Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau hông – tình trạng xảy ra ở bất cứ ai, không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc. Cùng tham khảo những thông tin đã tổng hợp dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Từ đó, bạn đọc có hướng xử lý và phòng tránh hiệu quả.

Đau hông là bệnh gì? Đối tượng thường gặp phải

Hông là bộ phận giữa xương chậu và xương đùi có tác dụng liên kết hai xương này giúp nó hoạt động. Đau hông xảy ra khi toàn bộ khu vực này bị tổn thương.

Đau hông lưng có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, kể cả ở trẻ em. Tuy nhiên, 3 nhóm đối tượng thường gặp phải tình trạng này là:

  • Người thường xuyên làm việc nặng, nhất là công việc khuân vác
  • Vận động viên thể thao, người phải vận động mạnh và cường độ cao
  • Người lớn tuổi, xương khớp bị lão hóa nên dễ bị tổn thương
  • Đau hông khi mang bầu
Tình trạng đau hông khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai
Tình trạng đau hông khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai

Triệu chứng của đau hông và khi nào cần gặp bác sĩ

Triệu chứng của đau hông 2 bên phụ thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, thông thường, ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau mỏi, ê buốt nhẹ vùng hông. Mức độ đau sẽ tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp tình trạng đau nhức kéo dài không khỏi. Cơn đau lan ra vùng đùi, háng, mông. Khi xuất hiện một trong các triệu chứng sau, người bệnh cần gặp bác sĩ ngay:

  • Đau nhức nhối kéo dài, ê buốt đến thận xương, có dấu hiệu sưng
  • Phần hông và chân mất khả năng hoạt động
  • Khớp bị biến dạng
  • Người bệnh bị sốt, cảm thấy ớn lạnh
  • Đau vùng hông sau khi chấn thương

Đau vùng hông không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Nó còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như teo cơ, hạn chế vận động, thậm chí là bại liệt. Do đó, dù cơn đau thường xuyên hay không, bạn cũng cần thăm khám.

Người bệnh cần thăm khám khi cơn đau hông khó chịu không khỏi
Người bệnh cần thăm khám khi cơn đau hông khó chịu không khỏi

Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau hông

Để biết được cách điều trị cũng như phòng tránh đau 2 bên hông bụng như thế nào cho hiệu quả, trước tiên, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo các bác sĩ chuyên khoa, có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau hông là:

Nguyên nhân cơ học

Nguyên nhân cơ học bao gồm:

  • Hoạt động quá sức, sai tư thế: Thường xuyên bê vác vật nặng, ngồi làm việc sai tư thế. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp đau hông do không vận động trong thời gian dài.
  • Tư thế ngủ không khoa học: Nằm úp ngủ, nằm nghiêng quá lâu, kê gối quá cao hoặc quá thấp.
  • Chấn thương: Chấn thương khi chơi thể thao, bị tác động bởi lực mạnh, tai nạn…
Tư thế ngủ không khoa học có thể gây đau hông lưng
Tư thế ngủ không khoa học có thể gây đau hông lưng

Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh đó, đau hông có thể là triệu chứng của một số bệnh lý. Cụ thể như:

  • Béo phì: Người bệnh bị béo phì gây áp lực lớn lên hông.
  • Cấu tạo xương bẩm sinh: Xương hông bị biến dạng bẩm sinh.
  • Thoái hóa khớp háng: Bệnh gây ra những cơn đau ở lưng đùi, bẹn và hông. Tình trạng này ngày càng nặng nề hơn nếu không được điều trị.
  • Gai cột sống: Người bệnh bị gai cột sống chèn ép lên dây thần kinh tọa.
  • Bệnh lý thoát vị đĩa đệm: Khi đó, người bệnh bị tác động đến gây thần kinh làm đau vùng lưng.
  • Thoái hóa cột sống: Bệnh ảnh hưởng đến sụn khớp, đốt sống gây ra những cơn đau ở cả 2 bên hông.
  • Sỏi thận: Bệnh ảnh hưởng đến đường ruột, cơn đau lan dần ra mạn sườn, hông và cả đùi.
  • Loãng xương: Điều này khiến xương bị yếu, dễ tổn thương khi bị tác động.
  • Viêm xương khớp hoặc viêm gân: Bệnh ảnh hưởng đến vùng hông gây đau nhức.
  • Đau hông khi mang bầu: Lúc này, vùng chậu yếu đi, phần hông chịu áp lực do sức nặng thai nhi. Chị em phụ nữ thường bị đau hông khi mang thai 3 tháng đầu và đặc biệt đau hông khi mang thai tháng cuối.

Các phương pháp điều trị bệnh an toàn, hiệu quả

Dù tình trạng đau hông 2 bên ngắn hạn hay kéo dài, người bệnh cũng nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Bác sĩ sẽ thông qua những câu hỏi thăm khám lâm sàng. Sau đó, cùng kết quả thăm khám chuyên sâu bằng hình ảnh, xét nghiệm, bác sĩ tìm ra nguyên nhân cũng như hướng xử lý phù hợp.

Chữa đau hông bằng Tây y

Khi thăm khám và tiếp nhận điều trị tại các cơ sở y tế Tây y, bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc hoặc yêu cầu phẫu thuật. Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh sử dụng miếng dán giảm đau như Salonpas, ThermaCare, Harikkusu….Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp với một trong những loại thuốc sau:

  • Thuốc giúp giảm đau (Paracetamol, Acetaminophen…)
  • Thuốc có công dụng chống viêm ( Ibuprofen, Naproxen…)
  • Thuốc giãn cơ (Flexeril, Valium, Tramadol, Soma…)
  • Thuốc chống động kinh có tác dụng giảm đau, an thần (Gabapentin…)
  • Thuốc NSAID
  • Bên cạnh đó, khi mức độ đau dữ dội, bác sĩ có thể yêu cầu tiêm trực tiếp thuốc corticosteroid, steroid vào vùng hông
Nhiều người bệnh dùng thuốc Tây y bởi hiệu quả tức thì và sự tiện lợi
Nhiều người bệnh dùng thuốc Tây y bởi hiệu quả tức thì và sự tiện lợi

Dùng thuốc kết hợp với miếng dán giúp giảm đau hông nhanh chóng, thúc đẩy tuần hoàn máu và chống viêm. Bên cạnh đó còn mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh. Hiện nay, người bệnh có thể dễ dàng tìm mua ở tất cả các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Uống thuốc Tây y có thể gây ra tác dụng phụ. Điển hình như đau đầu, buồn ngủ, gây đau dạ dày… Nếu lạm dụng quá nhiều còn gây ra hiện tượng kháng thuốc vô cùng nguy hiểm. Do đó, mỗi người cần chủ động thực hiện theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.

Một số trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này thường không được khuyến khích thực hiện, chỉ trừ những trường hợp cực kỳ nghiêm trọng. Bởi phẫu thuật thực hiện phức tạp, tiềm ẩn rủi ro nguy hiểm và chi phí rất cao. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Mẹo dân gian làm giảm đau hông hiệu quả

Một trong những cách chữa đau 2 bên hông bụng được đánh giá cao trong trường hợp tình trạng bệnh nhẹ đó là thực hiện các mẹo dân gian. Cách này không đạt hiệu quả tức thì như dùng thuốc Tây. Tuy nhiên, nó có thể hỗ trợ điều trị đau lưng khá hiệu quả, mức độ an toàn cực kỳ cao và chi phí thấp.

Một số gợi ý về bài thuốc dân gian chữa đau hông là:

  • Rễ cây xấu hổ: Có tác dụng làm dịu những cơn đau, chống viêm, nhiễm trùng. Thực hiện bằng cách ửa sạch 30g rễ, cắt khúc, tẩm rượu trắng rồi đem sao vàng. Sau đó, người bệnh sắc với 400ml nước và đun nhỏ lửa, đến khi còn ¼ thì ngừng đun, chia uống 2 lần trong ngày.
  • Gừng: Giúp giảm đau nhức hông, chống viêm hiệu quả. Cách thực hiện: Thái 1 củ gừng thành lát mỏng, đun cùng dấm và 1 chút muối. Sau đó, người bệnh trộn cùng mật ong, cho vào tấm vải sạch thấm lên vùng hông rồi xoa bóp nhẹ nhàng.
  • Ngải cứu: Chứa coumarin và flavonoid có tác dụng làm giảm triệu chứng đau nhức xương khớp, chống viêm và hoạt huyết. Cách thực hiện: Rửa sạch ngải cứu, để ráo rồi sao lên cùng rượu trắng. Sau đó đắp lên hông, dùng gạc cố định lại đến khi hết nóng thì tháo ra.

Đây đều là những bài thuốc được ông cha ta truyền tai nhau thực hiện. Nó đã mang đến hiệu quả thực tế. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ khi thực hiện.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể khắc phục cơn đau hông lưng bằng những biện pháp như:

  • Chườm nóng/lạnh lên vùng hông giúp giảm đau, sưng, mang lại cảm giác dễ chịu.
  • Thực hiện một số bài tập như tăng cường cơ đùi, giãn cơ hông. Những động tác này giúp giảm đau, tăng cường sức mạnh cho phần hông.

Điều trị bằng phương pháp Đông y

Phương pháp Đông y có thời gian điều trị khá lâu, thực hiện khá tốn công sức và bài thuốc khó uống. Tuy nhiên, nó lại có những ưu điểm nổi bật như hiệu quả lâu dài, triệt để, không lo tái phát, mức độ an toàn rất cao. Do vậy, đây là phương pháp được các chuyên gia xương khớp đánh giá rất cao.

Đồng thời, hiện nay ngày càng nhiều người bệnh tin tưởng, thực hiện để điều trị đau 2 bên hông bụng. Điển hình một vài bài thuốc như:

  • Bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang gia giảm: Giúp trừ thấp, khu phong, tán hàn và thông kinh lạc. Sắc thuốc các thảo dược gồm thục địa (16g), đỗ trọng (10g), tang ký sinh, phòng phong, độc hoạt (mỗi loại 12g), đương quy, phục linh, bạch thược, đẳng sâm, xuyên khung (mỗi loại 10g), cam thảo, tế tân (mỗi loại 4g).
  • Bài thuốc Tứ Diệu Tán gia giảm: Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tán, giảm đau. Dùng các nguyên liệu gồm hoàng bá, ý dĩ, ngưu tất, thương truật theo tỷ lệ 1:1, tán thành bột mịn dùng dần. Mỗi ngày, người bệnh hòa 10g hỗn hợp với nước ấm 2 – 3 lần để uống.
Bước thăm khám giúp lương y nắm rõ tình trạng đau hông, nguyên nhân, cơ địa để gia giảm thảo dược cho phù hợp
Bước thăm khám giúp lương y nắm rõ tình trạng đau hông, nguyên nhân, cơ địa để gia giảm thảo dược cho phù hợp

Để thúc đẩy hiệu quả và thời gian điều trị đau hông 2 bên, các lương y sẽ tư vấn người bệnh thực hiện thêm các biện pháp sau:

  • Châm cứu: Dùng kim tác động vào điểm kinh tuyến để giảm đau, thúc đẩy lưu thông khí huyết.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Tác động vật lý lên các huyệt vùng hông để làm giảm đau nhức, mang lại cảm giác dễ chịu.

Biện pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao nên cần thực hiện bởi người có kiến thức chuyên môn và nhiều kinh nghiệm. Sau khi thực hiện, người bệnh phải nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Phòng tránh đau hông bằng cách nào?

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mỗi người cần quan tâm đến tình trạng sức khỏe nhiều hơn. Chỉ với những biện pháp đơn giản sau, người bệnh có thể hạn chế tối đa tình trạng đau hông:

  • Hạn chế việc mang vác vật nặng, luyện tập quá sức.
  • Ngủ đúng tư thế, lựa chọn gối có chất liệu và độ cao phù hợp.
  • Không nên giữ nguyên một tư thế quá lâu khiến đau lưng, hãy thường xuyên vận động nhẹ nhàng.
  • Nghỉ ngơi nhiều để xương khớp có thời gian phục hồi.
  • Bổ sung thực phẩm nhiều canxi như cá, trứng, hải sản, rau củ quả… vào thực đơn hàng ngày.
  • Tuyệt đối không hút thuốc, hạn chế đồ uống có cồn cũng như thực phẩm không tốt cho cơ thể.
  •  Mẹ bầu bị đau hông khi mang thai 3 tháng đầu hoặc đau hông khi mang thai tháng cuối cần duy trì lối sống tích cực, thường xuyên tập yoga và các bài tập cường độ thấp. Bên cạnh đó, mẹ bầu duy trì tư thế tốt khi đi, đứng, ngồi và nằm. Ngoài ra chị em có thể dùng đai hỗ trợ vùng chậu.
  • Cải thiện thể trạng, giúp xương khớp chắc khỏe bằng cách thường xuyên luyện tập thể dục, chơi thể thao, thực hiện các bài tập tốt cho xương.

Đau hông ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, sinh hoạt. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên thăm khám để có biện pháp xử lý nhanh chóng, chính xác. Bên cạnh đó, mỗi người nên xây dựng thói quen sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.


Top địa chỉ phòng khám Đau Hông


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan