Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường

Đau cổ là tình trạng thường gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Đây có thể là do vận động sai tư thế nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Việc nắm rõ những dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh sẽ giúp người bệnh chủ động theo dõi cũng như có biện pháp xử lý nhanh chóng.

Đau cổ là bị gì? Khi nào cần gặp bác sĩ

Cổ là bộ phận chịu áp lực khá lớn nên rất dễ gặp phải tổn thương. Đau cổ xảy ra khi vùng cơ ở cổ căng cứng và bị hạn chế hoạt động. Người bệnh có thể bị đau 1 bên cổ, đau 2 bên cổ hoặc đau cổ trước.

Những cơn đau này xuất hiện đột ngột và ở mọi giới tính, lứa tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ gặp phải ở người già thường cao hơn nhiều. Dựa vào đặc điểm, nguyên nhân, các bác sĩ đã chia tình trạng này thành 2 loại chính:

  • Đau cổ cấp tính: Cơn đau xuất hiện bất ngờ, đột ngột do những nguyên nhân sinh lý như ngủ sai tư thế, chấn thương, làm việc quá sức, đau cổ do nằm sai tư thế… Tình trạng này thường sẽ tự hết sau một thời gian ngắn.
  • Đau cổ mạn tính: Tình trạng đau dai dẳng lâu ngày không khỏi và thường tái phát nhiều lần do các yếu tố bệnh lý. Đặc biệt khi vận động mạnh sẽ gây đau đớn dữ dội.
Đau cổ có thể do vận động sai cách hoặc bệnh lý gây ra
Đau cổ có thể do vận động sai cách hoặc bệnh lý gây ra

Có thể thấy, không phải lúc nào đau nhức cổ cũng cần chăm sóc y tế. Khi bị đau cổ cấp tính, bệnh có thể tự khỏi. Nếu muốn giảm nhanh cơn đau, người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt, kết hợp với một số bài tập, thực hiện vật lý trị liệu.

Tuy nhiên, đối với trường hợp mạn tính, người bệnh phải tiến hành thăm khám để biết “đau cổ là bị gì?”. Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu dưới đây, hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể:

  • Đau mỏi vùng cổ kéo dài hơn 1 tuần nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Cằm không chạm được vào ngực.
  • Cơn đau nhức lan xuống vàng vai gáy và cánh tay.
  • Cánh tay bị tê bì có thể dẫn đến mất cảm giác.
  • Người bệnh gặp phải những triệu chứng như đau cổ nhức đầu, đau cổ khó thở, sốt, nôn ói, khó nuốt…
  • Bàng quang và ruột hoạt động bất thường.

Nguyên nhân gây bệnh phổ biến

Việc nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp tìm ra hướng điều trị phù hợp và nhanh chóng giải quyết tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất được các chuyên gia đưa ra:

Vùng cổ hoạt động sai tư thế, quá sức

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau nhức vùng cổ. Vùng cổ là nơi chịu áp lực lớn nhưng lại có ít đĩa đệm hỗ trợ. Do đó, khi hoạt động nhiều, sai tư thế sẽ rất dễ bị tổn thương.

Chấn thương

Cổ là bộ phận rất nhạy cảm đối với những chấn thương như té ngã, tai nạn, chơi thể thao hoặc cúi ngửa đột ngột… Những tác động vật ký khiến cho mô mềm, dây chằng bị tổn thương gây đau.

Người bệnh thường sẽ cảm thấy đau cổ nhức đầu hoặc đau cổ khó thở. Một số trường hợp nặng có thể khiến đĩa đệm, đốt sống bị nứt, gãy có thể gây thoái hóa cột sống.

Căng cơ

Căng cơ là tình trạng dây chằng và cơ bắp ở cổ bị kéo dãn quá mức. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau nhức vùng cổ. Người bệnh sẽ bị căng cơ nếu luyện tập, ngủ, làm việc sai tư thế…

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng các khớp xương bị khách ứng do rối loạn tự miễn tác động. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, xương viêm vùng cổ.

Đau cơ xơ hóa

Khi xuất hiện những cơn đau ở vùng cổ và vai, rất có thể bạn đau bị đau cơ xơ hóa. Đây là căn bệnh do rối loạn xử lý tín hiệu gây đau của não bộ. Nữ giới sẽ có xu hướng gặp phải tình trạng này nhiều hơn phái mạnh.

Hẹp ống sống

Đau cổ là dấu hiệu của bệnh gì là thắc mắc của nhiều người. Rất có thể người bệnh đã bị hẹp ống sống. Căn bệnh này thường thấy ở những người trên 50 tuổi. Khi ống sống vùng cổ bị thu hẹp chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống gây ra những cơn đau nhức khó chịu.

Loãng xương

Bệnh loãng xương – tình trạng mật độ xương giảm so với mức bình thường. Lúc này, các khớp xương rất yếu, dễ nứt gãy bởi những tác động vật lý bên ngoài. Đây là tình trạng nguy hiểm, người bệnh cần can thiệp sớm để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Thoát vị đĩa đệm cổ

Vùng cổ tập trung khá ít đĩa đệm nhưng lại thường xuyên phải chịu áp lực lớn. Do đó, nó rất dễ tổn thương gây ra thoát vị đĩa đệm. Khi các bao xơ suy yếu, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên rễ dây thần kinh, tủy sống gây ra những cơn đau dữ dội.

Viêm màng não

Viêm màng nào là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm xảy ra do vi khuẩn HI, virus, ký sinh… tấn công. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, sốt, vùng cổ bị đau và co cứng.

Đau tim

Đau cổ là dấu hiệu của bệnh gì khi kèm theo triệu chứng như khó thở, buồn nôn… Đây rất có thể là triệu chứng của bệnh đau tim. Đau tim đe dọa trực tiếp đến tính mạng do đó cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để xử lý kịp thời.

Ngoài ra, một số ít trường hợp khác là do cột sống cổ dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng, ung thư cột sống, cổ có khối u…  Bên cạnh đó, tình trạng này xảy ra do một số yếu tố nguy cơ như tuổi tác, nghề nghiệp.

Cách chẩn đoán bệnh đau cổ

Chẩn đoán giúp các bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị chính xác nhất. Đầu tiên, người bệnh cần cung cấp những thông tin như tuổi tác, nghề nghiệp, tiền sử y tế, triệu chứng lâm sàng cụ thể là đau 1 bên cổ, đau 2 bên cổ hay đau cổ trước.

Bên cạnh đó cần phải xem xét có gặp hiện tượng đau cổ nhức đầu, đau cổ khó thở hay không. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm sau để đưa ra kết luận:

  • Xét nghiệm máu: Giúp xác định các vấn đề như nhiễm trùng, rối loạn tự miễn.
  • Chụp X-quang: Bác sĩ quan sát đĩa đệm, đốt sống ở vùng cổ có xảy ra tổn thương.
  • Chụp CT: Hình ảnh rõ nét để xác định mật độ xương và phát hiện các khối u nếu có.
  • Chụp cộng hưởng từ: Giúp đánh giá tình trạng dây chằng, đĩa đệm, dây thần kinh một cách chính xác nhất.
  • Khám nghiệm thần kinh: Phát hiện các chèn ép lên dây thần kinh, mô cơ.
  • Chọc dò tủy sống: Để loại trừ nguyên nhân viêm màng não, ung thư cột sống…
Chụp cộng hưởng từ MRI
Chụp X – Quang chẩn đoán bệnh

Các phương pháp điều trị đau cổ hiệu quả, an toàn

Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp đối với từng người. Cụ thể, một số cách điều trị là:

Điều trị đau cổ bằng biện pháp Tây y

Đối với những trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống để khắc phục triệu chứng đau cổ như:

  • Thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin… Bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với codein hay tramadol để giảm nhanh triệu chứng thông thường.
  • Nhóm thuốc NSAID như Diclofenac, Meloxicam Celecoxib, Piroxicam …
  • Thuốc giãn cơ như  Myonal, Mydocalm, Diazepam dùng khi bị co cứng.
  • Thuốc chống trầm cảm như Amitriptylin chỉ định đối với trường hợp mãn tính, rối loạn giấc ngủ.
  • Thuốc giảm đau thần kinh như Gabapentin, Pregabalin… dùng trong trường hợp đau cổ do kích thích thần kinh.
Hiện nay có thể dễ dàng tìm mua các loại thuốc giúp giảm đau cổ 
Hiện nay có thể dễ dàng tìm mua các loại thuốc giúp giảm đau cổ

Dùng thuốc uống để điều trị đau cổ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, cách này cũng tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ. Bên cạnh đó, nếu lạm dụng trong thời gian dài còn xảy ra tình trạng kháng thuốc. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chính xác đơn thuốc được kê. Tuyệt đối không được tự ý mua uống hoặc thay đổi liều lượng.

Trong trường hợp đau cổ dữ dội, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid vào gần rễ dây thần kinh và các khớp mặt nhỏ ở xương cột sống. Ngoài ra, người bệnh có thể được tiêm thuốc gây tê như lidocaine để giảm đau nhanh.

Ngoài ra, trong trường hợp đau cổ là do đĩa đệm, đốt sống, rễ thần kinh tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này giúp khắc phục hoàn toàn tình trạng đau cổ nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chi phí cho mỗi lần phẫu thuật cổ khá cao.

Do đó, người bệnh phải cân nhắc lời khuyên của bác sĩ kỹ càng. Nếu quyết định phẫu thuật, hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có trang thiết bị hỗ trị hiện đại và bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao.

Bài thuốc Đông y chữa đau cổ

Phương pháp Tây y giúp làm giảm nhanh triệu chứng lâm sàng nhưng lại không cho hiệu quả lâu dài. Do đó, nhiều người bệnh có xu hướng tìm kiếm và thực hiện điều trị bằng Đông y.

Những bài thuốc Đông y không chỉ giảm đau, tê bì, cứng cổ mà còn thúc đẩy phục hồi chức năng xương khớp, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe. Từ đó tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh nên có thể điều trị tận gốc tình trạng này một cách an toàn, không xảy ra tác dụng phụ.

Một số bài thuốc Đông y chữa đau cổ phổ biến là:

  • Bài thuốc Đông y Can khương Thương truật Phục linh thang: Dùng các nguyên liệu gồm phục linh, xuyên khung, ý dĩ (mỗi loại 12g), can khương, thương truật, quế chi (mỗi loại 8g) và cam thảo (6g).
  • Bài thuốc Đông y Bổ thận tráng cân thang: Sắc 1 thang thuốc gồm các nguyên liệu thục địa (16g), đương quy, ngưu tất, ngũ gia bì, tục đoạn, bạch linh (mỗi loại 12g), đỗ trọng, thanh bì (10g) và sơn thù (8g) chia ra uống 3 lần trong ngày.
  • Bài thuốc Đông y Thư cân hoạt huyết thang: Dùng tục đoạn, đỗ trọng, ngũ gia bì, ngưu tất (mỗi loại 16g), phòng phong, khương hoạt, độc hoạt, đương quy (mỗi loại 12g), kinh giới, hồng hoa (mỗi loại 10g), chỉ xác, thanh bì (mỗi loại 8g). Cách thực hiện tương tự 2 bài thuốc được đề cập phía trên.

Bên cạnh đó, bài thuốc Đông y có thời gian phát huy tác dụng khá lâu. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đủ thời gian và thường xuyên thăm khám để đạt hiệu quả tối đa.

Mẹo dân gian làm giảm tình trạng đau cổ

Trong dân gian hiện nay vẫn còn lưu truyền một số cách chữa do ông cha ta đúc kết ra. Phương pháp này cho hiệu quả tốt trong trường hợp đau cổ cấp tính. Còn đối với trường hợp mãn tính, nó sẽ có tác dụng hỗ trợ làm tăng hiệu quả cho phương pháp điều trị chính, giảm đau nhức xương khớp.

Đây là cách sử dụng các nguyên liệu tự nhiên rất quen thuộc, cách thực hiện khá đơn giản. Có thể kể đến như:

  • Bài thuốc từ cây trinh nữ: Rửa sạch, phơi khô, cắt khúc rồi sao vàng cây trinh nữ. Mỗi ngày hãy dùng 1 nắm nhỏ để sắc lấy nước uống.
  • Ngải cứu và muối: Dùng 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch rồi sao nóng với muối. Sau đó, người bệnh cho hỗn hợp vào túi vải sạch rồi đắp lên vùng cổ bị đau.
  • Lá lốt, ngải cứu: Rửa sạch nguyên liệu rồi sao nóng với một ít muối. Người bệnh cũng cho vào túi vải rồi chườm lên cổ.
Bài thuốc từ cây trinh nữ dễ thực hiện, cho hiệu quả khá cao
Bài thuốc từ cây trinh nữ dễ thực hiện, cho hiệu quả khá cao

Một số biện pháp điều trị không dùng thuốc

Bên cạnh những cách trên, khi bị đau 1 bên cổ, đau 2 bên cổ hay đau cổ trước, người bệnh đều có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm đau, hỗ trợ điều trị:

  • Châm cứu: Dùng kim chuyên dụng để tác động vào huyệt đạo giúp giảm đau hiệu quả. Phương pháp này đòi hỏi người có chuyên môn cũng như kinh nghiệm cao thực hiện. Bởi nếu châm cứu sai huyệt sẽ gây ra hệ quả vô cùng nghiêm trọng.
  • Nắn bóp (Chiropractic): Giúp điều chỉnh cột sống, đĩa đệm sai vị trí từ đó giảm đau nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra đột quỵ.
  • Massage: Massage vùng cổ giúp giảm đau nhức, tê bì cực kỳ hiệu quả và giúp người bệnh cảm thấy rất thoải mái. Người bệnh có thể thêm tinh dầu để đạt hiệu quả cao hơn.
  • Tác dụng nhiệt: Chườm nóng khoảng 20 – 25 phút mỗi ngày giúp cơ cổ giãn ra, giải phóng mạch máu và rễ thần kinh bị chèn ép.
  • Lực kéo: Dùng lực để kéo dài cổ và cố định theo hướng dẫn chuyên chuyên gia vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng đau nhức cổ.
  • Cố định ngắn hạn: Cố định cổ khoảng 1 – 2 tuần để giảm áp lực lên cổ.
  • Bài tập vận động: Những bài tập nhẹ nhàng có thể giúp giảm đau, cải thiện độ linh hoạt động sống. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập căng cổ, bài tập với tạ… để thực hiện chính xác, không làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Người bệnh nên thường xuyên massage cổ vừa giảm đau lại giúp cơ thể thư giãn
Người bệnh nên thường xuyên massage cổ vừa giảm đau lại giúp cơ thể thư giãn

Cách phòng tránh đau cổ đơn giản

Người bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh đau cổ bằng cách thay đổi một số thói quen đơn giản như:

  • Tránh các tư thế xấu khi làm việc, sinh hoạt trong thời gian dài.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên thay đổi tư thế bằng cách đứng dậy, xoay cổ, nhún vai.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng, vừa sức để tăng độ linh hoạt của xương khớp vùng cổ.
  • Đối với trường hợp đau cổ do nằm sai tư thế, người bệnh cần điều chỉnh ngủ đúng tư thế. Bên cạnh đó, “đau cổ có nên nằm gối không?” bác sĩ cho biết gối cần phù hợp về độ cao và chất liệu.
  • Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp xương phát triển tốt đồng thời hạn chế những thực phẩm có hại như đồ ăn nhiều dầu mỡ, bia rượu, chất kích thích…
  • Thăm khám định kỳ để phát hiện ra những tổn thương vùng cổ và có biện pháp xử lý kịp thời.

Cổ đóng vai trò rất quan trọng trong vận động và chịu áp lực lớn nên rất dễ bị tổn thương. Khi bị đau cổ, người bệnh cần nhanh chóng xem xét, thăm khám để có biện pháp xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.


Top địa chỉ phòng khám Đau Cổ


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan