Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Thịt gà là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, xét về công dụng của loại thịt này với bệnh ho nhiều người hoài nghi bị ho có nên ăn thịt gà hay không. Thực hư vấn đề này như thế nào sẽ được thông tin đến bạn ngay sau đây. 

Bị ho có nên ăn thịt gà?

Dân gian thường truyền tai nhau về kinh nghiệm để bệnh ho nhanh khỏi đó chính là kiêng hoàn toàn những loại thực phẩm có mùi tanh. Ngoài hải sản, đương nhiên không thể không nhắc đến thịt gà. 

Tuy nhiên, quan điểm này chỉ mang tính truyền miệng, hiện tại vẫn chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh các tác động tiêu cực của thịt gà với bệnh ho. Vậy ho có ăn được thịt gà không? 

Khi bị ho vẫn có thể ăn được các món chế biến từ thịt gà
Khi bị ho vẫn có thể ăn được các món chế biến từ thịt gà

Cũng như trứng, thịt gà có chứa rất nhiều protein cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Kẽm trong thịt còn có khả năng tăng cường sức đề kháng, phục hồi thể trạng rất nhanh. 

Thịt gà không hề chứa các chất gây ho, đau rát, sưng tấy vùng họng mà trái lại còn có thể kháng khuẩn, chống lại virus gây bệnh. Tóm lại, khi ho không những không nên tránh mà còn phải cần bổ sung thêm thịt gà trong các bữa ăn hàng ngày. 

Vậy trẻ ho có nên ăn thịt gà? Trẻ nhỏ thường có cơ địa yếu hơn so với người trưởng thành. Chính vì thế khâu chọn thực phẩm nào tốt cho bé khiến không ít các bậc phụ huynh phải “đau đầu”. 

Có thể trẻ bị ho nhưng không nên kiêng thịt gà. Bị ho không phải do thực phẩm mà do bệnh lý, việc cần thiết nhất là bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể để triệu chứng bệnh thuyên giảm. Kẽm và protein trong thịt gà chính là dưỡng chất cần thiết nhất cho sự phát triển của trẻ. 

Vết thương hở có nên ăn thịt gà? Câu trả lời là KHÔNG vì khi ăn vào dễ sinh mưng mủ, ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, vết thương sẽ lâu lành hơn, khi bình phục có thể hình thành sẹo ảnh hưởng đến da dẻ. 

Những thực phẩm cần hạn chế ăn cùng thịt gà khi bị ho

Như vậy với những lý giải trên đây bạn đã phần nào nắm được ho có ăn thịt gà được không. Khi điều trị bệnh ho, bạn cũng cần phải tìm hiểu thêm về những loại thực phẩm “đại kỵ” với thịt gà, không nên chế biến cùng khi bị ho.  Chẳng hạn như:

Hành và tỏi

Gà xào sả, ớt, gừng thì hợp nhưng xào hành, tỏi thì tuyệt đối không nên. Theo Đông Y, thịt gà mang tính ngọt, thiên nhiều về độ ấm còn hành lại là gia vị mang tính hàn. 

Tương tự với gia vị tỏi tính nhiệt khi kết hợp chung sẽ làm hình thành nên những tác động trái chiều, gây tổn thương khí huyết. Ngay cả khi bạn không xào, nấu hoặc luộc gà chung với các gia vị trên thì dùng tỏi, hành làm nước chấm cũng là sai lầm cần tránh. 

Không nên ăn thịt gà với hành và tỏi
Không nên ăn thịt gà với hành và tỏi

Rau kinh giới

Ho có được ăn gà không? Ăn được nếu như bạn không dùng chung với kinh giới. Kinh giới hay được dùng làm rau thơm ăn kèm món mặn, món chấm. 

Loại rau này có tính cay, có khả năng dưỡng huyết nên khi gặp tính cảm ôn của thịt gà dễ phát sinh chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến trí não, tổn thương sinh khí. Ngoài ra, với bệnh nhân phong tuyệt đối không nên ăn thịt gà. 

Cá chép

Cá chép cũng như thịt gà rất bổ dưỡng nhưng không thể phát huy được các lợi ích cho sức khỏe nếu như ăn kèm với thịt gà. Cá chép mang tính hàn khi ăn cùng loại thực phẩm tính ấm như thịt gà sẽ làm phát sinh sự tương khắc.

Đây chính là lý do gây nên mụn nhọt, mẩn đỏ, dị ứng da. Tình trạng này kéo dài không được khắc phục kịp thời sẽ dễ gây viêm nhiễm, nấm ngứa…

Rau răm

Rau răm cũng giống như kinh giới được sử dụng để ăn kèm với rất nhiều loại thực phẩm mặn khác nhau. Rau tốt cho thị lực, tác động tích cực lên hệ cơ bắp, giúp cơ thể trở nên săn chắc hơn. 

Tuy nhiên, khi ăn rau răm thì nên nói không với thịt gà. Hai thực phẩm này vốn mang tính chất trái ngược, giàu dinh dưỡng nhưng lại không hợp để ăn chung. Cố tình sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Rau răm sử dụng thời gian dài còn làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới. 

Rau cải

Rất nhiều người mắc phải sai lầm khi sử dụng thịt gà kết hợp với rau cải. Xét về hương vị thì một bát canh cải ăn với thịt gà rang hay luộc đều rất ngon. Nhưng khi bàn về tính chất, rau cải và thịt gà đều mang tính ôn. 

Dùng riêng lẻ thì rất tốt cho cơ thể nhưng khi dùng chung lại dễ phát sinh nhiệt, gây đầy bụng, khó tiêu, nóng trong người. Đôi khi bạn bị nhiệt miệng cũng có thể do sự tương khắc giữa 2 loại thực phẩm này mà ra. 

Thịt gà ăn với rau cải sẽ gây nóng trong người
Thịt gà ăn với rau cải sẽ gây nóng trong người

Muối vừng

Muối vừng là loại thực phẩm dễ làm, dễ ăn và khá bình dị. Một bát cơm nóng với muối vùng tuy đơn sơ nhưng lại rất ngon. Nếu đã chọn muối vừng cho bữa ăn thì tuyệt đối không nên chế biến thêm thịt gà. Hai thực phẩm này dễ dẫn đến chứng can phong, gây hiện tượng đau đầu, chóng mặt, run rẩy chân tay. 

Thịt chó

Trong Đông y, thịt chó mang tính ấm, vị mặn rất tốt cho xương khớp. Thực phẩm có tác dụng bổ huyết, điều trị đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, thịt chó ăn với thịt gà lại gây nên tác dụng trái ngược. Hai loại thịt cùng thuộc tính cam ôn dùng chung dễ phát sinh kiết lỵ, táo bón. Với bệnh nhân ho cần tuyệt đối tránh. 

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người mắc bệnh ho

Lý giải cho câu hỏi ho có nên ăn thịt gà ko, ngoài những thực phẩm nên tránh thì chế độ ăn phù hợp chiếm tới 50%. Trong đó, bạn phải biết cách chọn lựa đúng thực phẩm và học cách chế biến sao cho đảm bảo được các chất dinh dưỡng. 

Chọn lựa đúng loại thực phẩm

Song song việc tìm hiểu về các thực phẩm kỵ thịt gà, thực phẩm nên kiêng khi bị ho thì chọn lựa đúng nguyên liệu cũng là điều mà bất kể bà nội trợ nào cũng đều phải nắm được. Cách chọn như sau:

  • Có thể ăn thịt gà kèm với thịt lợn hay các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm như sò, ngao hay củ cải… 
  • Bổ sung nhiều rau xanh, các loại thực phẩm có màu đỏ đậm. 
  • Uống nhiều nước. Uống tối đa 2 lít nước mỗi ngày và đặc biệt nên uống nước ấm thay vì nước lạnh.
  • Nhiều trường hợp ho thường đi kèm với cảm sốt. Khi nấu cháo gà có thể bổ sung thêm tía tô để giải cảm, hỗ trợ bình phục nhanh chóng. Đồng thời tía tô còn có tác dụng kháng viêm, chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh. 
  • Không ăn những loại thực phẩm có tính cay nóng sẽ gây tổn thương niêm mạc, viêm nhiễm, sưng tấy. 
  • Không chọn các loại thực phẩm như mồng tơi, củ từ, rau đay… Chúng sản sinh chất cellulite gây ra nhiều cơn ho dai dẳng, hình thành dịch đờm ở cổ. 
  • Đang ho có nên ăn thịt gà nhưng không dùng nước dừa và cơm dừa sau khi ăn. Nước dừa uống mát, có tác dụng thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể nhưng lại mang tính lạnh trái ngược với thịt gà. Sử dụng nước hoặc cơm dừa tác động trực tiếp đến dạ dày, gây ảnh hưởng đến nội tạng. 
  • Mía cũng giống như nước dừa hay cơm dừa không nên sử dụng trước và sau khi ăn thịt gà sẽ gây tổn thương cơ thể. 

Chế biến sao cho phù hợp

Khi ho cổ họng đau rát, khó chịu và khá vướng vậy nên việc chế biến thực phẩm cần phải kỹ càng hơn so với ngày thường. Áp dụng những lưu ý dưới đây bạn sẽ có được một bữa ăn hoàn hảo:

Nấu canh thịt gà nấm vừa dễ làm lại vừa ngon
Nấu canh thịt gà nấm vừa dễ làm lại vừa ngon
  • Những loại đồ ăn chiên, xào, rán, nướng sẽ gây kích ứng với cổ họng, khiến triệu chứng ho kéo dài. Vậy nên chỉ nên ăn những món luộc, hấp, hạn chế dầu mỡ ở mức tối đa. 
  • Thịt gà nên thái nhỏ, mềm, mỏng, dễ nuốt khi ăn sẽ không tạo cảm giác khó chịu. 
  • Trẻ bị ho có nên ăn thịt gà không? Ăn được nhưng cần ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều. Đồng thời xé nhỏ hoặc xay nhuyễn khi ăn để cơ thể dễ hấp thụ hơn.
  • Bé bị ho mẹ có nên ăn thịt gà? Thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng có khả năng cải thiện chất lượng sữa. Qua đó, tình trạng ho của bé được cải thiện. Vậy nên các bà mẹ có thể ăn thịt gà nhưng cần bỏ da và bỏ xương.  
  • Không dùng các loại thực phẩm có chất phụ gia và cũng sử dụng nhiều gia vị đi kèm. Tuy ăn ngon nhưng lại không hề tốt cho cổ họng. 

Bị ho có nên ăn thịt gà hay không bạn cũng có thể tự trả lời được câu hỏi này thông qua bài viết trên đây. Chỉ nên ăn với số lượng vừa đủ, đồng thời chọn lựa thực phẩm ăn kèm sao cho hợp lý thì tình trạng bệnh mới nhanh chóng thuyên giảm.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan