Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm phế quản uống thuốc gì tốt là vấn đề chung của các bệnh nhân. Khi sử dụng đúng loại thuốc và bổ sung đủ chất dinh dưỡng, bệnh sẽ nhanh chóng bị loại bỏ. Tuy nhiên, các loại thuốc đều tồn tại ưu và nhược điểm riêng, do đó người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.

Viêm phế quản uống thuốc gì?

Viêm phế quản là bệnh lý tại đường hô hấp, có các triệu chứng điển hình như ho, sốt, khạc đờm,… Nếu không điều trị cẩn thận, bệnh sẽ phát triển theo thời gian và gây biến chứng nguy hiểm. Trong số rất nhiều biện pháp can thiệp hiện nay, sử dụng thuốc tây là cách chữa phổ biến nhất.

Thuốc chữa viêm phế quản chủ yếu đẩy lùi triệu chứng, đồng thời kháng khuẩn và kháng virus. Tuy nhiên người bệnh cần uống thuốc theo đơn và không tùy tiện thay đổi liều lượng.

Thuốc long đờm

Đây là loại thuốc có tác dụng khai thông đường thở. Cơ chế chữa bệnh là tạo phản xạ ho để đẩy đờm nhầy và chất dịch từ họng ra bên ngoài. Một số loại thuốc làm loãng đờm phổ biến là natri benzoat, terpinhdrat,… Nếu đờm đặc và nhiều, bác sĩ có thể sử dụng thuốc khử chứa lưu huỳnh, chẳng hạn như acetylcystein và carbocistein,…

Nếu dịch nhầy nhiều và đặc, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc long đờm khử chứa lưu huỳnh
Nếu dịch nhầy nhiều và đặc, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc long đờm khử chứa lưu huỳnh

Vì có tác dụng long đờm nên thuốc sẽ kích thích họng và gây ho nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, khi cơn ho ảnh hưởng đến cuộc sống, bạn cần trao đổi lại với bác sĩ. Những loại thuốc long đờm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là:

Thuốc long đờm Exomuc

Exomuc được chỉ định điều trị cho các trường hợp nghẽn phế quản, viêm phế quản và bệnh tại đường hô hấp khác. Thuốc được bào chế theo hai dạng là viên nén (200g) và hỗn hợp dịch uống

Thành phần: acetylcysteine (tiêu đờm), eprazinon, carbocystein, bromhexin

Công dụng: có khả năng điều hòa quá trình để thúc đẩy đờm ra bên ngoài. Từ đó, người bệnh có thể giảm tình trạng ho đờm, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi. Bên cạnh đó, thuốc có thể chống tác nhân gây độc cho gàn và giải phóng dịch nhầy loãng bên trong gan.

Liều dùng:

  • Trẻ trên 14 tuổi và người trưởng thành: sử dụng 2 – 3 lần/ ngày, 1 gói/ lần
  • Các bé từ 6 – 14 tuổi: mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần sử dụng nửa gói đến 1 gói
  • Trẻ 2 – 5 tuổi: uống 1/2 gói một lần, sử dụng 2 – 3 lần/ ngày

Thuốc long đờm Ambroxol

Đây là thuốc thuộc dạng chất chuyển hóa của bromhexin. Nó phù hợp với các trường hợp mắc bệnh tại đường hô hấp ở dạng cấp tính như hen hoặc viêm phế quản dạng hen.

Thành phần: chủ yếu là Ambroxol hydrochloride và các tá dược vừa đủ

Công dụng: thuốc có khả năng long đờm, tiêu diệt dịch nhầy và làm giảm triệu chứng ho có đờm

Liều dùng:

  • Người trưởng thành: sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi lần uống 2 – 4 viên (30mg)
  • Từ 5 – 10 tuổi: uống 2 lần/ ngày, liều lượng mỗi lần là 15mg

Thuốc long đờm Acemuc

Thuốc được bào chế dưới dạng cốm và viên năng cứng, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong đó, người trưởng thành sử dụng dạng có hàm lượng 200g, trẻ nhỉ là 100mg.

Thành phần: gồm hai hoạt chất Acetylcystein và Aspartame, có hiệu quả đối với tất cả bệnh tại đường hô hấp.

Công dụng: Thuốc có khả năng trị các loại bệnh ho, viêm phế quản, màng phổ bị kích thích. Đồng thời, Acemuc còn làm long đờm, hạn chế dịch nhầy và mang lại cảm giác dễ chịu

Liều dùng:

  • Trẻ trên 7 tuổi và người trưởng thành: 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 gói hoặc 1 viên
  • Các bé dưới 7 tuổi: uống 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần sử dụng 1 gối thuốc cốm 100mg
  • Sơ sinh: dựa trên chỉ định của bác sĩ

Viêm phế quản uống thuốc gì? – Thuốc kháng viêm

Tình trạng đặc trưng của bệnh viêm phế quản là viêm nhiễm. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng viêm để đẩy lùi hiện tượng viêm. Loại thuốc đặc trị chủ yếu là corticoid dạng xông, hít hoặc uống. Nhóm thuốc tiêm chỉ sử dụng khi bệnh ở mức độ nặng.

Tuy nhiên thuốc kháng viêm lâu dài có thể gây bội nhiễm nấm. Để bảo vệ sức khỏe, bệnh nhân không tự ý điều trị hoặc lạm dụng thuốc. Những loại thuốc kháng viêm quen thuộc gồm:

Thuốc Medialeczan

Thuốc được sản xuất bởi công ty TNHH sản xuất Thương mại Dược phẩm NIC. Tác dụng chính của Medialeczan là kháng viêm và giảm đau.

Thành phần: gồm Ibuprofen, Paracetamol, Magnesi Stearat, Polyvinyl Pyrolidon, Lactose,…

Công dụng: thuốc có thể kháng viêm, giảm đau, làm giảm nhức đầu và đẩy lùi tình trạng sốt

Liều dùng:

  • Người trưởng thành: mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần sử dụng 2 – 3 viên
  • Các bé trên 5 tuổi: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên

Thuốc chống viêm Loxfen

Đây là loại thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, vừa có tác dụng kháng viêm vừa giúp đẩy lùi đau nhức.

Thành phần: Loxoprofen Natri, Cellulose vi tinh thể PH 101, Hydroxypropyl Cellulose, Low – Substituted Hydroxypropyl Cellulose, Colloidal Silicon Dioxyd, Natri Starch Glycolat, Magnesi Stearat.

Công dụng: làm giảm các cơn đau từ vừa đến nhẹ, đẩy lùi tình trạng đau nửa đầu, đau cơ, đau dây thần kinh. Đồng thời, thuốc còn có khả năng hạ sốt, kháng vêm khi bị người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính.

Liều dùng:

  • Người lớn: mỗi ngày sử dụng 3 lần sau các bữa ăn
  • Hàm lượng tối đa cho một ngày là 180mg

Thuốc Alphachymotrypsin

Đơn vị sản xuất thuốc là Công ty cổ phần dược TW Mediplantex. Alphachymotrypsin có thể chống phù nề và kháng viêm hiệu quả

Thành phần: Chymotrypsin 21 µkatal, Menthol, Isomalt, Aerosil, Magnesi Stearat

Công dụng: sử dụng phổ biến trong trường hợp sưng, phù nề. Bên cạnh đó, thuốc còn được phối hợp điều trị đối với các bệnh tại đường hô hấp trên, trong đó có viêm phế quản.

Liều dùng:

  • Viên ngậm: sử dụng 4 – 6 viên/ ngày, người bệnh nên chia làm nhiều lần ngậm trong ngày.
  • Đường uống: Mỗi ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 2 viên

Nhóm thuốc kháng vi khuẩn, virus

Nếu viêm phế quản hình thành bởi vi khuẩn, virus, bác sĩ có thể kê các đơn thuốc kháng virus hoặc kháng khuẩn phù hợp. Cụ thể:

  • Thuốc kháng virus: Chống lại virus gây viêm phế quản. Trong đó sử dụng phổ biến là thuốc kháng virus cúm A.
  • Thuốc kháng vi khuẩn: Dựa vào mức độ nguy hiểm do vi khuẩn gây ra, bác sĩ có thể sử dụng nhóm thuốc có tác dụng thông thường, tác dụng mạnh hoặc kết hợp cả 2. Bệnh nhẹ chỉ cần điều trị trong 8 – 15 ngày, nhưng bệnh nặng nên sử dụng khoảng 4 – 6 tuần.

Thuốc kháng vi khuẩn phổ biến là nhóm thuốc kháng sinh. Đây là loại thuốc có khả năng tiêu diệt hại khuẩn nhưng không thể chữa viêm phế quản gây ra bởi virus. Vì vậy, nếu bị viêm phế quản, người bệnh có thể sử dụng kháng sinh. Nhóm thuốc chữa bệnh quen thuộc gồm:

Kháng sinh là lời giải đáp cho câu hỏi viêm phế quản uống thuốc gì
Kháng sinh là lời giải đáp cho câu hỏi viêm phế quản uống thuốc gì
  • Amoxicillin và Augmentin: Liên kết với protein gắn penicillin để ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Tác dụng thứ 2 là hạn chế và ngăn chặn vi khuẩn sản xuất beta – lactamase. Nhóm thuốc này được sử dụng khi bệnh nhân bị dị ứng hoặc không hiệu quả với Macrolid. Lưu ý, thuốc không mang tới hiệu quả đối với vi khuẩn Legionella và Mycoplasma.
  • Trimethoprim-sulfamethoxazole: Ức chế sự tổng hợp vi khuẩn của axit dihydrofolic. Từ đó thuốc sẽ hạn chế sự phát triển của hại khuẩn. Tuy nhiên, người bệnh không dùng Trimethoprim-sulfamethoxazole khi nguyên nhân gây viêm phế quản do khuẩn mycoplasma.
  • Tetracycline: Sử dụng trong trường hợp tác nhân gây bệnh đến từ khuẩn gram âm, gram dương, chlamydia, mycoplasma, rickettsia. Tuy nhiên loại kháng sinh này có tác dụng kém hơn so với erythromycin
  • Erythromycin: Phù hợp với người mắc bệnh do khuẩn chlamydia, streptococcal, staphylococcal, mycoplasmal,…

Thuốc chống tắc nghẽn phế quản

Khi người bệnh gặp triệu chứng khó thở hoặc thở khò khè ở mức nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê loại thuốc này. Mục tiêu chính là làm giảm sự tắc nghẽn đường thở và giúp người bệnh hô hấp dễ dàng.

Nhóm thuốc sử dụng phổ biến là thuốc chủ vận beta 2, có tác dụng ngắn như salbutamol, terbutalin, fenoterol hoặc tác dụng dài như salmeterol. Cụ thể:

  • Thuốc chủ vận beta 2: Đóng vai trò kích thích beta-adrenoceptors tại đường thở. Thuốc giúp cơ trơn xung quanh đường thở thư giãn để cải thiện tốt luồng không khí ra vào phổi
  • Thuốc dẫn xuất xanthine: Có thể được bào chế dưới dạng lỏng, viên nang hoặc dạng bột. Tác dụng chính của thuốc là làm thông thoáng đường thở.
  • Thuốc kháng cholinergic: Có khả năng hạn chế hoạt động của acetylcholine (hóa chất ở hệ thần kinh trung ương hoặc hệ thần kinh ngoại biên). Khi thuốc làm ức chế hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh, đường thở người bệnh sẽ được thư giãn.

Cần lưu ý gì khi dùng thuốc chữa viêm phế quản?

Thuốc tây có tác dụng nhanh và cách sử dụng tiện lợi. Sau khi uống thuốc, một số triệu chứng ho nhiều, khó thở,… sẽ bị đẩy lùi nên đây là lựa chọn lý tưởng cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, tân dược chứa nhiều tác dụng phụ, nếu sử dụng không cẩn thận có thể gây ngộ độc, chảy máu dạ dày, sốc phản vệ,… đe dọa tính mạng.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ trong thời kỳ thai sản và người có cơ địa dị ứng có thể gặp nguy hiểm khi sử dụng. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị khi chưa có đơn kê của bác sĩ. Việc mua và uống thuốc tùy tiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và làm bệnh trở nên nghiêm trọng.

Bên cạnh quá trình can thiệp bằng thuốc, người bệnh cần thực hiện lối sống khỏe mạnh để nâng cao sức đề kháng. Chẳng hạn như rèn luyện sức khỏe, thay đổi chế độ dinh dưỡng, hạn chế stress, căng thẳng,… Khi kết hợp giữa lối sống và thuốc điều trị, bệnh viêm phế quản sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

Bên cạnh việc quan tâm viêm phế quản uống thuốc gì, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng
Bên cạnh việc quan tâm viêm phế quản uống thuốc gì, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng

Bài viết đã giải đáp các thông tin về câu hỏi viêm phế quản uống thuốc gì? Tuy nhiên nội dung trong bài có ý nghĩa tham khảo và không phải chỉ định chính xác từ chuyên gia. Vì vậy, người bệnh không áp dụng tùy tiện. Thay vào đó, bạn cần đi thăm khám tại bệnh viện, được chẩn đoán bằng thiết bị hiện đại để được kê đơn thuốc phù hợp.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan