Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Da khô bong tróc là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Bởi tình trạng này kéo dài khiến da thô ráp, sần sùi và tăng nguy cơ lão hóa. Đặc biệt nếu không biết cách chăm sóc bạn có thể đối mặt với nhiều vấn đề. nghiêm trọng khác Vì vậy đừng bỏ lỡ bài dưới đây để trang bị cho mình kiến thức hữu ích về bệnh cũng như cách chăm sóc, điều trị hiệu quả.

Da khô là da như thế nào?

Da khô là tình trạng da thiếu độ ẩm do bị mất nước ở lớp biểu bì. Điều này kéo dài sẽ khiến da bong tróc, sờ vào cảm thấy khô ráp, sần sùi. Đồng thời, làm da không đủ độ ẩm dễ bị xỉn màu trông thiếu sức sống.

Tình trạng da khô ngứa toàn thân có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào trên cơ thể. Tuy nhiên mặt là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Tiếp đó là tay, chân và vùng da bụng. Tình trạng này có thể gặp ở mọi đối tượng, già, trẻ, gái, trai, không phân tuổi tác.

Dấu hiệu nhận biết da khô

Tùy vào mức độ bị khô da mà các dấu hiệu nhận biết có thể khác nhau. Cụ thể:

Da khô ở mức độ nhẹ:

  • Da căng, khô, thô ráp, đặc biệt là sau khi tiếp xúc nước.
  • Người bệnh có cảm giác ngứa nhẹ hoặc châm chích ở vùng da.

Da khô kéo dài sẽ khiến da bong tróc, sờ vào cảm thấy khô ráp
Da khô kéo dài sẽ khiến da bong tróc, sờ vào cảm thấy khô ráp

Da khô mức độ trung bình:

  • Ngoài các triệu chứng ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ xuất hiện thêm các vết nứt nhỏ hoặc đường chỉ kẻ trên da.
  • Làn da bong tróc mặc dù không đau nhưng kém thẩm mỹ.
  • Da mất đàn hồi trở nên xỉn màu và thiếu sức sống.
  • Lớp trang điểm không đều và khó bám vào da.

Da khô mức độ nặng:

  • Mảng bong tróc xuất hiện trên diện tích lớn.
  • Vết nứt sâu hơn, gây chảy máu và khiến người bệnh có cảm giác đau rát, khó chịu.
  • Da dễ tổn thương, trở nên đỏ và dễ viêm nhiễm.

Da bị khô là do đâu?

Chứng khô, mất nước trên da có rất nhiều yếu tố tác động. Ngoại trừ những người có làn da bị khô do cơ địa, chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân gây khô trên da khác như sau:

Tác nhân bên ngoài

  • Thời tiết khí hậu: Da khô thường sẽ bị nặng khi mà độ ẩm xuống thấp. Đó là lý do vì sao bạn thấy da khô mùa đông xuất hiện nhiều hơn. Ngoài ra, ở vùng sa mạc hoặc nơi có nhiệt độ cao người dân cũng dễ gặp triệu chứng khô da.
  • Nhiệt độ cao: Việc thường xuyên phải tiếp xúc lò sưởi hoặc các thiết bị có nhiệt độ cao sẽ khiến làn da giảm mạnh độ ẩm, gây ra tình trạng khô da.
  • Tắm nước nóng nhiều: Tắm lâu hoặc dùng nước có nhiệt độ quá cao cũng sẽ gây nên tình trạng khô da.
  • Sử dụng xà phòng có nhiều chất tẩy rửa: Xà phòng, sữa tắm nhiều chất tẩy rửa sẽ loại bỏ bớt lượng dầu trên da. Lâu ngày khiến da khô ráp.
  • Lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc dùng trong quá trình chữa bệnh như xạ trị, lọc thận, hóa trị có thể là tác nhân chính gây ra tình trạng khô da.

Lạm dụng thuốc cũng là nguyên nhân gây khô da
Lạm dụng thuốc cũng là nguyên nhân gây khô da

Tác nhân bên trong

  • Rối loạn nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết cũng khiến lớp mỡ dưới da ảnh hưởng, da thiếu độ ẩm và trở nên khô hơn. Vì thế, tình trạng này thường gặp ở những người có nồng độ estrogen và testosterone suy giảm.
  • Yếu tố tuổi tác: Bước qua độ tuổi từ 55 trở đi, tuyến mồ hôi, bã nhờn hoạt động kém, làm giảm độ ẩm của da. Vì thế, những người cao tuổi da thường trở nên khô yếu cho dù cho không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài.
  • Yếu tố di truyền: Làn da của con người thường được di truyền từ bố hoặc mẹ. Vì vậy nếu gia đình gen da khô, con cái sau này cũng bị ảnh hưởng.
  • Chế độ ăn uống: Ăn ít rau củ quả và thiếu lượng nước cần thiết mỗi ngày cũng khiến da khô.
  • Một số bệnh lý về da: Các bệnh như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, eczema cũng có thể là nguyên nhân khiến da khô và kích ứng.

Khi nào người có làn da khô cần gặp bác sĩ?

  • Da khô nghiêm trọng, nứt nẻ hoặc xuất hiện các vết sưng.
  • Xuất hiện tình trạng đau rát, viêm nhiễm, lở loét.
  • Có nhiều vùng da bong tróc vảy trắng.
  • Tình trạng da không không cải thiện dù đã áp dụng biện pháp chăm sóc, thay đổi chế độ sinh hoạt.
  • Nghi ngờ mình mắc một số bệnh lý về da.
  • Tình trạng da khô ảnh hưởng hiệu quả công việc, khiến bạn khó chịu đến mức mất ngủ.

Chẩn đoán da khô

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng, hỏi về lịch sử bệnh lý như thời điểm bị bệnh, thói quen sinh hoạt, ăn uống cũng như chăm sóc làn da.

Bạn cũng có thể sẽ phải tiến hành một số xét nghiệm để xem da khô có phải là do bệnh lý. Chẳng hạn như suy giáp, vảy nến, viêm da,...

Thăm khám lâm sàng là bước đầu trong điều trị da khô
Thăm khám lâm sàng là bước đầu trong điều trị da khô

Cách điều trị da khô hiệu quả

Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng để da khô kéo dài sẽ gây cảm giác tự ti, ảnh hưởng cuộc sống cũng như công việc. Vì vậy, ngay khi xuất hiện triệu chứng bạn có thể tham khảo các phương pháp dưới đây để nhanh chóng cải thiện.

Sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da

Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh một số loại kem dưỡng ẩm, sữa rửa mặt tăng độ đàn hồi, hạn chế tình trạng khô da. Cụ thể:

  • Sữa rửa mặt cho da khô: Với thành phần tự nhiên, không chất kích ứng và độ pH phù hợp giúp làm sạch sâu, loại bỏ bụi bẩn.  Một số sữa rửa mặt dành cho da khô có thể kể đến như: Cetaphil, Hada Labo, Eucerin pH5,...
  • Xịt khoáng: Xịt khoáng có tác dụng cân bằng độ ẩm, hạn chế mất nước và khô da. Do đó sau khi đi nắng, trang điểm bạn nên dùng sản phẩm này để bù nước.
  • Dưỡng ẩm: Các hoạt chất trong kem dưỡng ẩm có tác dụng tái tạo bề mặt, chống khô. Để tăng độ hiệu quả, bác sĩ thường sẽ chỉ định kem dưỡng ẩm cho da khô có chứa axit lactic hoặc kem dưỡng chiết xuất từ dầu ô liu, lô hội, tinh chất trà xanh,...

Dùng mặt nạ thiên nhiên tự chế

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, mỹ phẩm người bệnh có thể dùng mẹo dân gian sau để cải thiện tình trạng da khô.

  • Mặt nạ dầu dừa: Với các hoạt chất như axit capric, axit lauric, vitamin E, vitamin C dầu dừa được coi là cứu tinh số 1 cho làn da khô với công dụng giữ ẩm hiệu quả. Bạn chỉ cần làm sạch da mặt, thoa một lượng nhỏ dầu dừa sau đó massage nhẹ để các dưỡng chất thấm sâu vào da. Để tầm 5-10 phút rồi rửa lại thật sạch với nước.
  • Mặt nạ từ chuối và dầu ô liu: Trong chuối có nhiều vitamin A, Kali và dầu tự nhiên tốt cho da. Kết hợp cùng với dưỡng chất trong dầu oliu sẽ giúp giữ ẩm, làm mềm, sáng da hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy nghiền nhuyễn quả chuối sau đó trộn với dầu ô liu, cuối cùng vệ sinh da mặt thoa lên. Đợi tầm 15-20 phút rồi rửa sạch lại với nước.
  • Mặt nạ từ yến mạch và sữa tươi: Thành phần vitamin A, E, C có trong yến mạch sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn da bong tróc, nứt nẻ. Cùng với yến mạch, sữa tươi chứa nhiều chất béo, đạm, carbohydrate giúp giảm thâm, làm trắng hiệu quả. Bạn chỉ cần trộn đều 3 muỗng yến mạch xay nhuyễn với 150ml sữa tươi không đường, đến khi hỗn hợp sền sệt đem đắp lên da khoảng 15 phút sau đó rửa sạch.

Mặt nạ từ yến mạch và sữa tươi giúp làm chậm lão hóa, ngăn da bong tróc, nứt nẻ
Mặt nạ từ yến mạch và sữa tươi giúp làm chậm lão hóa, ngăn da bong tróc, nứt nẻ

Dùng các bài thuốc Đông y trị da khô

Theo Đông y, da khô chủ yếu là do khí huyết không đủ, lại bị hàn tà xâm nhập khiến cho huyết mạch trì trệ, da không được nuôi đầy đủ nên khô. Vì vậy, để trị chứng bệnh này, Đông y tập trung vào việc lưu thông khí huyết. Cụ thể là dùng các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị 10g mỗi thứ gồm đương quy, quế chi, bạch thược, đại táo kết hợp 15g hà thủ ô, thục địa, 4g cam thảo.
  • Các vị thuốc này bạn đem sắc, mỗi ngày 1 tháng, duy trì 15 ngày liên tiếp. Sau đó nghỉ 5 ngày rồi lại tiếp tục liệu trình khác. Uống 3-4 liệu trình sẽ thấy cải thiện.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị 8g nhân sâm, quế chi; kết hợp 10g bạch truật, phục linh; 12g đương quy, bạch thược, hoàng kỳ; 6g xuyên khung; 4g cam thảo.
  • Bạn sắc ngày 1 tháng, uống 15 ngày rồi nghỉ 5 ngày uống tiếp. Duy trì như thế 5-6 liệu trình

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị 12g đào nhân; 9g các vị hồng hoa, đương quy, sinh địa hoàng, ngưu tất; 6g xích thược, chỉ xác; 5g xuyên khung, cát cánh; 3g sài hồ, cam thảo.
  • Bạn sắc uống ngày 1 thang, uống 15 ngày nghỉ 5 ngày, liên tục 6-7 liệu trình.

Phòng ngừa tình trạng da khô thế nào?

Để ngăn ngừa tình trạng da khô, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Hạn chế dùng sản phẩm làm sạch, tắm gội có nhiều chất kiềm, tính tẩy rửa cao.
  • Không ngâm mình dưới nước quá lâu, nhất là nước nóng. Thời gian tắm chỉ nên duy trì trong khoảng 10 phút hoặc ít hơn.
  • Tẩy tế bào chết thường xuyên để da thông thoáng, hấp thu dưỡng chất từ ngoài tối ưu.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc, cấp ẩm cho da như gel, kem dưỡng ẩm, serum, mặt nạ,...

Sử dụng kem dưỡng ẩm giúp da cải thiện tình trạng khô nứt nẻ
Sử dụng kem dưỡng ẩm giúp da cải thiện tình trạng khô nứt nẻ

  • Cung cấp đủ nước và có chế độ ăn uống khoa học, nhiều vitamin, chất xơ để tạo độ ẩm cho da.
  • Dùng kem chống nắng cho da khô kết hợp che chắn cẩn thận khi ra ngoài.
  • Hạn chế chà xát hoặc gãi vào những vùng da bị khô dễ gây viêm nhiễm.
  • Khi trời trở lạnh hoặc hanh khô nên dùng máy tạo độ ẩm trong nhà, phòng ngủ để không khí đủ độ ẩm.
  • Ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế thức khuya để da có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng, lưu thông máu đến tế bào.

Kết luận

Có rất nhiều cách khác nhau để trị da khô bong tróc. Bạn có thể tự cải thiện làn da của mình ở nhà bằng kem dưỡng ẩm hoặc các mặt nạ thiên nhiên. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên hoặc quá nghiêm trọng bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.


Top địa chỉ phòng khám Da Khô


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan