Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm da cơ địa tái đi tái lại là hiện tượng mà nhiều người gặp phải. Trước tình trạng này có không ít người thắc mắc bệnh có nguy hiểm không, làm sao để điều trị dứt điểm. Bởi lẽ sau mỗi lần tái phát việc điều trị càng trở nên khó khăn và bề mặt da bị tổn thương nặng. Dưới đây là thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc về hiện tượng viêm da cơ địa mãn tính tái phát nhiều lần.

Viêm da cơ địa tái đi tái lại là tình trạng da bị viêm dẫn đến mãn tính
Viêm da cơ địa tái đi tái lại là tình trạng da bị viêm dẫn đến mãn tính

Viêm da cơ địa tái đi tái lại là gì?

Viêm da cơ địa tái đi tái lại là tình trạng da bị viêm mà không điều trị hợp lý dẫn đến mãn tính. Bệnh này liên hệ mật thiết với các yếu tố cơ địa, di truyền và các dị nguyên. Khi bị tác động bởi những yếu tố từ môi trường, hiện tượng viêm da cơ địa thường khởi phát.

Đây là một thể thường gặp của bệnh chàm da, đặc trưng là biểu hiện da viêm, đỏ, ngứa và bong vảy từng lớp trên bề mặt. Mặc dù bệnh này không ảnh hưởng quá nghiêm trọng nhưng lại có khả năng gây nhiều biến chứng. Bị viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần có thể khiến bạn bị viêm da thần kinh, dễ mắc các bệnh về da khác và bội nhiễm.

Đặc biệt, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, những tổn thương da theo năm tháng có thể rất nặng, chi phối cuộc sống của trẻ. Vậy nên cần chú ý phát hiện và điều trị khỏi hẳn nhanh chóng cho người bệnh viêm da cơ địa bị tái phát nhiều lần.

Nguyên nhân viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần

Viêm da cơ địa mãn tính tái phát nhiều lần là do nhiều nguyên nhân. Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên ( Trung tâm nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc Dân Tộc) chia sẻ một số yếu tố làm gia tăng tình trạng tái phát viêm da cơ địa nhiều lần như sau:

1. Chịu tác động từ các chất dị nguyên thường xuyên

Bệnh viêm da cơ địa có thể hình thành và tái phát nhiều lần khi tiếp xúc với các chất dị nguyên gây viêm ở da như:

  • Thời tiết biến đổi thất thường từ nóng sang lạnh và ngược lại khiến da bị kích ứng.
  • Sử dụng các loại nước tẩy, bột giặt, dầu rửa bát, sữa tắm, kem dưỡng da… có chứa các hóa chất độc hại mà không vệ sinh lại thật sạch.
  • Tiếp xúc với các loại phấn hoa, lông chó, mèo, mùn cưa, mạt sắt… khiến da bị phản ứng quá mẫn.
  • Dùng các loại thực phẩm gây dị ứng khiến cơ thể bị kích thích sản sinh kháng nguyên hoặc hoạt hóa tế bào lympho T.

2. Chịu nhiều áp lực gây căng thẳng thần kinh nhiều ngày liền

Viêm da cơ địa tái đi tái lại và hầu hết các bệnh về da đều dễ bị kích ứng mạnh khi thần kinh của bạn căng thẳng. Cho nên, người bị viêm da cơ địa tốt nhất không nên để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài. Nếu điều này xảy ra bạn không những bị tái phát bệnh mà còn khiến tình trạng tổn thương da mạnh hơn và lan rộng.

Thực tế đã kiểm chứng những người bệnh viêm da cơ địa kèm theo biểu hiện trong cuộc sống có nhiều căng thẳng, trầm cảm khó đáp ứng được các phương pháp điều trị nên mức độ viêm ngày càng nặng, tần suất tái phát rất cao.

3. Sức đề kháng của bản thân suy yếu

Theo một vài thống kê, bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại thường xảy ra nhiều hơn ở trẻ nhỏ có thể trạng yếu hoặc suy giảm hệ miễn dịch, mẹ bầu và những người mắc các bệnh như tiểu đường, HIV…

Cơ thể suy nhược cũng khiến cho khả năng chống chọi của cơ thể với các dị nguyên kém hơn. Đây chính là một yếu tố quan trọng góp phần khiến cho bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại.

4. Không trị bệnh hoặc chữa sai cách

Mặc dù viêm da cơ địa mãn tính nhưng bệnh chỉ gây tổn thương ngoài da, ít tổn hại tổng thể. Vì vậy khi mới mắc bệnh, nhiều người không lường trước được mức độ phức tạp của bệnh nên chữa trị qua loa, thậm chí không khám và điều trị. Hoặc thấy bệnh có dấu hiệu tự khỏi nên dừng thuốc, bỏ dở liệu trình. Cho nên sau một thời gian, đặc biệt là khi có dị nguyên tác động, bệnh tái phát ngay và trở nặng.

Thực chất, viêm da cơ địa rất dễ tái đi tái lại nhiều lần theo từng giai đoạn. Khi hết một chu kỳ bệnh, bạn thường lầm tưởng là bệnh tự thuyên giảm. Tuy nhiên, đó chỉ là một giai đoạn chuyển giao chu kỳ, nếu không can thiệp điều trị, bệnh không thể tự khỏi. Hơn nữa, khi bị tái phát chu kỳ mới, mức độ nhạy cảm của da với dị nguyên càng cao. Tổn thương trên da vì thế cũng nặng và lan rộng. Nếu không chủ động khắc phục, việc điều trị càng về sau càng khó khăn.

Viêm da cơ địa tái đi tái lại có thể do việc điều trị sai cách
Viêm da cơ địa tái đi tái lại có thể do việc điều trị sai cách

5. Độ phức tạp của bệnh

Viêm da cơ địa tái đi tái lại là một thể chàm phức tạp. Cơ chế hình thành bệnh bao gồm cả yếu tố nội sinh và ngoại giới. Các nhà khoa học đã nguyên cứu trên một số người bệnh và tìm ra mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố như sự bất thường trong nhiễm sắc thể, cơ địa và mức Acetylcholine trong da. Tất cả những điều này đều khiến cho tình trạng viêm da trở nên phức tạp, dễ tái phát.

Khi chịu tác động của các dị nguyên, hay có áp lực cuộc sống, di chuyển từ môi trường nóng sang lạnh… thì các triệu chứng càng dễ bùng phát.

6. Lý do khác khiến viêm da cơ địa tái phát

Ngoài các yếu tố trên, viêm da cơ địa tái phát còn do thói quen gãi ngứa, chà xát. Hoặc người bệnh chăm sóc làn da không cẩn thận, sử dụng nhiều sản phẩm có chứa hóa chất gây kích ứng. Việc tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên hoặc sử dụng bia rượu cũng làm gia tăng tần suất tái phát.

Biểu hiện viêm da cơ địa tái phát

Viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần là tình trạng viêm nhiễm đã trở nặng. Lúc này, chỉ cần một vài yếu tố nhỏ từ môi trường bên ngoài hay vấn đề nội sinh đều có thể khiến người bệnh có một số biểu hiện sau:

  • Ngứa: Người bệnh bị ngứa ngáy nhiều đợt. Đợt ngứa sau, vùng biểu hiện rộng hơn đợt trước.
  • Phù da: Bề mặt da vùng viêm nhiễm sau từng giai đoạn sẽ bị dày lên, bong tróc, sau đó lại dày lên. Khi tái đi tái lại thì mức độ phù nề càng cao.
  • Ban đỏ, mọng nước: Viêm da cơ địa tái phát càng về sau thì càng nổi nhiều mụn đỏ và chảy nước. Những vị trí thường hay xuất hiện nhất là phía sau đầu gối, vùng gấp ở khuỷu tay, cổ, mặt…
  • Kết vảy: Do tổn thương da nhiều lần, vùng da bị nứt, đóng vảy tiết khiến người bệnh vừa đau đớn, khó chịu, vừa bị cản trở sinh hoạt.
  • Tái phát nhiều lần: Mỗi khi tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng, đặc biệt là yếu tố gây bệnh trước đó, vùng da bệnh đang lành sẽ có biểu hiện bệnh ra ngoài rất nhanh chóng.

Viêm da cơ địa tái đi tái lại có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần khiến làn da bị tổn hại lâu dài, vì vậy có thể bạn sẽ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Bị bội nhiễm: Do tổn thương da quá nặng, đồng thời vi khuẩn, nấm xuất hiện nhiều, xâm nhập vào bên trong qua các vùng tổn thương, gây nhiễm trùng. Đây là hệ quả của tình trạng viêm da cơ địa tái đi tái lại mà không điều trị đúng cách.
  • Lichen hóa: Hay còn gọi là viêm da thần kinh, hình thành do tổn thương thứ phát khi tình trạng trên kéo dài, tái phát nhiều lần. Bề mặt da lúc này sẽ bị thâm, nổi cộm, viêm nhiễm và ngứa rất dữ dội.
  • Mắc thêm các bệnh cơ địa khác: Hiện tượng viêm da cơ địa tái phát nhiều lần có thể kích thích cơ thể tăng sinh IgE. Đây là kháng nguyên khiến cơ thể nhạy cảm hơn, dễ gây ra các bệnh lý như viêm da dị ứng, viêm kết mạc, hoặc hen suyễn…
  • Thay đổi chất lượng cuộc sống: Do viêm da cơ địa tái đi tái lại làm da liên tục tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình, tâm lý. Đồng thời những khó chịu trên da còn khiến người bệnh mất ngủ thường xuyên, chất lượng cuộc sống suy giảm.

Cách điều trị viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần

Viêm da cơ địa khi đã tái đi tái lại nhiều lần rất khó điều trị dứt điểm. Người bệnh có thể nâng cao thể trạng, tránh xa các chất dị nguyên, chăm sóc da và sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng.

Khắc phục tại nhà ngăn viêm da cơ địa tái đi tái lại

Viêm da cơ địa có thể giảm mức độ tái phát khi bạn hạn chế để da bị kích ứng. Những biểu hiện của bệnh cũng mờ nhạt dần nếu bạn sử dụng một số mẹo sau:

1. Tắm lá chè xanh hạn chế viêm da cơ địa tái nhiễm

Trong lá chè có đến 6 loại catechin và các polyphenol có tác dụng chống oxy hóa. Đặc biệt có thể kể đến epicatechin gallate và các hoạt chất epigallocatechin gallate.

Lá chè có rất nhiều tác dụng tốt với làn da đang bi viêm
Lá chè có rất nhiều tác dụng tốt với làn da đang bi viêm

Ngoài ra, các polyphenol có tác dụng chống viêm có trong lá chè giúp vùng da tổn thương lâu ngày có khả năng phục hồi.. Vì vậy, khi bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần, cùng với việc điều trị, bạn nên tắm nước lá chè hàng ngày để giảm tình trạng ngứa, viêm, tái tạo da tốt hơn.

Cách làm

  • Bước 1: Bạn chuẩn bị một nắm lá chè xanh tươi, loại lá già, không phải phần búp non.
  • Bước 2: Rửa sạch các mặt của lá chè xanh, có thể chà xát các lá vào nhau và ngâm nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn.
  • Bước 3: Cho khoảng 2 lít nước vào ấm, bỏ lá chè xanh vào rồi đun lửa vừa cho nước lá sôi lên.
  • Bước 4: Khi nước đã sôi khoảng 3 phút thì tắt bếp, chắt nước ra chậu, không lấy phần lá. Cho thêm nước máy sinh hoạt vào để tắm vừa ấm.
  • Bước 5: Ngâm rửa toàn thân với nước chè, chà xát nhẹ nhàng các vùng da tổn thương trong khoảng 10 phút.
  • Bước 6: Tráng lại cơ thể với nước ấm sạch rồi lau khô, mặc quần áo rộng, thoáng, mềm, tránh để da tổn thương bị cọ xát.

Nên tắm nước lá chè như vậy khoảng 3 – 4 lần mỗi tuần để giảm triệu chứng viêm da cơ địa tái nhiễm.

2. Giảm tổn thương da do viêm bằng lá trầu không

Cũng giống với lá chè, trầu không có hàm lượng chất chống viêm polyphenol rất dồi dào. Các thành phần như catalase, superoxide effutase sẽ kích thích cơ thể sinh ra nhiều collagen. Nhờ đó các tổn thương trên da được chữa lành, phần mô mềm được phục hồi nhanh.

Ngoài ra, lá trầu còn có tinh dầu eugenol giúp da kháng khuẩn, sát trùng. Một số loại khuẩn dễ bị tiêu diệt khi gặp tinh chất này là tụ cầu khuẩn, song cầu, liên cầu khuẩn và cả khuẩn coli. Cho nên bạn cũng có thể tắm nước lá trầu để giảm nguy cơ viêm da cơ địa khi đã tái nhiễm.

Cách làm

  • Bước 1: Chuẩn bị một ít lá trầu, khoảng 2 – nắm tay, đem rửa sạch, ngâm muối loãng. Sau đó vò nhẹ, cho vào nồi cùng khoảng 2 lít nước.
  • Bước 2: Đun nồi nước lá trầu ở mức lửa vừa, khi nước sôi thì đun thêm khoảng 3 phút cho tinh chất tiết ra nước.
  • Bước 3: Tắt bếp rồi chắt lấy nước lá trầu ra bồn, hòa thêm nước máy sinh hoạt để tắm.
  • Bước 4: Tráng cơ thể một lần rồi ngâm rửa thật kỹ các vùng da tổn thương trong khoảng 10 phút.
  • Bước 5: Tiếp tục vệ sinh lại thân thể với nước ấm cho sạch rồi lau khô. Sau khi tắm mặc quần áo mềm, thoáng, tránh để da bị chà xát.

Lá trầu nếu dùng để gội đầu không chỉ kháng viêm mà còn còn ức chế vi nấm, điều tiết nang lông, và bảo vệ chân tóc. Nên tiến hành mẹo tắm lá trầu khoảng 3 – 4 lần mỗi tuần để giảm các biểu hiện viêm da cơ địa tái phát.

4. Dùng gel nha đam dưỡng ẩm da viêm tái phát

Viêm da cơ địa mãn tính khiến bạn cảm thấy khô, ngứa ngoài da, đồng thời các tổn thương khiến nó thâm sạm, dày lên. Lúc này, bạn cần dùng gel nha đam dưỡng ẩm, ngăn không cho da nứt nẻ, ngứa dữ dội và chảy máu.

Gel nha đam có chứa nhiều chất làm phục hồi tổn thương tế bào da
Gel nha đam có chứa nhiều chất làm phục hồi tổn thương tế bào da

Bởi vì gel nha đam có chứa nhiều chất làm phục hồi tổn thương tế bào da, chất chống oxy hóa bảo vệ da… Đây là những yếu tố tác động vào sâu bên trong cả các tế bào đã tổn thương và tế bào mới. Do đó gel nha đam có tác dụng giảm nhẹ tình trạng viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần.

Cách làm

  • Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, nhiều gel, đem rửa sạch, để ráo.
  • Dùng dao sạch gọt bỏ phần gốc, 2 cạnh của lá rồi lột vỏ.
  • Rửa sạch lớp mủ nếu có rồi lấy thìa cạo lớp gel và thoa lên các vùng da viêm.
  • Để gel nha đam thấm sâu vào trong các tế bào, dưỡng ẩm cho da.
  • Khoảng 15 phút sau thì rửa lại bằng nước hơi ấm và lau khô với khăn mềm.

Bạn nên thực hiện cách khắc phục này mỗi ngày, sau khi làm xong thì mặc quần áo rộng, tránh bị chà xát.

Bên cạnh các cách xử lý tại nhà đó, bạn cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng tốt cho da, nâng cao sức đề kháng, dưỡng ẩm và phục hồi.

Khắc phục viêm da cơ địa tái đi tái lại bằng thuốc Đông y

Đông y có cả những bài thuốc xông, bôi, uống để trị viêm da cơ địa. Tuy nhiên đối với trường hợp tái phát nhiều lần, bạn nên dùng một số bài thuốc uống sau:

Bài uống 1

Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ gan loại bỏ tác nhân gây bệnh từ bên trong.

  • Bạn có thể sử dụng bồ công anh kết hợp với sài đất và các loại thuốc như cam thảo, thương nhĩ tử, bím đuôi sam…
  • Sau khi có đủ nguyên liệu thì bạn đem rửa sạch, để róc nước rồi cho vào nồi.
  • Thêm 5 bát con nước, đun nhỏ lửa cho nước trong các vị thuốc tiết hết ra.
  • Đến khi còn 2 bát nước thì tắt bếp, chắt nước, uống ấm để giảm triệu chứng bệnh.
Thuốc Đông y hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm trên da có hiệu quả?
Thuốc Đông y hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm trên da có hiệu quả?

Bài uống 2

Cũng có tác dụng tương tự bài 1, nhưng bạn kết hợp dùng rau má với sài đất và các loại thảo dược như trúc diệp, bím đuôi sam, mạch đông, huyết căn, liên kiều.

  • Rửa sạch các thuốc này rồi cho vào ấm cùng với khoảng 5 bát con nước rồi đun trong lửa nhỏ.
  • Khi còn lại khoảng 2 bát con nước thì bạn tắt bếp, chắt nước thuốc khắc phục viêm ra bát.
  • Uống thuốc này khi còn nóng để giảm các triệu chứng ở ngoài da đang tái phát.

Các bài thuốc Đông y cũng giống như mẹo chữa dân gian tại nhà chỉ làm giảm triệu chứng bệnh mà không gây phản ứng phụ. Cách chữa này an toàn, nhưng hiệu quả không nhanh chóng. Nếu bạn muốn giảm nhanh các chứng bệnh thì cần dùng thuốc tây trị viêm da cơ địa.

Khắc phục viêm da cơ địa mãn tính bằng thuốc Tây

Để giảm bớt các tổn thương và cải thiện da do viêm tái nhiễm, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn một số biện pháp sau:

Sử dụng thuốc bôi

Các thuốc bôi dùng khi viêm da cơ địa tái đi tái lại thường có tác dụng dưỡng ẩm, chống nứt da, giảm ngứa, viêm và giúp bạn phòng nhiễm trùng.

Một số dược phẩm dạng này nên dùng là: Kem bôi có chứa Corticoid (nên dùng với hàm lượng nhỏ, ít ngày), thuốc kháng sinh và các loại thuốc ức chế calcineurin.

Thuốc uống

So với thuốc bôi thì thuốc uống có tác dụng mạnh hơn nhưng lại dễ gây tác dụng phụ, chỉ nên dùng khi việc điều trị tại chỗ không hiệu quả.

Một số thuốc uống hỗ trợ cải thiện viêm da cơ địa mãn tính: Thuốc chứa coriticoid (nên cẩn trọng, dùng vừa đủ, không nhiều ngày), loại kháng histamin H1, kháng nấm và các thuốc kháng sinh.

So với thuốc bôi thì thuốc uống có tác dụng mạnh hơn nhưng lại dễ gây tác dụng phụ
So với thuốc bôi thì thuốc uống có tác dụng mạnh hơn nhưng lại dễ gây hại cho sức khỏe

Sử dụng liệu pháp tia UV

Đây được xem là phương pháp Tây y có tác dụng mạnh và hiệu quả nhất để trị viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần. Tuy nhiên, cách làm này có khả năng dẫn đến ung thư da nên chỉ được áp dụng khi cần thiết. Bác sĩ sẽ sử dụng tia UV nhân tạo để ức chế hoạt động phóng thích chất gây dị ứng, làm giảm ngứa, dày sừng.

Mặc dù có hiệu quả nhanh chóng nhưng liệu pháp hiện đại cũng như các mẹo dân gian, thuốc Đông y, thực sự chưa có loại nào trị khỏi hẳn được hiện tượng viêm da cơ địa tái đi tái lại. Người bệnh chỉ có thể giảm nhẹ các triệu chứng nhờ những thuốc này. Để giảm tối đa những ảnh hưởng xấu của bệnh, cần kết hợp với nhiều yếu tố khác trong sinh hoạt, đời sống.

Cách chăm sóc khi bị viêm da cơ địa, hạn chế tái phát

Để nâng cao hiệu quả khắc phục bệnh viêm da cơ địa, giảm tái phát, bạn cần chú trọng nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch. Như vậy mới có thể kiểm soát các triệu chứng do cơ địa gây ra trên da. Bạn cần:

Thay đổi dinh dưỡng

  • Xây dựng thực đơn khoa học, vừa tăng sức đề kháng, vừa cung cấp dưỡng chất chăm sóc da. Những thực phẩm được khuyên dùng trong trường hợp này là các loại rau xanh, củ, quả có nhiều chất chống oxy hóa như cải xoăn, súp lơ, quả bơ, nhóm thực phẩm giàu vitamin C, D…
  • Tránh dùng các loại thức ăn dễ kích thích cơ thể sản sinh histamin và các chất dễ gây dị ứng, tăng biểu hiện ngứa, viêm. Một số có thể đến như thuốc lá, rượu, thức ăn nhiều đường, mỡ và nhóm mà cơ thể bạn dị ứng.
Không nên gãi ngứa khiến da bị tổn thương
Không nên gãi ngứa khiến da bị tổn thương

Điều tiết sinh hoạt

  • Hàng ngày nên đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm và ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời cần giảm căng thẳng thần kinh bằng các thiết lập kế hoặc công việc cân đối với giải trí.
  • Tập luyện các môn thể thao có tác dụng thư giãn cho não bộ như yoga, thiền định, thiền hành…
  • Tắm nắng mỗi ngày từ 10 – 20 phút trong khoảng 6 – 7 giờ sáng là tốt nhất để tăng đề kháng và điều hòa chuyển hóa da.
  • Không gãi ngứa làm da bị xước, chảy máu, gây tổn thương nặng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Vệ sinh không gian ở đồng thời dùng các máy lọc khí, máy tạo độ ẩm cho da để bảo vệ và chăm sóc da tốt hơn.

Cách ly tiếp xúc

  • Không đến gần những nơi có nhiều loại cây có lông, phấn hoa, tránh chơi với chó, mèo.
  • Nếu làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, mạt cưa, mạt sắt thì cần mặc đồ bảo hộ kín.
  • Không đi ra ngoài trong thời tiết nắng gắt, có nhiều tia cực tím. Nếu đang ở trong phòng lạnh, nên để cơ thể thích ứng dần với môi trường bên ngoài nếu trời đang nóng bức.
  • Hạn chế để da tiếp xúc với các loại côn trùng, mủ thực vật, không sử dụng nước bẩn có nhiều vi khuẩn.
  • Tránh sử dụng các hóa, mỹ phẩm, đồ dùng có nhiều hóa chất. Nếu phải sử dụng thì nên đeo găng tay, đi ủng hoặc vệ sinh thật kỹ ngay sau đó.
  • Hạn chế dùng mỹ phẩm, hoặc chăm sóc da bằng những sản phẩm không rõ nguồn gốc, có thành phần chất hóa học cao. Nên dưỡng ẩm cho da bằng các dược liệu tự nhiên hoặc các sản phẩm được sản xuất từ thành phần tự nhiên.

Viêm da cơ địa tái đi tái lại không quá nguy hiểm nhưng rất phiền toái. Bạn cần chủ động thăm khám và điều trị tích cực để kiểm soát các triệu chứng bệnh tốt nhất. Điều này có thể làm giảm tần suất tái phát bệnh rất hiệu quả.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Nhắc đến các bệnh về da phổ biến hiện nay không thể bỏ qua bệnh viêm da cơ địa. Ngoài thắc mắc về nguyên nhân, cách chữa, thì không ít người bệnh phân vân về việc bị viêm da cơ địa có nên tắm biển không. Tham khảo ngay các thông tin sau để biết được câu trả lời chính...

Theo Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 tham gia nghĩa vụ quân sự. Như vậy, bạn bị viêm da cơ địa thì sức khỏe loại 6, không đủ điều kiện về sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự

Các triệu chứng viêm da cơ địa tái đi tái lại liên tục sẽ khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Ngoài ra thì việc tái phát nhiều lần sẽ khiến tổn thương trên da người bệnh lan rộng, kéo dài, hình thành nên sẹo gây mất thẩm mỹ.

Viêm da cơ địa thuộc chứng viêm da tự miễn gây ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Với những triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, mụn nước, mẩn đỏ, nhiều người lo ngại về vấn đề bệnh viêm da cơ địa có lây không

Viêm da cơ địa là một tình trạng mạn tính, phần lớn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiếm soát được, vì vậy người bị viêm da cơ địa cần có thói quen, lối sống phù hợp để tránh các đợt tái phát: Theo dõi và kiên trì điều trị bệnh.

Viêm da cơ địa có di truyền không, lây không khi mà đây là căn bệnh thường gặp đối với tất cả mọi người. Để biết câu trả lời chính xác xoay quanh vấn đề này, hãy tham khảo thông tin về bệnh viêm da cơ địa được tapchidongy tổng hợp trong bài viết dưới đây.  Viêm da cơ địa...
Viêm da cơ địa mất dấu vân tay nếu không điều trị kịp thời sẽ lây lan rộng. Tình trạng này do đâu mà xuất hiện, có nguy hiểm không? Làm thế nào để chữa trị, phục hồi là điều rất nhiều người bệnh quan tâm. Cùng tapchidongy.org tìm hiểu những thông tin chi tiết về hiện tượng và tìm...
Bài viết liên quan