Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Khi mắc phải tình trạng suy giảm trí nhớ ở giai đoạn đầu, người bệnh thường quên những việc vừa mới xảy ra như không nhớ đã đóng cửa, đã cầm chìa khóa chưa… Càng về sau, tình trạng này sẽ càng trầm trọng và khiến người bệnh gặp khó khăn trong đời sống sinh hoạt, thậm chí là sa sút trí tuệ. Vậy bị suy giảm trí nhớ phải làm sao?

Bị suy giảm trí nhớ phải làm sao?

Tình trạng suy giảm trí nhớ nếu không được cải thiện kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sinh hoạt lẫn sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, việc điều trị suy giảm trí nhớ cần được thực hiện càng sớm càng tốt, khi người bệnh phát hiện các dấu hiệu khả nghi.

Bị suy giảm trí nhớ phải làm sao?
Bị suy giảm trí nhớ phải làm sao?

Để điều trị suy giảm trí nhớ, người bệnh cần kết hợp nhiều khía cạnh như: điều trị bệnh lý thông qua các phương pháp Đông, Tây y và các mẹo dân gian, đồng thời kết hợp với việc điều chỉnh tâm lý, thay đổi lối sống, rèn luyện tư duy cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ.

Thay đổi lối sống

Bị suy giảm trí nhớ phải làm sao? Người bị suy giảm trí nhớ cần sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý và không được ôm đồm bởi khi làm quá nhiều việc cùng một lúc sẽ khiến bạn bị phiền nhiễu, rối rắm và khó ghi nhớ.

Người bệnh có thể ghi lại các sự kiện, cuộc hẹn và các sự kiện khác vào sổ ghi chép, giấy note hoặc điện thoại. Đừng quên đặt chuông nhắc nhở để được nhắc nhớ về những việc mình cần làm. Đối với các vật dụng trong nhà, bệnh nhân nên sắp xếp chúng một cách ngăn nắp, để chúng ở những chỗ cố định theo thói quen thay vì vứt bừa bộn.

Giải tỏa căng thẳng

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng suy giảm trí nhớ. Do đó, để điều trị và tăng cường trí nhớ, bệnh nhân nên loại bỏ các áp lực, căng thẳng trong cuộc sống và luôn giữ tinh thần lạc quan nhất có thể.

Ngoài ra, người bệnh cần dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, ngủ đủ giấc để não bộ không làm việc quá sức. Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể giải tỏa các âu lo trong cuộc sống bằng cách “tự thưởng” cho mình một chuyến du lịch cùng bạn bè và người thân.

Rèn luyện tư duy

Thường xuyên duy trì các hoạt động tư duy, ghi nhớ của não bộ cũng là cách điều trị suy giảm trí nhớ hiệu quả. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, những người làm việc trí óc thường sẽ giảm 50% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, một bệnh lý về suy giảm trí nhớ.

Thường xuyên duy trì các hoạt động tư duy, ghi nhớ của não bộ cũng là cách điều trị suy giảm trí nhớ hiệu quả
Thường xuyên duy trì các hoạt động tư duy, ghi nhớ của não bộ cũng là cách điều trị suy giảm trí nhớ hiệu quả

Những hoạt động, trò chơi giúp tăng cường rèn luyện trí tuệ người bệnh có thể tham khảo như tính nhẩm, xếp hình, đọc sách, nghe nhạc, giải ô chữ… Bên cạnh đó, tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng cũng giúp tăng cường trí nhớ và duy trì sự hoạt động cho não bộ người bệnh.

Bị suy giảm trí nhớ phải làm sao? Vận động thể lực

Bên cạnh việc rèn luyện tư duy, các hoạt động thể lực cũng giúp máu lưu thông đến não bộ tốt hơn, từ đó giúp tinh thần được thư giãn và tăng cường trí nhớ. Chính vì vậy, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn các bài tập thể lực phù hợp với mình như bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga…

Mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để luyện tập các hoạt động này, giúp nâng cao sức khỏe cơ thể và tăng cường trí nhớ hiệu quả.

Tăng cường thực phẩm hỗ trợ trí nhớ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết. Đồng thời, người bệnh cần tăng cường bổ sung các thực phẩm hỗ trợ trí nhớ vào thực đơn hàng ngày của mình.

Các loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa được chứng minh là có thể giúp ích cho trí nhớ và ngăn ngừa bệnh tật cho người bệnh. Những loại thực phẩm người bệnh có thể tham khảo:

  • Trái cây: Quả óc chó, quả việt quất, táo…
  • Rau củ: Cà chua, bông cải xanh, hành tây, rau bó xôi…
  • Các loại cá béo: Cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá trích…
  • Các loại hạt: Hạt chia, hạt lanh, óc chó…

Thăm khám và điều trị chứng suy giảm trí nhớ

Khi xuất hiện các triệu chứng suy giảm trí nhớ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và chỉ định phương pháp điều trị.

Để kiểm soát các dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc Tây nhằm làm chậm quá trình thay đổi nhận thức, áp dụng các phương pháp Đông y và một số mẹo dân gian giúp điều trị bệnh.

Điều trị bệnh bằng Tây y

Phương pháp điều trị Tây y thường mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn bệnh tiến triển. Tuy nhiên, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ để phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc điều trị giảm trí nhớ thường gặp bao gồm:

Một số loại thuốc điều trị giảm trí nhớ thường gặp
Một số loại thuốc điều trị giảm trí nhớ thường gặp
  • Thuốc hỗ trợ điều trị suy thoái thần kinh như Nicergoline, Ginkgo Biboba, Piracetam…
  • Nhóm thuốc giãn ngoại biên, hoạt hóa não giúp tăng cường lưu thông máu và oxy lên não.
  • Thuốc chống oxy hóa như Selegiline, Vitamin E… có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh trước ảnh hưởng của gốc tự do.
  • Dầu cá tốt cho thần kinh và tim mạch, giúp cải thiện các triệu chứng suy giảm trí nhớ rõ rệt.

Bị suy giảm trí nhớ phải làm sao? Chữa bằng Đông y

Phương pháp điều trị tình trạng suy giảm trí nhớ theo Đông y cũng là hướng điều trị hiệu quả. Những bài thuốc Đông y tăng cường trí nhớ được đánh giá vô cùng an toàn, ít tác dụng phụ vì được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên. Tham khảo ngay một số bài thuốc Đông y chữa suy giảm trí nhớ:

  • Bài thuốc 1

Thành phần: Viễn chí 30g, Nhân sâm 30g, Thạch xương bồ 20g, Phục linh 30g.

Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc này sấy khô, tán thành bột mịn rồi luyện mật làm hoàn bằng hạt ngô. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 8-10g, nên uống với nước sôi để nguội để mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Bài thuốc 2

Thành phần: Bạch truật (sao) 30g, Phục linh 30g, Đẳng sâm 30g, Mộc hương 30g, Long nhãn 30g, Hoàng kỳ (tẩm mật sao) 30g, Đương quy 30g, Viễn chí 30g, Toản táo nhân (sao đen) 30g, Cam thảo (chích) 30g.

Cách thực hiện: Long nhãn đem đun cách thủy cho mềm, quết thật nhuyễn để riêng. Các vị thuốc còn lại thì đem tẩm sao, sấy khô giòn lăn bột mịn, sau đó trộn với long nhãn đã quết nhuyễn thật đều.

Tiếp tục đem hỗn hợp này luyện với mật ong đã cô thành châu, sau đó giã kỹ đến khi khối thuốc không bám vào chày nữa thì dừng lại, làm hoàn mỗi viên nặng 1g. Sử dụng mỗi ngày từ 2-3 lần, mỗi lần uống 2-4 viên hoàn tương đương với 2-4g, nên sử dụng cùng nước sôi để nguội.

  • Bài thuốc 3

Thành phần: Tiên địa hoàng (củ sinh địa tươi) 120g, Phục linh 15g, Nhân sâm 15g, Ngũ vị tử 30g, Đan sâm 15g, Bá tử nhân 30g, Mạch môn (bỏ lõi) 30g, Đan sâm 15g, Huyền sâm 15g, Viễn chí 15g, Đương quy 30g, Cam thảo 15g, Táo nhân (sao đen) 30g, Cát cánh 15g, Thạch xương bồ 15g, Thiên môn 30g.

Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc trên sao chế, sấy khô tán thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 4-6g, nên uống với nước ấm.

Lưu ý: Bài thuốc này chống chỉ định với các đối tượng như người yếu dạ, lạnh bụng, tiêu chảy.

Mẹo dân gian chữa suy giảm trí nhớ

Bên cạnh phương pháp điều trị Tây và Đông y, người bệnh cũng có thể kết hợp một số mẹo dân gian tại nhà để tăng cường hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian giúp giảm đau đầu và tăng cường trí nhớ mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Chim bồ câu: Chim bồ câu có vị ngọt, tính bình và có tác dụng bổ thận dưỡng tâm nên thường được dùng làm thức ăn cho người hay quên. Trứng chim câu hấp cách thủy với đường phèn, kỳ tử và long nhãn có tác dụng chữa chứng hay quên và giúp tăng cường trí nhớ. Người bệnh nên sử dụng mỗi ngày 2 lần để gia tăng hiệu quả điều trị.
  • Long nhãn: Nghiên cứu hiện đại cho thấy long nhãn có khả năng điều chỉnh hoạt động của vỏ não, từ đó tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, long nhãn còn có tác dụng giảm đau đầu. Người bệnh có thể nấu long nhãn thành cao đặc và sử dụng hàng ngày, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 10-15 ml để giảm chứng đau đầu và điều trị suy giảm trí nhớ.
  • Hồ đào nhân: Hồ đào nhân là một trong những vị thuốc có lợi cho việc tăng cường trí nhớ. Hồ đào nhân có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ thận, ích khí dưỡng huyết, bổ não. Y học hiện đại cũng chứng minh hồ đào chứa rất nhiều hoạt chất cần cho hoạt động của não bộ như các loại vitamin B1, B2, C, E, Lysine và Phospholipid. Người bệnh có thể ăn trực tiếp hồ đào nhân hoặc có thể đun cô thành dạng keo cùng với các dược liệu như vừng đen sao vàng, đường đỏ và nước.

Lưu ý khi bị suy giảm trí nhớ

Để ngăn ngừa và phòng tránh tối đa diễn biến của bệnh suy giảm trí nhớ, người bệnh nên lưu ý những điều sau đây:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh béo phì giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung các hoạt chất chống quá trình oxy hóa và dưỡng chất cần thiết, giúp cải thiện trí nhớ.
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc để cải thiện sức khỏe não bộ.
  • Học cách tự loại bỏ căng thẳng và sắp xếp mọi việc một cách khoa học, hợp lý. Chủ động dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện các nguyên nhân gây mất trí nhớ và điều trị kịp thời.
  • Rèn luyện trí óc dưới nhiều hình thức và hoạt động khác nhau giúp não bộ được hoạt động thường xuyên, từ đó phòng ngừa suy giảm trí nhớ.

Các phương pháp điều trị suy giảm trí nhớ trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp vấn đề bị suy giảm trí nhớ phải làm sao. Suy giảm trí nhớ là bệnh lý ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ các phương pháp điều trị, kết hợp với việc phòng ngừa bệnh hiệu quả.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan