Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau nửa đầu bên trái là tình trạng phổ biến ở nhiều người, thường không nghiêm trọng và có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, những cơn đau đầu này cũng có thể do một số bệnh lý nguy hiểm gây ra. Vậy, đau nửa đầu bên trái nguy hiểm như thế nào? Làm thế nào để điều trị tình trạng đau đầu này dứt điểm?

Đau nửa đầu bên trái

Đau nửa đầu bên trái là một trong những triệu chứng đặc trưng của hội chứng đau nửa đầu Migraine. Tùy vào từng tình trạng bệnh khác nhau, các cơn đau có tính chất chu kỳ và thường xuất hiện vài lần trong một năm hoặc một tháng, một tuần.

Nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái

Đau nửa đầu bên trái là một loại đau đầu nguyên phát như đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng, đau đầu chùm. Ngoài ra những vấn đề khác cũng có thể gây đau nửa đầu bên trái bao gồm chấn thương, các bệnh liên quan đến mạch máu, các bệnh do viêm, viêm xoang hoặc lạm dụng thuốc.

Một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đau nửa đầu bên trái
Một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đau nửa đầu bên trái
  • Đau nửa đầu: Đây là loại đau đầu thường kéo dài 4-72 giờ. Nguyên nhân gây đau nửa đầu vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên các chuyên gia nghi ngờ rằng tình trạng này có thể liên quan đến chức năng não và dây thần kinh khiến các mạch máu trở nên nhạy cảm hơn. Chứng đau nửa đầu có thể do một số tác nhân như căng thẳng, thiếu ngủ, tiếng ồn, ánh sáng hoặc sử dụng các thực phẩm như phô mai, rượu hoặc chocolate…
  • Đau đầu do căng thẳng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái. Đau đầu căng thẳng thường do căng cơ, căng thẳng, tư thế sinh hoạt không đúng, căng ở cổ hoặc vai, chấn thương cổ…
  • Đau đầu từng cụm: Một nguyên nhân khác có thể gây đau nửa đầu bên trái là đau đầu theo từng cụm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này hiện vẫn chưa được làm rõ, nhưng các chuyên gia cho là có liên quan đến vùng dưới đồi của não bộ. Các cơn đau đầu từng cụm thường xảy ra vào cùng một thời điểm mỗi ngày và có thể kéo dài từ 4-12 tuần.
  • Nguyên nhân tiềm ẩn khác: Ngoài những nguyên nhân trên, đau nửa đầu bên trái còn có thể do một số tình trạng sức khỏe gây ra như chấn thương, các vấn đề về mạch máu hoặc các bệnh do viêm.

Triệu chứng khi bị đau nửa đầu bên trái

Người mắc chứng đau bên trái nửa đầu thường xuất hiện các cơn đau tập trung vào vị trí hốc mắt bên trái, quanh thái dương. Các cơn đau này thường kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày và có xu hướng gia tăng khi hoạt động. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh sẽ tương ứng với các nguyên nhân gây ra bệnh, như:

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường gây ra những cơn đau đầu dữ dội, thậm chí còn có thể đau nhói. Bên cạnh triệu chứng đau quanh hốc mắt hoặc thái dương rồi lan dần ra, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng khác như:

  • Suy giảm thị lực.
  • Chóng mặt, buồn nôn và nôn.
  • Cực kỳ nhạy cảm với mùi, ánh sáng và âm thanh.
  • Cảm giác tê hoặc ngứa ran ở mặt hoặc các chi.

Đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng ít nghiêm trọng hơn tình trạng đau nửa đầu. Tuy nhiên, bệnh lý này cũng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và chất lượng sức khỏe của người bệnh. Một số triệu chứng thường gặp của tình trạng đau đầu căng thẳng là:

Đau đầu căng thẳng xuất hiện tình trạng đau đầu từ sau hốc mắt, lan sang trán và phía sau đầu và càng trở nên dữ dội vào cuối ngày
Đau đầu căng thẳng xuất hiện tình trạng đau đầu từ sau hốc mắt, lan sang trán và phía sau đầu và càng trở nên dữ dội vào cuối ngày
  • Căng cơ cổ và vai.
  • Cơn đau bắt đầu từ sau hốc mắt và lan qua trán hoặc đau đầu phía sau gáy.
  • Vào cuối ngày cơn đau càng trở nên dữ dội.

Đau đầu từng cụm

Các triệu chứng đặc trưng của đau đầu từng cụm bao gồm:

  • Nghẹt hoặc chảy nước mũi.
  • Mí mắt bị sa xuống.
  • Chảy nước mắt một bên, kèm theo dịch có màu đỏ.
  • Đổ mồ hôi, mặt đỏ bừng.

Đau nửa đầu bên trái có nguy hiểm không?

Các cơn đau nửa đầu bên trái gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng này có thể là:

  • Nhồi máu cơ tim: Biến chứng này còn có tên gọi khác là đột quỵ và rất hiếm gặp ở phụ nữ trẻ. Đau nửa đầu có thể khiến các mạch máu lên não bị thu nhỏ và giảm nguồn oxy cung cấp tới não bộ, từ đó gây ra nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
  • Trầm cảm: Đau nửa đầu thường xuyên gây ảnh hưởng xấu đến các tế bào thần kinh ở vùng đầu kèm theo những cơn mất ngủ kéo dài.
  • Loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa: Việc lạm dụng thuốc giảm đau thông thường có thể gây đau bụng, chảy máu dạ dày nếu sử dụng bừa bãi và không tuân thủ theo chỉ định và khuyến cáo của chuyên gia.
  • Hội chứng serotonin: Hội chứng này là tình trạng tăng quá nhiều lượng serotonin trong não do các loại thuốc nhóm triptans, thuốc chống trầm cảm.

Cách điều trị đau nửa đầu bên trái

Hầu hết các tình trạng đau nửa đầu đều dễ dàng điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị với bệnh nhân.

Sử dụng thuốc Tây

Thông thường, đau nửa đầu bên trái có thể được điều trị bằng thuốc hoặc miếng dán giảm đau không kê đơn có chứa các hoạt chất như Aspirin, Ibuprofen và Paracetamol. Đối với tình trạng sử dụng thuốc không kê đơn không hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ để giảm thiểu các cơn đau đầu:

Aspirin, Ibuprofen và Paracetamol là một số loại thuốc giảm đau không kê đơn người bệnh có thể tham khảo
Aspirin, Ibuprofen và Paracetamol là một số loại thuốc giảm đau không kê đơn người bệnh có thể tham khảo
  • Thuốc giảm đau kê đơn như nhóm Opioids: Codein, Meperidine (Demerol), Morphin…
  • Thuốc chống trầm cảm: Amitriptyline, Fluoxetine, Imipramine, Venlafaxine…
  • Thuốc chống co giật: Topiramate, Levetiracetam, Tiagabine, Zonisamid…
  • Thuốc chẹn canxi: Diltiazem, Verapamil, Nimodipin…

Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng các loại thuốc Tây chữa đau đầu này. Lưu ý tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Áp dụng bài thuốc Đông y

Bài thuốc Đông y thường được bào chế từ các nguyên liệu thiên nhiên nên vô cùng an toàn, lành tính. Tuy nhiên, cũng chính điều này khiến các bài thuốc này thường phát huy tác dụng từ từ. Do vậy, muốn trị dứt điểm bệnh, bệnh nhân cần kiên trì áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo quan niệm trong Đông y, chứng đau nửa đầu thường chủ yếu là do não ảnh hưởng tới lục phủ ngũ tạng. Bài thuốc trị đau nửa đầu bên trái người bệnh có thể tham khảo: Đương quy, Hồng hoa, Sinh địa mỗi loại 9g, Ngưu tất 10g, Đào nhân 12g, Xích thược, Chỉ xác đều 6g, Cam thảo, Sài hồ đều 3g, Cát cánh, Xuyên khung đều 4,5g.

Đem các vị thuốc trên sắc thành thang, lọc lấy nước và chia thành 2 lần uống trong ngày. Phụ nữ có lượng kinh nhiều cần thận trọng khi sử dụng bài thuốc này.

Mẹo đơn giản tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh có thể kết hợp với một số mẹo đơn giản tại nhà để giảm đau đầu nhanh chóng. Đây đều là những biện pháp đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà nhưng hiệu quả mang lại rất hữu hiệu. Mời bạn tham khảo một số mẹo chữa đau nửa đầu bên trái tại nhà sau:

Trong hoa cúc trắng có chứa thành phần triterpenoid glycoside và thujone có khả năng kháng nấm, tăng lưu thông máu và thư giãn tinh thần
Trong hoa cúc trắng có chứa thành phần triterpenoid glycoside và thujone có khả năng kháng nấm, tăng lưu thông máu và thư giãn tinh thần
  • Hoa cúc trắng: Đây là một trong những loại thảo dược có tác dụng giảm tình trạng đau đầu, buồn nôn hiệu quả. Trong hoa cúc trắng có chứa thành phần triterpenoid glycoside và thujone có khả năng kháng nấm, tăng lưu thông máu và thư giãn tinh thần. Vì vậy, khi bị đau nửa đầu, bệnh nhân có thể uống trà hoa cúc trắng để điều hòa thần kinh và chữa đau đầu.
  • Chườm lạnh: Khi bị đau nửa đầu, người bệnh có thể chườm túi đá lên trán trong khoảng vài phút để thư giãn rồi lại chườm tiếp tục. Phương pháp này giúp co mạch máu, giãn mạch xung huyết, tăng cường lưu thông máu, từ đó giúp giảm đau đầu.

Phòng tránh đau nửa đầu bên trái

Để phòng ngừa tình trạng đau nửa đầu bên trái, người bệnh cần chú ý đến thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý:

  • Duy trì các thói quen tốt như ăn uống đủ bữa, đúng giờ; tập thể dục thường xuyên, đều đặn.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như xúc xích, rượu, cafe, socola, bột ngọt…
  • Tránh các tác nhân gây đau nửa đầu như ánh sáng, âm thanh mạnh hoặc mùi lạ.
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu hiệu quả.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.

Hiện tượng đau nửa đầu bên trái nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể gây ra một số biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu của tình trạng đau nửa đầu, người bệnh không nên chủ quan mà nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và khắc phục kịp thời.


Top địa chỉ phòng khám Đau Nửa Đầu Bên Trái


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan