Hướng dẫn chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô đơn giản hiệu quả

Chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô được nhiều người áp dụng bởi tính tiện lợi và an toàn. Phương pháp này được lưu truyền lâu đời và được đánh giá giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng viêm ngoài da. Vậy thực hư hiệu quả mà lá tía tô mang lại như thế nào, cách thực hiện ra sao? Hãy cùng chuyên trang giải đáp thắc trên trong bài viết dưới đây:

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của lá tía tô

Lá tía tô là một loại lá gia vị được nhiều gia đình ưa chuộng trong bữa ăn. Đây còn là dược liệu rất tốt cho sức khỏe. Từ xa xưa dân gian đã sử dụng loại lá này bào chế thành nhiều bài thuốc chữa bệnh trong đó có viêm da cơ địa.

Theo Đông y lá tía tô có tính ấm, vị cay, tác dụng giải độc tán hàm. Trong lá tía tô chứa nhiều tinh dầu giúp kháng viêm, chống khuẩn, dùng ngoài da có thể giúp tình trạng ngứa ngáy,viêm rát được giảm nhẹ.

Khoa học hiện đại phân tích dược tính có trong lá tía tô cho thấy, thành phần dược liệu này có chứa:

  • 0,2% tinh dầu cùng các hợp chất như Furran, Hydrocarbon, Xeton và Aldehyde, công dụng kháng viêm, ngăn chặn quá trình oxy hóa và các phản ứng dị ứng của cơ thể.
  • Vitamin C giúp tăng sức đề kháng đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương ngoài da.
  • Các khoáng chất và vitamin khác có lợi cho sức khỏe như vitamin A, B1, B6, K, kẽm,…
Lá tía tô giúp kháng viêm, chống khuẩn, dùng ngoài da có thể giúp tình trạng ngứa ngáy,viêm rát được giảm nhẹ
Lá tía tô giúp kháng viêm, chống khuẩn, dùng ngoài da có thể giúp tình trạng ngứa ngáy,viêm rát được giảm nhẹ

Chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô được đánh giá an toàn và tiện lợi. Cách này còn có thể áp dụng ngoài da cho các đối tượng có làn da nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú. Tuy nhiên tốt hơn hết trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp chữa bệnh nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Chữa viêm da cơ địa bằng các bài thuốc từ lá tía tô

Để sử dụng lá tía tô chữa bệnh có nhiều cách thực hiện. Loại lá này vừa dùng được để bôi ngoài da vừa có thể đun nước uống cải thiện bệnh từ bên trong. Cùng lưu lại các hướng dẫn thực hiện dưới đây:

Dùng lá tía tô đắp ngoài da

Cách này có thể tập trung giảm nhẹ triệu chứng theo từng vùng da. Đắp hỗn hợp lá tía tô ngoài da giúp hạn chế tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ đồng thời hạn chế sự lan rộng của viêm da cơ địa.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tía tô
  • Một ít muối tinh

Thực hiện:

  • Sơ chế lá tía tô bằng cách rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
  • Cho phần lá đã sạch vào cối hoặc máy xay nát cùng vài hạt muối.
  • Vùng da bị bệnh cần vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý và để khô.
  • Bạn dùng hỗn hợp vừa chuẩn bị đắp lên da và giữ nguyên khoảng 20 phút .
  • Rửa lại da bằng nước ấm
  • Thực hiện đều đặn 2 lần trong ngày
Xay nhuyễn lá tía tô để đắp ngoài da
Xay nhuyễn lá tía tô để đắp ngoài da

Một cách thực hiện khác người bệnh có thể lấy lá tía tô giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Phần nước dùng thoa nhẹ lên da,để qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau.

Dùng lá tía tô để đun nước tắm hàng ngày

Phương pháp này giúp tác động cải thiện triệu chứng viêm da toàn thân. Tắm nước lá tía tô hỗ trợ khả năng kháng khuẩn ngoài da, tiêu viêm giảm sưng ngứa…

Chuẩn bị:

  • 100gr lá tía tô tươi

Cách thực hiện như sau:

  • Sơ chế, rửa sạch và ngâm nước muối lá tía tô
  • Bạn cho lá tía tô đã rửa sạch vào nồi nước, đun đến khi sôi và đợi thêm 10 phút thì tắt bếp.
  • Pha loãng phần nước và để nguội bớt rồi dùng để tắm.
  • Phần bã lá tận dụng để chà nhẹ lên da đặc biệt là vùng da bị bệnh.
  • Thực hiện từ 1-2 lần mỗi ngày
Lá tía tô dùng để đun nước tắm cho cả trẻ nhỏ
Lá tía tô dùng để đun nước tắm cho cả trẻ nhỏ

Chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô chườm nóng

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tía tô tươi
  • Một ít muối tinh

Cách làm:

  • Lá tía tô đem sơ chế, rửa sạch và ngâm nước muối loãng
  • Cắt lá thành từng khúc 4-5 cm.
  • Cho vào chảo rồi sao cho nóng đến khi lá tỏa mùi thơm.
  • Cho phần lá vừa sao còn nóng vào một mảnh vải sạch và mỏng, chườm nhẹ lên da.
  • Đến khi nguội lại sao lại rồi thực hiện tiếp. Cẩn trọng với nhiệt độ chườm tránh quá nóng gây bỏng da.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô sắc nước uống giúp thanh nhiệt, giải độc

Sắc nước uống từ lá tía tô giúp thanh nhiệt từ bên trong, đồng thời tăng sức đề kháng và giải độc cho cơ thể.

Cách 1:

Nguyên liệu cần có:

  • Lá tía tô khoảng 5-10 lá
  • Vài lát gừng tươi

Tiến hành như sau:

  • Lá tía tô rửa sạch, ngâm nước muối sau đó vớt ra để ráo.
  • Cho lá vào ấm trà đã được tráng sạch và đổ nước sôi vào hãm khoảng 5 phút.
  • Cho thêm vài lát gừng tươi để cải thiện hương vị. Uống vào buổi sáng, tối sau bữa ăn.
Cách chữa viêm da cơ địa bằng việc uống nước lá tía tô
Cách chữa viêm da cơ địa bằng việc uống nước lá tía tô

Cách 2:

Nguyên liệu gồm:

  • 15-20 lá tía tô
  • Một ít đường (tốt nhất nên dùng đường cho người ăn kiêng)

Cách làm:

  • Lá tía tô rửa sạch rồi đem thái nhỏ.
  • Cho lá đã thái và nồi cùng 1 lít nước. Bạn đun nồi nước lá cho đến khi phần nước cạn còn 1 nửa.
  • Chắt lấy nước uống,pha thêm chút đường nhằm cải thiện hương vị.
  • Uống sau bữa ăn 30 phút. Chia làm 2 lần uống/ngày.

Những lưu ý khi chọn phương pháp chữa bệnh từ lá tía tô

Lá tía tô là dược liệu lành tính đồng thời mang lại hiệu quả nhất định trong hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa. Bên cạnh áp dụng các cách được hướng dẫn trên, người bệnh cũng có thể bổ sung lá tía tô vào thực đơn ăn uống hàng ngày để cải thiện sức khỏe. Một số lưu ý khi sử dụng cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô gồm:

  • Mẹo dân gian từ lá tía tô có tác dụng chậm, cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả.
  • Cẩn trọng trong việc lựa chọn nguyên liệu thực hiện. Đảm bảo vệ sinh khi thực hiện chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô.
  • Phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ chữa bệnh và giảm triệu chứng bên ngoài, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Khi bệnh chuyển biến nặng hay có những biểu hiện bất thường, nên đến khám và tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
  • Một số đối tượng có thể bị dị ứng với lá tía tô. Do vậy trong quá trình điều trị nếu thấy các dấu hiệu kích ứng như da ngứa hơn, đỏ kèm cảm giác châm chích đau rát… Nên ngừng ngày các biện pháp và theo dõi sức khỏe. Đến bệnh viện gần nhất để khám và kiểm tra…
  • Không áp dụng cách bôi hay đắp lá tía tô ngoài da khi xuất hiện tình trạng da nhiễm trùng, bội nhiễm hay có hiện tượng mưng mủ.
Không áp dụng dùng lá tía tô khi da có dấu hiệu mưng mủ
Không áp dụng dùng lá tía tô khi da có dấu hiệu mưng mủ
  • Cách đun nước lá tía tô để uống không nên áp dụng với phụ nữ có thai dễ gây tăng huyết áp.
  • Kết hợp chung với chế độ ăn uống điều độ, bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng từ bên trong.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia và các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đồ nhiều dầu mỡ…
  • Giữ vệ sinh làn da cẩn thận, trú trọng việc dưỡng ẩm để giảm ngứa, và khô da. Không đưa tay gãi mạnh có thể làm bệnh nặng thêm. Bảo vệ và che chắn da khi ra đường và khi phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời.

Trên đây là hướng dẫn cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô an toàn ngay tại nhà. Bạn đọc có thể tham khảo để chọn được cho bản thân và gia đình cách điều trị bệnh phù hợp. Viêm da cơ địa có thể được chữa khỏi nếu kịp thời phát hiện và có biện pháp phù hợp. Hy vọng độc giả đã có được thông tin hữu ích thông qua bài viết.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

1