Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Đau dạ dày có uống được chè vằng không khi đây là loại “thần dược” được sử dụng phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống, vì trong thành phần của chúng có chứa nhiều hoạt chất khác nhau. Tham khảo ngay bài viết để có câu trả lời cùng nhiều kiến thức khác xoay quanh cách uống, lưu ý khi dùng lá vằng.

Tác dụng của chè vằng đối với người đau dạ dày

Theo Y học cổ truyền thì chè vằng (vằng) có tính mát, vị đắng công dụng là giải nhiệt, nhuận tràng, thanh lọc cơ thể, sát khuẩn và tái tạo lại vết thương tổn nhanh chóng.

Tác dụng tuyệt diệu của chè vằng (vằng)
Tác dụng tuyệt diệu của chè vằng (vằng)

Mặt khác, trong Y học hiện đại, kết quả nghiên cứu cho thấy chè vằng chứa 3 hợp chất rất tốt cho đường tiêu hóa đặc biệt là người có dấu hiệu bệnh đau dạ dày, cụ thể như sau:

  • FlavonoidGiúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa, hạn chế viêm nhiễm, giảm lượng cholesterol, chống độc tố, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Glycozit: Chất tạo vị đắng của chè vằng, chúng có công dụng kích thích ngon miệng
  • Alcaloid: Chúng có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa được những yếu tố gây bệnh và đặc biệt là hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. 

Ngoài ra, cũng có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng trong chè vằng có công dụng mạnh như clorocid, penicillin (thuốc kháng sinh). Nên khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn là rất tốt và chúng có thể làm sạch đường ruột, giúp các tế bào nhanh chóng phục hồi chức năng.

Vậy bị đau dạ dày có uống được chè vằng không?

Đau dạ dày là bệnh lý gây nên những triệu chứng đau bụng, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đại tiện thất thường, buồn nôn và nôn, chán ăn, mất ngủ… ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Người đau dạ dày có thể uống chè vằng
Người đau dạ dày có thể uống chè vằng

Trong khi đó, chè vằng lại có tác dụng trị táo bón, thanh lọc cơ thể, kháng khuẩn, chống oxy hóa, kích thích tiêu hóa và cải thiện giấc ngủ… rất tốt như đã chia sẻ ở trên. Vậy nên, bạn cũng có thể tự nhận thấy rằng đau dạ dày có uống được chè vằng.

Bên cạnh đó chè vằng còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị tiêu mỡ, giảm mỡ, kinh nguyệt không đều, làm lành vết thương, vết rắn cắn,…

Đối tượng bệnh nhân đau dạ dày không nên uống chè vằng

Mặc dù chè vằng được đánh giá là lành tình và có thể mang đến nhiều công dụng tuyệt vời, nhưng đây không phải cách chữa trị đau dạ dày khẩn cấp tại nhà, người bệnh nhẹ có thể áp dụng được bài thuốc bằng loại thảo dược này. Một số đối tượng sau nên thận trọng khi sử dụng và tốt nhất không nên uống, đó là:

  • Người có tiền sử mắc bệnh huyết áp thấp hoặc cao: Bởi tính mát gan và thanh nhiệt có thế tác động đến huyết áp của người bệnh. Nên khi thường xuyên sử dụng chè vằng có thể người bệnh sẽ bị choáng váng, hoa mắt,…  
  • Trẻ em dưới 2 tuổi vì nhiều hoạt chất có trong chè vằng không tốt cho sự phát triển của bé. Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn kém nên khi uống chè vằng khiến cơ thể không hấp thu, không dung nạp được. Khi đó có thể xảy ra hiện tượng đau bụng, tiêu chảy.
  • Phụ nữ đang mang thai: Vì chè vằng có khả năng co bóp cổ tử cung để đẩy máu, nên đôi khi không phù hợp cần hạn chế sử dụng.
  • Người dị ứng với những thành phần kể trên của chè vằng, vậy nên khi dùng chè nếu cảm thấy cơ thể bất thường thì bệnh nhân nên nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Gợi ý công thức chữa đau dạ dày bằng chè vằng

Bên cạnh vấn đề đau dạ dày có uống được chè vằng không thì người bệnh cũng nên biết cách uống đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất. Dưới đây là hai bài chữa phổ biến nhất mà người bệnh nên tham khảo:

Cây chè vằng dùng để chữa đau dạ dày
Cây chè vằng dùng để chữa đau dạ dày

Cách đun nước chè vằng uống

Với cuộc sống bận rộn, không có nhiều thời gian để chuẩn bị thức uống thì bạn có thể lựa chọn chè vằng để sử dụng. Bởi công thức thực hiện đơn giản hơn nhiều so với nhiều loại thần dược khác.

Chuẩn bị: 30g – 50g chè vằng đã được rửa sạch.

Cách thực hiện:

  • Đun chè vằng đã chuẩn bị cùng với 2 lít nước, khi sôi thì tắt nhỏ lửa liu diu rồi đun tiếp trong 10 phút thì tắt.
  • Với lượng nước thu được còn khoảng 1,5 lít người bệnh nên uống trong ngày, có thể sử dụng như nước lọc.

Tốt nhất là người bệnh nên ủ ấm nước chè vằng để uống được hiệu quả nhất, và không nên đun lại nhiều lần. Vì nó sẽ làm giảm dưỡng chất, thậm chí là biến chất khi uống vào có thể bị đau bụng và tiêu chảy. 

Hãm nước sôi với lá vằng

Bên cạnh cách dùng ở trên, bạn cũng có thể hãm chúng với nước sôi mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng. Công thức cụ thể như sau:

Đau dạ dày có thể đun hoặc hãm uống
Đau dạ dày có thể đun hoặc hãm uống

Chuẩn bị: 20g – 30g lá chè vằng khô đã được rửa sạch.

Cách thực hiện:

  • Cho chè vằng vào ấm rồi đổ nước sôi vào để tráng chè cho sạch hoàn toàn vi khuẩn.
  • Sau đó cho lượng chè vằng đó vào khoảng 1 lít nước rồi đun cho đến khi sôi thì tắt bếp.
  • Ủ giữ nhiệt và cần thời gian khoảng 1 tiếng để các dưỡng chất trong chè vằng được hòa ra. Khi đó nước cũng có nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Tương tự như công thức ở trên thì người bệnh cũng có thể dùng chè vằng thay cho nước lọc hằng ngày, để thanh lọc và thuyên giảm triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên bệnh nặng hơn thì cần phải tìm đến thuốc đặc trị bệnh đau dạ dày để đạt hiệu quả cao hơn.

Lưu ý khi uống chè vằng dành cho người đau dạ dày

Nếu muốn quá trình uống chè vằng đạt được hiệu quả tốt và an toàn nhất, thì bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Uống liên tục tối thiểu 3 – 4 tháng mới có tác dụng thuyên giảm bệnh, nên bất cứ ai cũng nên kiên trì và áp dụng đúng công thức. Và tính hiệu quả sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người khác nhau, không phải 100% người uống đều thấy sự thuyên giảm bệnh.
  • Không nên uống chè vằng quá đặc, quá nhiều nó sẽ không thêm tác dụng mà còn phản tác dụng, khiến người uống bị đau bụng, tiêu chảy.

Trong quá trình sử dụng, triệu chứng của bệnh vẫn có thể xuất hiện, thậm chí thường xuyên hơn, nặng hơn. Vì vậy, bên cạnh câu trả lời bị đau dạ dày uống chè vằng được không thì bạn cũng cần tham khảo và quan tâm đến phương pháp điều trị bệnh đặc trị hơn (theo Đông y hoặc Tây y).

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan