Trong dân gian, cây bạc hà không chỉ là loại rau quen thuộc ở mỗi gia đình Việt mà còn là thần dược điều trị các bệnh về hô hấp, viêm da, làm đẹp,… Vì vậy, để hiểu rõ hơn về thành phần cũng như tác dụng thần kỳ của loại cây này, đừng quên theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cây bạc hà là gì? Đặc điểm nhận biết

Cây bạc hà hay còn được gọi là Mentha arvensis hoặc họ hoa môi Lamiaceae có nguồn gốc từ các nước Châu Âu thường được dùng ăn kèm cùng với một số thực phẩm tươi sống, mang lại cảm giác ngon miệng hơn. 

Một số đặc điểm nhận biết cây bạc hà

  • Thân, lá có màu xanh hoặc tím bợt.
  • Lá gần giống với lá tía tô, tuy nhiên kích thước chỉ bằng ¼ lá tía tô và dài hơn, mép lá có răng cưa, lông tơ mềm.
  • Lá bạc hà thường có mùi thơm nhẹ, hơi cay mang lại cảm giác dễ chịu, thư thái khi ngửi.
  • Cây bạc hà được xem là cây thân thảo, với vòng đời khoảng 1 - 3 năm thậm chí là hơn.
  • Thông thường, cây chỉ cao khoảng 20 - 70cm, cây cao nhất cũng chỉ khoảng 1m. Lá đơn ngắn khoảng 2,5 - 5cm và rộng 1 - 2 cm, hoa dài khoảng 2 - cm. Đối với loại bạc hà tím thường mọc thành cụm lớn, chẻ nhánh từng cụm ở giữa thân.

Thành phần chính của cây bạc hà

Theo một nghiên cứu đã chỉ ra, lá bạc hà chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe cụ thể như: Bạc hà chứa rất nhiều khoáng chất và tinh dầu, đặc biệt là menthol và menthone, camphen, limonen,... không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị một số bệnh như ho, cảm cúm, viêm da,... được nhiều người Việt áp dụng thành công.

Có thể nói, đối với mỗi loại bạc hà sẽ chứa các hoạt chất khác nhau. Tuy nhiên, trong dược điển Việt Nam có yêu cầu các tinh dầu bạc hà phải chứa menthol este hóa khoảng 3 - 9% và menthol toàn phần đạt 68%.

Cây bạc hà có những loại nào?

Hầu hết người Việt đều cho rằng chỉ có duy nhất một loại bạc hà. Thế nhưng, trên thực tế lại có rất nhiều loại khác nhau, cụ thể như:

cay-bac-ha
Một số loại bạc hà thường được sử dụng nhiều

  • Bạc hà Âu: Hay còn được gọi là Mentha-piperrita 1, đây là loại bạc hà chứa nhiều tinh dầu, thường được sử dụng để chữa trị các bệnh như ho, cảm cúm,...
  • Bạc hà Pennyroyal-Mint 12: Loại bạc hà này có mùi hơi hăng tuy nhiên lượng tinh dầu lại vô cùng dồi dao.
  • Bạc hà Ginger-mint7: Đây là loại bạc hà được lai tạo từ hai loài bạc hà, Á Mentha arvensis và Mentha spicata.
  • Bạc hà táo: Bạc hà áo hay còn thường được gọi là Apple mint, Mentha suaveolens. Đây là loại bạc hà được ưa chuộng nhiều nhất với hương thơm dễ chịu của táo.
  • Bạc hà mèo: Thông thường loại bạc hà này được sử dụng để chế biến các món ăn, tăng sự ngon miệng.
  • Bạc hà Mentha longifolia: Đây là loại bạc hà được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, thường có mùi hương dễ chịu, có thể sử dụng bào chế thuốc, gia vị,...

Công dụng của cây bạc hà trong điều trị bệnh

Giống như nhiều loài thực vật tinh dầu khác, bạc hà cũng mang lại nhiều công dụng tuyệt vời nhưng không phải ai cũng biết, cụ thể như:

Chữa trị cảm cúm, ho, nhức đầu

Trong cây bạc hà chứa rất nhiều khoáng chất, kali, vitamin B, canxi,... có công dụng điều trị các bệnh về hô hấp như viêm họng, ho, cảm cúm,... giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

cay-bac-ha
Bạc hà có công dụng điều trị các bệnh cảm cúm, viêm họng hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu như bạc hà, hành hoa, kinh giới mỗi loại 6g và 5g bạch chỉ phòng phong.
  • Rửa sạch và trộn đều các nguyên liệu lại với nhau.
  • Đem sắc với 500ml - 700ml nước sạch, đun sôi từ 15 - 20 phút.
  • Đợi thuốc bớt nóng sau đó đem ra sử dụng.
  • Để đạt hiệu quả người bệnh cần nghỉ ngơi sau khi sử dụng thuốc.
  • Áp dụng liên tục trong khoảng 3 - 5 ngày sẽ cho kết quả tốt.

Bạc hà trị hen suyễn, viêm xoang

Bạc hà là loại thực vật chứa rất nhiều hoạt chất chống viêm, điển hình là rosmarinic acid giúp khử khuẩn, tiêu viêm, nấm,... giúp làm sạch đường hô hấp.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng 100g bạc hà.
  • Mang đi rửa sạch sau đó giã nát.
  • Bỏ phần bã và lấy phần nước cốt.
  • Đem uống mỗi ngày 2 lần, áp dụng trong 2 - 4 ngày sẽ đạt được kết quả.
  • Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng lá bạc hà tươi hoặc tinh dầu bạc hà để xông hơi giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh, mang lại cảm giác thoải mái.

Cây bạc hà chữa tiêu chảy hiệu quả

Theo Y học cổ truyền cho biết, bạc hà là loại cây có tác dụng kích thích tuyến nước bọt giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả.

Cách thực hiện đơn giản như:

  • Chuẩn bị 7 - 10 lá bạc hà sau đó đem rửa sạch.
  • Cho lá vào trong cốc nước nóng.
  • Để nguyên khoảng 5 - 10p sau đó đem ra sử dụng.
  • Áp dụng 2 - 3 lần/ ngày triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh.

Giảm cân, trị mụn, làm đẹp da

Bạc hà còn có tác dụng giảm cân nhanh chóng, làm đẹp rất tốt, được nhiều chị em áp dụng và cho kết quả tốt.

cay-bac-ha
Làm đẹp da vô cùng đơn giản từ bạc hà

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị khoảng 100g lá bạc hà sau đó đem rửa sạch.
  • Giã nát và lấy cả phần bã lần nước cốt đắp lên vùng da bị mụn, thâm.
  • Giữ nguyên và thư giãn khoảng 10 - 15 phút.
  • Sau đó rửa mặt với nước sạch. Duy trì 3 lần/ tuần sau một thời gian sẽ nhận được kết quả mong muốn.

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời trên bạc hà còn được sử dụng điều trị một số bệnh như:

    1. Chữa buồn nôn, say xe: Với những người thường xuyên bị say xe chỉ cần sử dụng trước một ly trà bạc hà nóng sẽ mang lại kết quả bất ngờ.
    2. Ngăn ngừa ung thư: Theo một số nghiên cứu cho biết, bạc hà có công dụng chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự hình thành, phát triển của tế bào ung thư.
    3. Chữa dị ứng, côn trùng cắn: Lá bạc hà có khả năng sát khuẩn cao mang lại cảm giác dễ chịu, tươi mát cho người bị bệnh ngoài da.
    4. Chữa hôi miệng: Tinh dầu bạc hà sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin trong giao tiếp, giúp hơi thở thơm mát dài lâu.
    5. Chữa trị đau cơ: Bạc hà có tác dụng giảm đau nhức xương, cơ. Theo đó, bạn chỉ cần sử dụng tinh dầu bạc hà thoa kết hợp với bóp nhẹ sẽ giảm đau nhanh chóng.

Những lưu ý khi sử dụng cây bạc hà

Để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả trong quá trình sử dụng bạc hà, bạn cần lưu ý một số điều sau:

cay-bac-ha
Những điều cần lưu ý khi sử dụng bạc hà

  • Bạc hà chỉ là loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng thuyên giảm triệu chứng bệnh chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh.
  • Để đảm bảo an toàn người bệnh chỉ nên dùng khoảng 0,3 - 0,4 ml/ngày. Nếu sử dụng quá liều có thể để lại nhiều biến chứng như: đau đầu, phát ban, chóng mặt thậm chí là co giật.
  • Đối với trẻ sơ sinh, người bị bệnh tim mạch, phụ nữ mang thai và cho con bú tuyệt đối không được sử dụng bạc hà để hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không sử dụng thuốc kháng sinh cyclosporin hoặc thuốc kháng acid với bạc hà, tránh gây kích ứng.
  • Trường hợp sử dụng bạc hà thay thế thuốc người bệnh phải kiên trì sử dụng mỗi ngày. Đặc biệt, bạc hà chỉ có tác dụng với các trường hợp bệnh nhẹ, cơ địa dễ hấp thụ.
  • Không sử dụng bạc hà trong một thời gian quá dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Tuyệt đối không ăn những thực phẩm tanh như cua, cá khi sử dụng bạc hà.
  • Với một số trường hợp người bệnh bị kích ứng, xuất hiện các triệu chứng bất thường sau khi sử dụng cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
  • Để quá trình điều trị nhanh người bệnh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày. Nên cung cấp nhiều vitamin, chất xơ cho cơ thể đồng thời thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về cây bạc hà. Hy vọng, với những kiến thức bài viết chia sẻ có thể giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về thành phần, công dụng cũng như cách thực hiện các bài thuốc từ bạc hà một cách khoa học và hiệu quả nhất.


Nhóm bệnh

Bài viết liên quan

tao-do
cay-an-xoa
cay-co-xuoc
cay-coi-xay