Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Ngứa mẩn đỏ dưới da là triệu chứng ngứa ngáy có thể bắt gặp ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể đặc biệt những vùng da hở như cổ, mặt, cánh tay, đùi, cẳng chân… Đây là dấu hiệu dễ gặp ở nhiều người. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh và làm thế nào để kết thúc nhanh chóng sự phiền toái này, câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Ngứa mẩn đỏ dưới da báo hiệu bệnh gì?

Ngứa mẩn đỏ là một triệu chứng thường gặp, không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe nên nhiều người chủ quan, cho rằng đây chỉ là một phản ứng bình thường trên da. Tuy nhiên, có tới 80% người bị ngứa mẩn đỏ dưới da là do các tác nhân bệnh lý. Nếu không được chữa trị kịp thời, da có thể biến chứng, bị phù nề, nhiễm trùng và hình thành sẹo.

Tùy vào cách thể hiện trên bề mặt da mà các nốt mẩn đỏ ngứa có thể là dấu hiệu của những chứng bệnh sau:

Các bệnh lý da liễu

Các bệnh da liễu là tác nhân gây ra hiện tượng mẩn đỏ ngứa dưới da phổ biến nhất. Bên cạnh các cơn ngứa, mỗi loại bệnh sẽ đi kèm thêm những biểu hiện triệu chứng khác nhau. Một số bệnh lý da liễu thường gặp có thể kể đến như:

  • Chàm: Đây là một bệnh da liễu mãn tính gây ra tình trạng ngứa, da khô và mẩn đỏ. Chàm có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả dưới da.
  • Viêm da tiếp xúc: Tình trạng này xảy ra khi da tiếp xúc với các chất kích thích hoặc dị ứng nguyên, chẳng hạn như hóa chất, xà phòng, hoặc đồ trang sức. Viêm da tiếp xúc có thể gây ra ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy, và thậm chí là phồng rộp.
  • Mề đay: Mề đay là những mảng sưng đỏ, ngứa trên da, thường do dị ứng thực phẩm, thuốc hoặc côn trùng cắn.
  • Bệnh vẩy nến: Bệnh vẩy nến là một bệnh da liễu mãn tính gây ra các mảng da đỏ, sưng tấy và có vảy. Bệnh vẩy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả dưới da.
  • Sốt phát ban: Do virus Herpes 6, 7 gây ra, phát ban có thể xuất hiện cùng lúc với sốt hoặc khi sốt vừa kết thúc. Triệu chứng: nổi ban hồng có bóng nước, da vùng này dày lên, tróc vảy, ngứa và dễ bị nhiễm trùng.
Các bệnh da liễu là tác nhân gây ra hiện tượng mẩn đỏ ngứa dưới da phổ biến nhất
Các bệnh da liễu là tác nhân gây ra hiện tượng mẩn đỏ ngứa dưới da phổ biến nhất

Các bệnh lý bên trong cơ thể

  • Nhiễm giun sán: Do thói quen ăn các món sống như rau sống, gỏi, hàu, … Chất thải của giun sán tích tụ lâu ngày có thể gây ngứa ngáy toàn thân.
  • Bệnh lý gan, thận: Chức năng gan, thận bị suy giảm khiến độc tố tích tụ trong cơ thể, lâu ngày sẽ phát ban qua da với biểu hiện ngứa ngáy.
  • Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu vượt ngưỡng cho phép sẽ làm mạch máu dưới da bị tổn thương, chất dinh dưỡng và oxy không được cung cấp liền mạch tới da làm da khô sần, ngứa ngáy.
  • Bệnh về máu: Người mắc các bệnh về máu như đa hồng cầu, histamine trong máu tăng đột biến bất thường… cũng có biểu hiện ra ngoài bằng những nốt mẩn đỏ dưới da, có thể ngứa hoặc không tùy tình trạng bệnh.
  • Cường giáp/suy giáp: Rối loạn tuyến giáp có thể gây ra nhiều triệu chứng, bao gồm cả ngứa da.
  • Rối loạn dây thần kinh: Một số rối loạn dây thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng, có thể gây ra ngứa da.
  • Các bệnh lý xã hội: Các bệnh như lậu, giang mai, sùi mào gà…gây ngứa dưới da ở một bộ phận hoặc ngứa toàn thân. Điều này là hệ quả của việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng virus khiến cho tụ khuẩn vàng tăng lên đột biến gây ngứa.
Các bệnh lý bên trong cơ thể có thể gây ra mẩn ngứa
Các bệnh lý bên trong cơ thể có thể gây ra mẩn ngứa

Giải pháp điều trị ngứa mẩn đỏ dưới da hiệu quả tại nhà

Khá nhiều người đặc biệt là trẻ em, khi bị ngứa sẽ cố gắng gãi mạnh mong rằng ngứa sẽ giảm đi nhưng thực ra hành động này chỉ khiến da bị tổn thương thêm, những nốt mẩn to hơn, loét ra và nhiễm trùng. Thời gian chữa nổi mề đay mẩn ngứa sẽ lâu hơn và sau này để lại sẹo thâm.

Nếu mới phát hiện nổi mẩn ngứa dưới da bạn có thể áp dụng ngay những cách chữa này, vừa an toàn, nguyên liệu dễ kiếm mà hiệu quả mang lại vô cùng to lớn.

Dùng banking soda

  • Chuẩn bị: Banking soda đóng gói sẵn
  • Thực hiện:
    Cách 1: Trộn một lượng banking soda với nước sao cho tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Bôi trực tiếp hỗn hợp này lên vùng da bị ngứa rồi matxa nhẹ nhàng sau đó tắm lại với nước sạch.
    Cách 2: Hòa lẫn banking soda vào nước tắm và ngâm mình khoảng 10 – 15 phút. Banking soda sẽ giúp da sát khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa ngáy.

Dùng lá trà xanh

  • Chuẩn bị: Lá trà tươi, muối hạt
  • Thực hiện: Tương tự như trên, bạn có thể rửa sạch lá trà xanh rồi giã nát cùng muối hạt, đắp trực tiếp lên vùng da mẩn ngứa để sát khuẩn, tiêu viêm hoặc đun nước lá trà xanh để tắm hằng ngày cũng rất tốt.

Dùng dầu dừa

  • Chuẩn bị: Dầu dừa nguyên chất
  • Thực hiện: Sau khi vệ sinh cơ thể sạch sẽ bạn lấy một lượng dầu dừa nhất định thoa lên chỗ ngứa sau đó matxa nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu vào da. Các thành phần có trong dầu dừa sẽ giúp da mềm mại, tăng độ đàn hồi, giảm thô ráp và mẩn ngứa.

Dùng lá khế chua

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá khế tươi (nên chọn khế chua là tốt nhất)
  • Cách thực hiện: Giã nát lá khế cùng muối hạt rồi đắp hỗn hợp lên vùng da cần điều trị, đợi khô thì rửa lại với nước. Nếu trường hợp mẩn ngứa toàn thân, hãy nấu nước lá khế để tắm. Nên ngâm mình trong nước lá khế 10 phút để bài thuốc phát huy hết công dụng, sau đó lau khô người mà không cần tắm lại.
Dùng lá khế chua
Dùng lá khế chua

Dùng lá tía tô

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá tía tô tươi tươi, non, rửa sạch
  • Thực hiện: Xay nguyễn 200g lá tía tô cùng 1 lít nước sau đó lấy nước bỏ bã, đun sôi nước chia nhiều lần uống trong ngày. Dùng liên tục một tháng sẽ thấy chứng nổi mề đay cải thiện đáng kể.
    Ngoài ra bạn cũng có thể đắp lá tía tô hoặc nấu nước tắm tương tự các thảo dược bên trên. Các hoạt chất limonen, perillaldehyde trong nguyên liệu này sẽ giúp kích thích vùng da bị tổn thương phục hồi nhanh chóng.

Dùng mật ong và húng quế

  • Chuẩn bị: 2 thìa mật ong, 1 nắm lá húng quế
  • Thực hiện:
    Cách 1: Xay hoặc giã nát lá húng quế sau đó trộn lẫn mật ong tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị ngứa. Sau 15 phút, bạn rửa sạch lại da bằng nước ấm.
    Cách 2: Ép húng quế lấy nước, cho thêm chút mật ong cho dễ uống, nên dùng mỗi ngày khoảng 20ml là đủ
Dùng mật ong và húng quế
Dùng mật ong và húng quế

Dùng rau má

  • Chuẩn bị: 300g rau má tươi, đường phèn…
  • Cách làm: Chọn phần rau má tươi, rửa sạch ngâm muối để loại bỏ tạp chất sau đó xay lấy nước, bỏ bã, uống hằng ngày. Muốn bảo quản lâu bạn có thể phơi khô lá rau má rồi mỗi ngày dùng một ít hãm như nước chè để uống. Rau má có tính mát, giúp cơ thể thanh nhiệt giải độc và tăng cường độ ẩm cho da.

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn khi bị ngứa mẩn đỏ dưới da. Hãy nhớ, không được chủ quan trong mọi trường hợp. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu lạ nào hãy thăm khám chuyên khoa ngay để có hướng giải quyết kịp thời.


Top địa chỉ phòng khám Ngứa Mẩn Đỏ Dưới Da


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan