mang bầu, sức khỏe mẹ không tốt, cần dùng thuốc thì khả năng bé sinh ra bị mụn sữa sẽ cao hơn.

Triệu chứng: Thường gặp khi bé được 3 tuần tuổi trở lên. Bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ với những đám sẩn đỏ có đầu mụn.

Điều trị: Tắm cho bé bằng các loại nước lá lành tính như trà xanh, lá tía tô, kinh giới… dùng nước đó lau mặt hằng ngày các nốt mụn nhọt, nổi mề đay sẽ biến mất khi bé được 3 tháng tuổi.

Viêm da tiết bã

Nguyên nhân: Nấm Malassezia spp tấn công da gây viêm.

Triệu chứng: Các nốt mẩn có màu hồng nhạt, bong tróc vảy ở đầu gây ngứa. Viêm da tiết bã thường gặp ở các vùng da nhiều tuyến bã như da đầu, da mặt.

Điều trị: Trường hợp này bạn nên cho bé đi khám da liễu chuyên môn, các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc bôi ngoài da phù hợp tùy thuộc diện tích viêm da ít hay nhiều.

Viêm da tiết bã thường diễn ra trên diện tích rộng, cha mẹ không nên xem nhẹ
Viêm da tiết bã thường diễn ra trên diện tích rộng, cha mẹ không nên xem nhẹ

Hăm

Nguyên nhân: Các bé bụ bẫm mập mạp sẽ có nguy cơ bị hăm cao hơn do mồ hôi tiết ra nhiều hoặc bé bị tiêu chảy dẫn tới ứ đọng phân và nước tiểu gây tổn thương da.

Triệu chứng: Hăm xuất hiện ở nếp gấp cổ, bẹn, kẽ sau tai, các ngấn da hoặc xung quanh hậu môn với những đám loét đỏ, có dịch chảy ra khi bị cọ xát với quần áo.

Điều trị: Cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm tránh để da ẩm ướt hoặc để xước da sẽ gây bội nhiễm. Nếu bị hăm nặng cha mẹ có thể tìm mua những loại thuốc bôi lành tính như Thuần Mộc.

Dị ứng, nổi mề đay

Trong một số trường hợp, bé bị nổi mẩn đỏ trên da có thể do dị ứng hoặc bị mề đay. Bé có thể bị dị ứng khi thời tiết thay đổi hoặc bú phải sữa mẹ (trong khi mẹ ăn phải đồ ăn có tính dị ứng).

Khi bị mẩn đỏ do mề đay, bé sẽ quấy khóc nhiều hơn, các vết đỏ trên mặt có xu hướng lan rộng nếu mẹ dùng tay xoa nhẹ.

Nhiễm trùng da

Nguyên nhân: Vi trùng, virus, các loại nấm ký sinh trên da. Bé có thể bị lây do tiếp xúc với người mắc bệnh.

Triệu chứng: Vùng da tổn thương đỏ tấy, sưng nhiều hoặc ít, đầu các mụn có mủ nước rất dễ vỡ ra dẫn tới nhiễm trùng. Nhiều bé kèm theo sốt, trẻ bỏ bú, quấy khóc.

Điều trị: Giữ môi trường xung quanh trẻ mát mẻ, khô thoáng, không để bé toát mồ hôi sẽ là môi trường tốt cho vi khuẩn và nấm phát triển. Tùy theo mức độ bệnh bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống và thuốc bôi phù hợp.

Rôm sảy

Nổi mẩn ngứa ở mặt do rôm sảy khiến bé khó chịu
Nổi mẩn ngứa ở mặt do rôm sảy khiến bé khó chịu

Nguyên nhân: Tuyến mồ hôi bị bít tắc khiến mồ hôi không thoát ra ngoài được gây rôm sảy. Thường gặp khi bé sinh vào mùa hè nóng nực hoặc mẹ ủ bé quá nhiều lớp.

Triệu chứng: Các mụn nước mọc xen kẽ nhau màu trắng hoặc hồng nhạt, có mủ trắng hoặc không. Mụn thường mọc thành từng đám dày đặc khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, bỏ ăn quấy khóc.

Điều trị: Để cơ thể bé được thoải mái, không quấn quá nhiều lớp tã xung quanh con, vệ sinh sạch sẽ vùng da đang bị rôm sảy, có thể dùng các loại phấn rôm bán sẵn trên thị trường hoặc mua các loại thuốc bôi ngoài da nếu đã xuất hiện bội nhiễm.

Ngoài ra các tác nhân bên ngoài cũng có thể khiến bé sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt như bé bị côn trùng: kiến, muỗi … cắn. Cha mẹ cần hết sức lưu ý thường xuyên kiểm tra mặt và toàn bộ cơ thể trẻ để phát hiện sớm.

Trong các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt kể trên, có trường hợp có thể khỏi tự nhiên nhưng cũng có trường hợp cần can thiệp để giúp bé giảm bớt sự khó chịu. Nếu thấy con bứt rứt, quấy khóc hoặc bị sốt thì cần đưa bé thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Không nên chủ quan tự mình chuẩn đoán bệnh cho con.

Cách chăm sóc trẻ khi bị nổi mẩn đỏ

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt việc chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng. Cụ thể:

  • Da bé sơ sinh còn non nớt vì thế không nên cho bé tiếp xúc với môi trường khói bụi ô nhiễm để tránh kích ứng da.
  • Vệ sinh làn da của bé sạch sẽ, nhất là sau khi bé ăn xong, sữa có thể dính ở mặt của bé.
  • Nên rửa mặt bằng nước mát, tránh rửa bằng nước ấm nóng trong thời gian dài sẽ gây khô da.
  • Bé sơ sinh không được tắm các loại sữa tắm có chất tạo bọt mà chỉ nên tắm các loại thảo dược lành tính như chanh tươi, nước lá trà xanh, mướp đắng…
Tắm rửa sạch sẽ cho bé hằng ngày để các vết mẩn ngứa nhanh chóng biến mất
Tắm rửa sạch sẽ cho bé hằng ngày để các vết mẩn ngứa nhanh chóng biến mất
  • Cha mẹ không được tự ý mua các thuốc không rõ nguồn gốc để thoa cho bé hoặc dùng kem bôi da người lớn cho trẻ vì các loại kem này thường chứa corticoid bào mòn và gây hại cho da.
  • Mẹ không được phép chà xát mạnh hay tự ý nặn những mụn nước của bé.
  • Dùng khăn rửa mặt, khăn tắm cho bé riêng biệt bằng chất liệu vải mềm, tránh làm vùng da bị tổn thương.
  • Chọn quần áo mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt
  • Cắt sạch móng tay để tránh bé cào, cấu lên vùng da tổn thương
  • Các bé sơ sinh cần tăng cường các cữ bú, uống thêm sữa để tăng sức đề kháng
  • Không nên sử dụng các biện pháp truyền miệng như đắp nhọ nồi hay giã các loại lá cây đắp lên da con sẽ khiến bé bị viêm nhiễm, bệnh càng khó chữa hơn.

Cần hết sức cảnh giác khi trẻ bị mẩn đỏ ở mặt kèm theo những biểu hiện này:

  • Các nốt mẩn ngứa phồng rộp lên, chứa đầy chất lỏng vỡ ra màu vàng hoặc trắng ngà có thể là dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Bé quấy khóc nhiều, không chịu ăn uống
  • Bé sốt cao không hạ.
  • Những nốt ban đỏ ngày càng nhiều, lan rộng ra khắp cơ thể màu đỏ tím.

Tốt nhất khi mặt trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ mà bạn không thể xác định được nguyên nhân, đã vài tuần bé vẫn chưa khỏi thì cha mẹ nên cho con đi thăm khám chuyên khoa để xử lý sớm, giúp bé mau chóng lấy lại làn da khỏe mạnh, mịn màng.


Top địa chỉ phòng khám Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan