Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Chuột rút bụng là tình trạng thường xảy ra ở những người chơi thể thao và nữ giới. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để nắm rõ nguyên nhân. Từ đó, người bệnh có cách xử lý chính xác, hiệu quả khi gặp phải.

Chuột rút bụng là gì? Dấu hiệu nhận biết

Chuột rút bụng là tình trạng các cơ bụng co thắt đột ngột. Chứng bệnh này khiến người bệnh đau đớn, cảm giác tê bì. Khi xảy ra, người bệnh không thể cử động được, cần nhiều thời gian hồi phục. Đối tượng thường bị là những vận động viên luyện tập thể thao, chị em phụ nữ ngày “đèn đỏ” và chuột rút khi mang thai.

Thông thường, tình trạng không kéo dài và không gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bị chuột rút cơ bụng xảy ra khi đang nhảy cao, đang bơi có thể gây tai nạn đe dọa đến tính mạng.

chuot-rut-bung
Tình trạng này không chỉ gây đau mà còn gây ra tai nạn nguy hiểm

Chuột rút ở bụng xảy ra nhìn chung không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu gặp những cơn đau dữ dội hoặc tần suất nhiều, người bệnh cần đi khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Từ kết quả sẽ chẩn đoán nguyên nhân đồng thời có phác đồ điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây ra

Có 2 nhóm nguyên nhân gây ra chuột rút ở bụng, cụ thể là:

Nguyên nhân sinh lý

Nhóm nguyên nhân sinh lý gây ra chứng chuột rút ở bụng gồm:

  • Vận động quá sức: Đây là vấn đề thường thấy khi cơ thể hoạt động quá sức. Phổ biến nhất là những vận động viên thể dục, thể thao. Người bệnh chơi thể thao ở nền cứng, không khởi động kỹ. Lúc này, cơ bụng quá căng dẫn đến tình trạng chuột rút và đau nhức.
  • Căng cơ bụng khi mang thai: Mẹ bầu thường hoạt động thể chất quá sức. Đồng thời hay kéo giãn cơ khiến cơ bụng bị căng gây ra chuột rút. Ngoài ra, chị em bị chuột rút ở bụng khi mang thai là do thai nhi lớn dần. Điều này làm cho cổ tử cung giãn nở.
  • Lắng đọng acid lactic: Tình trạng này khiến dẫn truyền tín hiệu giữa cơ bắp và dây thần kinh bị rối loạn gây ra chuột rút.
  • Mất nước và chất điện giải: Người bệnh vận động trong thời gian dài, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức khiến mồ hôi tiết ra nhiều. Nếu không bù nước sẽ dẫn đến mất cân bằng điện giải. Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây ra chuột rút cơ bụng.
  • Rụng trứng: Chị em phụ nữ khi rụng trứng hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt thường rất hay bị chuột rút bụng.

chuot-rut-bung
Chuột rút ở bụng khi mang thai là tình trạng cực kỳ phổ biến

Nguyên nhân bệnh lý

Tình trạng chuột rút này có thể chỉ là do quá trình sinh hoạt, tập luyện hoặc yếu tố sinh lý gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý.

Phổ biến nhất là những căn bệnh về đường tiêu hóa. Cụ thể là:

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chuột rút cơ bụng. Hội chứng này là khái niệm để chỉ tình trạng tiêu chảy, táo bón, ợ chua thường xuyên. Lúc này, ruột nhạy cảm gây ra chuột rút bụng dưới.
  • Viêm ruột: Chuột rút cơ bụng là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm ruột. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, nhất là đại tràng và ruột non.
  • Bệnh viêm đại tràng: Đây là bệnh đường tiêu hóa gây viêm loét, có máu trong phân. Chuột rút cơ bụng cũng là một triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh viêm đại tràng.
  • Trào ngược acid dạ dày: Đây là hiện tượng rối loạn tiêu hóa cực kỳ phổ biến. Thức ăn bị đẩy ngược lại thức quản khiến người bệnh nóng ran từ dạ dày đến ngực. Người bệnh bị ợ chua, nôn và bị chuột rút cơ bụng do cơ vòng thực quản dưới bị mở ra.
  • Viêm loét dạ dày: Đây là nguyên nhân khá phổ biến, đặc biệt là bị chuột rút ở bụng khi mang thai. Lúc này, người bệnh đau thắt dữ dội làm cho cơ hoành co thắt gây ra tình trạng chuột rút.
  • Bệnh túi thừa: Đây là tình trạng xuất hiện túi phồng bị viêm từ thành ruột kết do ăn uống không lành mạnh. Lúc này, người bệnh rất dễ bị chuột rút bụng dưới.

Biện pháp khắc phục tình trạng chuột rút bụng

Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ thực hiện chụp X - quang hoặc MRI, chụp CT. Đồng thời, người bệnh làm một số xét nghiệm cần thiết. Bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị cho mỗi trường hợp.

Có nhiều người hợp cần dùng thuốc nhưng cũng có trường hợp không nguy hiểm, chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Nếu tình trạng đau nhức dữ dội, bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc Tây y có tác dụng làm dịu cơn đau như:

  • Quinine chứa các quinine sulfat giúp giảm nhanh triệu chứng và ngăn ngừa chuột rút.
  • Thuốc giãn cơ giúp (điển hình như Carisoprodol, Tizanidin,...) có tác dụng giảm đau cũng như hiệu quả an thần.
  • Thuốc  chống co giật (cụ thể như Gabapentin) có công dụng giảm đau khá hiệu quả.

Bên cạnh đó, bác sĩ còn chỉ định một số thuốc để triều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa để chữa chuột rút. Cụ thể như thuốc kháng axit (Rennies, thuốc chẹn H, thuốc ức chế bơm proton…).

Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau, trung hòa axit dạ dày. Bên cạnh đó, chúng còn ngăn ngừa chứng ợ chua, chuột rút…

Tuy đạt hiệu quả tốt, nhanh chóng nhưng thuốc Tây y có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần thực hiện theo đúng đơn thuốc đã được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám.

chuot-rut-bung
Người bệnh cần thăm khám để biết được đơn thuốc chữa chuột rút bụng phù hợp

Bài thuốc Đông y chữa chuột rút bụng

Ngoài ra, người bệnh nên đến các cơ sở Đông y để thăm khám và có phương án điều trị phù hợp nhất. Lương y thường sẽ chỉ định bài thuốc uống kết hợp các thảo dược. Bên cạnh đó, người bệnh được châm cứu, bấm huyệt để chữa chuột rút ở bụng.

Điều trị tại các cơ sở Đông y uy tín giúp mang đến hiệu quả lâu dài, rất an toàn, lành tính. Rất nhiều chuyên gia cũng như người bệnh đánh giá cao phương pháp này.

Bài thuốc điển hình nhất chữa chứng chuột rút là “Thược dược cam thảo thang”. Người bệnh chỉ cần sắc 8g cam thảo cùng 12g thược dược. Thuốc để uống vào trước bữa cơm sáng, tối khoảng 1 giờ. Tuy nhiên, để biết cụ thể bài thuốc phù hợp với tình trạng bản thân đang gặp phải, người bệnh hãy thăm khám trước.

Điều trị không dùng thuốc

Ngoài cách dùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp các phương pháp sau để làm giảm các triệu chứng khó chịu khi bị chuột rút cơ bụng:

chuot-rut-bung
Massage vùng bụng giúp người bệnh thư giãn, giảm đau do chuột rút ở bụng

  • Châm cứu, bấm huyệt: Phương pháp này thực hiện bằng cách dùng kim chuyên dụng hoặc tay tác động vào huyệt đạo thích hợp. Cách này có thể giảm đau, thúc đẩy lưu thông máu giúp cơ thư giãn. Người bệnh không nên tự thực hiện tại nhà mà hãy lựa chọn cơ sở chuyên khoa.
  • Massage: Người bệnh dùng tay massage nhẹ nhàng lên vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Cách này giúp giảm đau, khí huyết lưu thông và mang đến cảm giác dễ chịu.
  • Chườm ấm: Người bệnh có thể chườm ấm bằng khăn, túi chườm hoặc ngâm trong nước ấm để giảm đau do chuột rút.
  • Thực hiện bài tập thở: Bài tập thở giúp thư giãn, giảm cơn đau do chuột rút. Người bệnh hít thở nhanh và nông theo nhịp 1-2. Người bệnh có thể vừa tập thở vừa thực hiện hoạt động gây mất tập trung như xem tivi, chơi game…

Phòng ngừa tình trạng chuột rút

Tình trạng chuột rút ở bụng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng một số biện pháp sau:

  • Vận động kỹ trước khi chơi thể thao, không nên hoạt động quá sức.
  • Uống đủ nước và bổ sung nước kịp thời để tránh mất cân bằng điện giải.
  • Nên nghỉ ngơi nhiều, tâm trạng thư giãn, vui vẻ, tránh stress kéo dài.
  • Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết như vitamin, canxi…
  • Ít ăn đồ cay, nhiều mỡ.
  • Hạn chế uống bia, rượu và cafe, hút thuốc lá,…
  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ, ăn chậm và không ăn trước khi ngủ.
  • Tập thể dục, vận động thể thao thường xuyên, nhất là các môn tốt cho sức khỏe như yoga, bơi lội, đi bộ,…

Kết luận

Hy vọng những thông tin được đề cập trong bài viết này đã giúp bạn nắm rõ chuột rút bụng là gì, dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục. Bên cạnh đó, người bệnh hãy thay đổi một số thói quen sinh hoạt cũng như ăn uống để ngăn ngừa vấn đề này.


Top địa chỉ phòng khám Chuột Rút Bụng


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan