Viêm xoang sàng là gì? Dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả và lưu ý cần biết
Viêm xoang sàng là một trong những biến thể nguy hiểm nhất của viêm xoang. Bệnh không chỉ gây bít tắc, ứ mủ, đau đầu,… mà còn làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của mỗi người. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời người bị viêm xoang sàng có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng.

Bệnh viêm xoang sàng là gì? Các dạng thường gặp
Viêm xoang sàng là biến thể thường gặp của viêm xoang, có cấu tạo khá đặc biệt gồm 4 khoang rỗng thông với nhau, nằm giữa hai bên mắt, trên hai hốc mũi và dưới vùng trán. Bệnh gây ra chủ yếu do sự tấn công của các vi khuẩn, nấm và virus,… Từ đó, làm viêm nhiễm lớp niêm mạc, gây bít tắc, dịch mủ tại vùng xoang sàng.
Bệnh viêm xoang sàng được chia thành các dạng chính như sau.
- Phân theo cấp độ
Viêm xoang sàng cấp tính: Là tình trạng viêm nhiễm ngắn hạn hay còn được gọi là viêm tạm thời, bệnh thường kéo dài khoảng 1 – 5 tuần gây ngứa ngáy, đau đỉnh đầu, chảy dịch mũi, mệt mỏi,…
Viêm xoang sàng mãn tính: Các triệu chứng bệnh thường kéo dài từ 3 – 4 tháng trở lên. Lúc này, xoang sàng bị viêm nhiễm nặng gây phù nề, thậm chí là nhiễm trùng.
- Phân theo vị trí
Viêm xoang sàng trước: Các triệu chứng bệnh điển hình như viêm, đau hai hốc mắt, giữa xoang hàm, trán hoặc mũi.
Viêm xoang sàng sau: Dịch nhầy đặc, nhiều bất thường dồn về phía họng, khiến người bệnh khó thở, khạc nhổ liên tục. Thậm chí, với một số trường hợp có thể gây suy giảm thị giác, đau đớn vùng vai gáy.
Viêm xoang sàng hai bên: Là tình trạng viêm xoang ở cả 2 bên mũi gây tắc nghẽn sàng trước và sau. Triệu chứng điển hình là bít tắc vùng mũi, chảy nước mũi liên tục khiến bệnh uể oải, mệt mỏi kéo dài.

Triệu chứng viêm xoang sàng
Nhìn chung các biểu hiện viêm xoang sàng khá giống với bệnh viêm xoang thông thường. Vì vậy, bạn cần lưu ý những triệu chứng đặc biệt sau để nhận biết và điều trị bệnh đúng phương pháp.
- Mũi chảy dịch liên tục: Vùng mũi chứa nhiều chất dịch nhầy, có màu vàng hoặc trắng, chảy ra thường xuyên gây phiền toái, khó chịu.
- Khó thở: Biểu hiện này được thể hiện rõ nét ở trẻ em, điển hình là chứng thở khò khè vào các buổi sáng, tối.
- Khứu giác suy giảm: Phần lớn người bị viêm xoang sàng không còn khả năng cảm nhận mùi vị.
- Đầu đau dữ dội: Người bệnh sẽ phải đối diện với những cơ đau dữ dội ở vùng đầu hoặc sau gáy.
- Đau đớn các vị trí lân cận mũi: Viêm xoang sàng gây đau đớn, sưng nề ở các vị trí như mắt, mũi trán.
- Một số triệu chứng khác: Bên cạnh những biểu hiện trên người bệnh có thể mắc một số triệu chứng như: ho, sốt, đau họng, ù tai, đau răng,…
Nguyên nhân bị viêm xoang sàng
Bàn về nguyên nhân gây bệnh lương y Đỗ Minh Tuấn, Phó giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết, các yếu tố gây bệnh điển hình là:

- Các loại vi khuẩn, virus: Là một trong những căn nguyên gây bệnh phổ biến, làm viêm nhiễm lớp niêm mạc mũi, họng.
- Môi trường ô nhiễm: Khói bụi, chất hóa học,xưởng gỗ, bột mịn,… là một trong những tác nhân gây bệnh viêm xoang sàng.
- Thời tiết: Thời điểm giao mùa thời tiết thường thay đổi liên tục khiến các chức năng hô hấp không thích ứng kịp, nhờ đó mà các nấm, ký sinh trùng,… nhanh chóng thích nghi trong khoang mũi.
- Chấn thương, xoang mũi có cấu tạo đặc biệt: Chấn thương vùng mũi do tai nạn gây ra, cấu tạo vùng mũi đặc biệt, vách ngăn, cuốn mũi, polyp mũi bị dị dạng,….
- Bệnh lý hô hấp khác: Các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa,… nếu không được chữa trị dứt điểm cũng có nguy cơ biến chứng sang bệnh viêm xoang sàng.
- Hệ miễn dịch yếu kém: Sức khỏe yếu cộng với cơ địa mẫn cảm sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập và lây lan.
- Vệ sinh kém: Lười vệ sinh vùng mũi sau khi tắm, bơi lội, tiếp xúc với bụi bẩn,… đồng nghĩa với việc tiếp tay cho bệnh hình thành, phát triển.
Viêm xoang sàng có nguy hiểm không? Biến chứng dễ gặp
Lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết, đây là bệnh lý nguy hiểm. Theo đó, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng đe dọa đến cuộc sống, tính mạng của người viêm xoang sàng.

Một số biến chứng mà người bệnh có thể phải đối diện khi bệnh như:
- Các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp: Người bị viêm xoang sàng có thể phải đối diện với bệnh viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản,…
- Biến chứng về mắt: Chủ yếu là nhiễm trùng quanh mắt, suy giảm thị giác, gây mù,…
- Suy giảm khứu giác: Phần lớn người bệnh bị viêm xoang đều bị tắc nghẽn dây thần kinh mùi vị. Theo đó, bạn có thể mất khả năng cảm nhận mùi vị vĩnh viễn.
- Viêm màng não, áp xe não, viêm não: Bệnh kéo dài, điều trị sai cách có thể gây viêm não, xuất hiện dịch quanh vùng não, tủy sống.
- Biến chứng ở xương: Loại biến chứng này thường ít gặp nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy người bệnh cần hết sức thận trọng, sớm tìm gặp bác sĩ.
Khi nào nên thăm khám? Cách chẩn đoán bệnh
Các bác sĩ khuyến cáo, với tất cả người bệnh khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng ban đầu của viêm xoang sàng như: hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi liên tục, hơi thở có mùi, sốt,… hãy tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Cách chẩn đoán bệnh
Phần lớn các bác sĩ đề dựa vào các triệu chứng trên vùng mặt, mũi, mắt để chẩn đoán bệnh lý cũng như cấp độ nguy hiểm của bệnh. Bên cạnh đó, một số phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng như:
- Nội soi mũi: Thông thường các bác sĩ sẽ luồn camera vào mũi. Từ đó, có thể quan sát tổng quát vùng mũi và phát hiện được những dấu hiệu bất thường nếu có.
- Nuôi cấy dịch mũi và xoang: Phương pháp thường được áp dụng sau khi xác định rõ cấp độ bệnh. Từ đó, các bác sĩ áp dụng để tìm ra chính xác tác nhân gây bệnh là gì? Thuộc loại virus nào?,… để chọn ra các biện pháp trị liệu phù hợp.
- Chụp cắt lớp vi tính: Cách chẩn đoán này được áp dụng phổ biến, giúp phát hiện tình trạng viêm nhiễm hiện tại của bệnh nhân.
- Test dị nguyên: Phương pháp này khá đơn giản, an toàn, các bác sĩ thường thực hiện test dị ứng trên da.
Điều trị viêm xoang sàng hiệu quả
Các phương pháp điều trị bệnh thường được áp dụng sau khi có kết quả thăm khám, xác định chính xác căn nguyên của bệnh. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị một trong ba phương pháp dưới đây.
Cách trị viêm xoang sàng tại nhà
Một số bài thuốc dân gian trị viêm xoang sàng tại nhà được các chuyên gia y tế khuyến cáo áp dụng như:

- Xông hơi bằng thảo dược tự nhiên: Các loại lá như bạc hà, tía tô, lá bưởi,… thường được người bệnh sử dụng phổ biến, có tác dụng hỗ trợ điều trị, thuyên giảm triệu chứng bệnh.
- Lá lốt: Trong dân gian, lá lốt không chỉ là hương vị quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày mà còn là dược liệu điều trị các bệnh lý về đường hô hấp hiệu quả. Trong lá lốt chứa nhiều thành phần kháng viêm, kháng khuẩn,… giúp cải thiện nhanh triệu chứng bệnh viêm xoang sàng.
- Rượu tỏi: Rượu kết hợp với tỏi là bài là bài thuốc phổ biến, thường được người dân áp dụng điều trị các bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm họng,… và cho kết quả khá khả quan.
- Râu ngô: Râu ngô được xem là thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C và K. Chính vì vậy, đây cũng được xem là loại thảo dược có tác dụng điều trị bệnh tốt.
Điều trị Tây y
Tây y chủ yếu áp dụng hai phương pháp chính là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể bệnh và cấp độ nguy hiểm các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị phổ biến, chủ yếu sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm,… Tuy nhiên, cách chữa trị này chỉ nên áp dụng cho người bệnh nhẹ.

Thuốc trị bệnh viêm xoang sàng thường được sử dụng như:
- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này thường được chỉ định cho các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, triệu chứng bệnh chưa quá nghiêm trọng. Điển hình là các loại thuốc Amoxicillin, Cefuroxim,…
- Thuốc kháng histamin: Trong y khoa các loại thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị chuyên sâu các triệu chứng như: sưng, đau, ngứa,…
- Thuốc giảm đau: Thường được chỉ định cho những bệnh nhân có triệu chứng đau nhức đầu, vai gáy, mũi với các loại thuốc như Panadol, Efferagan,…
- Thuốc xịt, rửa mũi: Các sản phẩm xịt, rửa bằng thảo dược, nước muối sinh lý,… có tác dụng hỗ trợ quá trình trị bệnh, diệt khuẩn khá hiệu quả.
- Thuốc vitamin: Việc sử dụng các loại vitamin A, C, E,… hỗ trợ, cải thiện bệnh và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc này bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia, bác sĩ.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa hay còn được hiểu là phẫu thuật, phương pháp này được các bác sĩ áp dụng cho người bệnh viêm xoang sàng nặng, tiến diễn phức tạp và có nguy cơ biến chứng cao.
Theo đó, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi (FESS) thực cắt gọt vách ngăn mũi, cắt bỏ khối u,… để phục hồi các chức năng lưu thông, dẫn khí của mũi.
Bài thuốc Đông y trị viêm xoang sàng
Xoang sàng nằm ở vị trí đặc biệt, gần ngay hốc mắt và nhiều dây thần kinh. Việc tác động cục bộ tại mũi thường không đem lại hiệu quả tốt. Chỉ có thuốc đường uống tác động trên toàn thân mới chữa bệnh hiệu quả. Hiện nay, đông y được coi là giải pháp an toàn và bền vững nhất trong điều trị viêm xoang sàng. Bởi thuốc không gây tác dụng phụ, có tính bồi bổ và điều dưỡng cơ thể.
Trong đông y, viêm xoang sàng là bệnh thuộc phạm vi chứng Tỵ. Bệnh hình thành khi âm dương mất cân bằng, chính khí hư tổn, các ngoại tà phong. hàn, thấp xâm nhập khiến các tạng Phế, Thận, Tỳ suy yếu. Từ đó ảnh hưởng đến chức năng thanh giáng, khí huyết lưu thông kém, mũi bị sưng nề, kinh lạc bít tắc do các chất dịch không vận hóa được.

Với nguyên tắc chủ trị từ gốc đến ngọn, đông y sẽ tập trung cân bằng âm dương, bồi bổ chính khí, phục hồi chức năng tạng phủ để loại bỏ các ngoại tà gây bệnh. Khi công năng tạng phủ được phục hồi, khí huyết lưu thông tốt cũng là lúc các triệu chứng tự biến mất.
Viêm xoang sàng ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn uống giúp hỗ trợ bệnh viêm xoang sàng, tránh bệnh nặng nề hơn. Vì vậy, để bệnh sớm được đẩy lùi bạn nên thực hiện chế độ ăn kiêng như sau:
Nên ăn những thực phẩm
- Bổ sung các gia vị như Gừng, tỏi, hành,… chứa nhiều khoáng chất, có tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh viêm xoang sàng, giảm sung huyết, phục hồi vết thương.
- Các loại vitamin A, C, D,rau củ quả,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự lây lan, phát triển của các loại virus, vi khuẩn.
- Thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao: Củ cải, cá hồi, thịt nạc,… được xem là chất dinh dưỡng cần thiết đối với người bệnh viêm xoang xoàng.
- Một số loại dầu cá, dầu dừa, omega, sữa chua, táo,… có tác dụng chống viêm, bảo vệ vùng niêm mạc hiệu quả.
Những thực phẩm không nên ăn
- Thức ăn cay, nóng hoặc lạnh gây ảnh hưởng trực tiếp để xoang mũi.
- Không nên sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa nồng độ cao, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh.
- Tránh xa các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng như: cua, tôm, thịt gà, xôi,….
- Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ chiên, rán,… bởi đây là những thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, hóa học cản trở quá trình trị liệu.
Phòng tránh bệnh viêm xoang sàng tốt nhất hiện nay
Để tránh xa bệnh lý trên bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh như:

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Thường xuyên vệ sinh các cơ quan thuộc hệ hô hấp như tai, mũi, họng.
- Bảo vệ mũi họng bằng khẩu trang, tránh đến, làm việc tại những nơi môi trường ô nhiễm.
- Tránh xa những khu vực ô nhiễm, nhà máy, xí nghiệp,…
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nên sử dụng các loại máy hút bụi, lọc không khí.
- Hạn chế tiếp xúc với người có tiền sử về tai, mũi, họng.
- Tuyệt đối không sử dụng chung khẩu trang, khăn mặt,… với người bệnh viêm xoang, viêm mũi, họng,…
- Ngủ nghỉ đúng giờ, đảm bảo lối sinh hoạt lành mạnh, khoa học.
- Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế làm việc quá sức, căng thẳng hay stress kéo dài.
- Đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị sau khi xuất hiện các triệu chứng như: ho, sổ mũi, đau họng,…
- Tim phòng hàng năm, đặc biệt là các loại vacxin phòng bệnh cúm.
Viêm xoang sàng là bệnh lý khó điều trị và dễ tái phát. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần tìm hiểu và nắm rõ những kiến thức liên quan đến căn bệnh này. Để từ đó, có thể phòng tránh và điều trị bệnh một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Đừng Bỏ Qua
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!