Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tình trạng bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là triệu chứng khá phổ biến. Dấu hiệu nổi mẩn thường đi kèm với ngứa ngáy dễ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe người bệnh. Nổi mẩn ngứa khắp người là bệnh gì, có nguy hiểm với bà bầu không? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm câu trả lời cho những thắc mắc này.

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là dấu hiệu bệnh gì?

Bà bầu trong khoảng 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ thường bị nổi mẩn đỏ (hay còn gọi là mề đay hay mày đay). Trên da xuất hiện những đốm có màu hồng hoặc đỏ, hơi sưng phù trên bề mặt. Cảm giác ngứa ngáy, châm chích, nóng rát khiến các chị em vô cùng khó chịu.

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa khắp người luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi
Bà bầu bị nổi mẩn ngứa khắp người luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi

Việc bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa là kết quả do phản ứng quá mức của cơ thể với tác nhân kích thích. Khi hệ thống miễn dịch quá mẫn với dị nguyên, sản sinh lượng Histamin vượt mức cho phép, làm xuất hiện tình trạng mẩn ngứa đôi khi đi kèm dấu hiệu sốt, đau họng, đau đầu, khó thở, mệt mỏi…

Có bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân, nổi mề đay ở tay, phổ biến nhất là nổi mẩn ngứa ở bụng và quanh rốn. Nghiêm trọng hơn, có bà bầu bị nổi mẩn ngứa khắp người. Triệu chứng dị ứng nặng đặc trưng bởi cơ thể bị sưng phù cả môi, mí, mắt, lưỡi…

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người có nguy hiểm không?

Nổi mẩn đỏ ngứa là bệnh lý không nguy hiểm tới tính mạng ngay. Nổi mẩn đỏ ngứa cũng không có khả năng lây nhiễm. Khoảng 70% bà bầu bị nổi mẩn ngứa nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày nếu được chăm sóc và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Phần lớn mẩn ngứa ở bà bầu có thể tự khỏi mà không cần điều trị
Phần lớn mẩn ngứa ở bà bầu có thể tự khỏi mà không cần điều trị

Ở số ít người, mẩn ngứa có thể lan ra khắp cơ thể, kéo dài suốt vài tuần, thậm chí vài tháng. Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người chắc chắn là trải nghiệm cực kỳ khó chịu. Với đối tượng nhạy cảm như bà bầu, bệnh lý này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cả mẹ và bé.

Gây suy nhược cơ thể

Mẩn đỏ ngứa khắp người có thể khiến mẹ bầu khó chịu, bứt rứt. Cơ thể không thoải mái khiến mẹ bầu ăn không ngon, ngủ không sâu giấc. Tình trạng trên kéo dài có thể khiến cơ thể suy nhược, thiếu chất, ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của bé.

Căng thẳng tâm lý

Tâm lý phụ nữ mang bầu vốn đã cực kỳ nhạy cảm. Những đám mẩn đỏ sưng phù xấu xí, cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, chán ăn, thiếu ngủ gây ra căng thẳng tâm lý. Những cảm xúc tiêu cực của mẹ chính là thuốc độc đối với thai nhi.

Tăng nguy cơ sinh non

Bà bầu bị dị ứng nghiêm trọng có thể gây sưng phù ở những mô bên trong cơ thể, không quan sát được. Phù mạch, khí quản gây cản trở quá trình lưu thông máu, hô hấp. Mẹ bầu sẽ bị khó thở, suy hô hấp, tụt huyết áp.

Thiếu dưỡng khí, thiếu dưỡng chất tạo thành những tổn thương vĩnh viễn với bào thai. Bé sinh ra bị mắc mề đay mẩn ngứa mãn tính, mắc các dị tật về mắt, miệng, các chi như hở hàm ếch, chân tay thiếu ngón… Thiếu dưỡng khí, dưỡng chất trong thời gian dài có thể giết chết bào thai, gây sảy thai.

Vì vậy, bà bầu không được chủ quan với bất kỳ bất thường nào trên cơ thể. Khi thấy dấu hiệu bệnh, cần đến cơ sở y tế để khám, nhận tư vấn và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người

Với những thay đổi đột ngột bên trong cơ thể cùng với những thay đổi trong lối sống, chế độ dinh dưỡng, tình trạng nổi mẩn ngứa khá phổ biến ở các mẹ bầu.

Thay đổi nội tiết tố trong suốt thai kỳ

Khi phụ nữ có bầu, nồng độ một loạt các loại hormone tăng mạnh:

  • Progesterone được sản sinh tại hoàng thể, giúp đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Chất này kích thích sự phát triển của các mô vú, chuẩn bị cho sự chuyển dạ, đảm bảo dinh dưỡng cho phôi thai.
  • Estrogen được buồng trứng tiết ra, giúp tử cung phát triển, tham gia vào quá trình tạo các cơ quan nội tạng của bé, ngăn ngừa sảy thai.
  • Vào tuần thứ 2 của thai kỳ, hPL được sản xuất nhằm cung cấp năng lượng cho phôi thai, kích thích sự phát triển tuyến vú.
  • Ở giai đoạn cuối thai kỳ, oxytocin được sản sinh, giúp kéo dài cổ tử cung, chuẩn bị cho quá trình sinh, thúc đẩy sự gắn kết giữa mẹ và bé.
  • Khi phụ nữ mang bầu, prolactin tăng gấp 10-20 lần bình thường, giúp tăng kích thước ngực, chuẩn bị cho việc tạo sữa.

Những thay đổi đột ngột trong hormone khiến cơ thể không thích ứng kịp, gây ra tình trạng dị ứng, nổi mẩn đỏ ngứa khắp người.

Chế độ dinh dưỡng thay đổi trong thai kỳ

Thay đổi đột ngột trong chế độ dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ của cơ thể cũng có thể gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người.

Thay đổi lớn trong chế độ dinh dưỡng có thể gây nổi mề đay khắp người ở mẹ bầu
Thay đổi lớn trong chế độ dinh dưỡng có thể gây nổi mề đay khắp người ở mẹ bầu

Ở thời gian đầu thai kỳ, đa số phụ nữ đều gặp phải tình trạng nôn nghén. Việc không thể ăn nhiều loại thức ăn khiến mẹ bị thiếu dinh dưỡng. Nhằm đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, mẹ thường ăn rất nhiều thức ăn bổ dưỡng, đa số chúng thuộc nhóm chất đạm.

Quá thiếu hay quá thừa nhóm dưỡng chất nào đó đều có thể là nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa.

Sử dụng dược phẩm không phù hợp

Các mẹ thường uống thêm dược phẩm bổ sung sắt, canxi, các loại vitamin trong thai kỳ. Đây là những loại vi chất mà rất khó đảm bảo đủ lượng cần thiết cho bà bầu nếu chỉ nạp qua các loại thực phẩm.

Các loại dược phẩm bổ sung dưỡng chất hay các loại vắc-xin tiêm trong thời gian mang thai có thể là nguyên nhân gây dị ứng, làm nổi mẩn ngứa khi mang thai.

Thay đổi trong cấu trúc mô

Khi có thai, bào thai phát triển trong bụng, làm căng, giãn các mô da ở bụng. Cơ thể tăng cân nhanh cũng làm căng, giãn mô ở các bộ phận khác. Kết cấu da bị phá vỡ, da trở nên căng, mỏng hơn. Khi gặp kích ứng, da càng dễ bị dị ứng, gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa.

Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bị suy giảm

Sức đề kháng giảm, căng thẳng trong khi mang thai cũng là những nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị nổi mẩn đỏ. Các tác nhân có hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, cộng hưởng cùng những bất ổn bên trong cơ thể bà bầu, dễ khiến hệ miễn dịch sinh ra phản ứng quá mẫn. Từ đó hình thành hiện tượng nổi mẩn ngứa.

Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng

Ngoài các nguyên nhân đặc trưng riêng trên, bà bầu cũng có thể bị dị ứng nổi mẩn đỏ toàn thân nếu tiếp xúc phải các tác nhân gây dị ứng như: Thời tiết thay đổi đột ngột, ăn phải thức ăn gây dị ứng, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, côn trùng đốt…

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ khắp người nên ăn gì, kiêng gì?

Để quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn, bà bầu nên ăn một số loại thức ăn giúp tăng cường miễn dịch, thanh lọc cơ thể như:

  • Nhóm thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó…
  • Nhóm rau củ quả giàu chất xơ và vitamin C, E, D như cam, chanh, bông cải xanh…
  • Uống nhiều nước

Đồng thời, tránh xa các thực phẩm khó tiêu, chứa nhiều chất béo no, dễ gây dị ứng như:

  • Đồ ăn cay nóng, chiên rán, đồ ăn nhanh
  • Đồ ăn chứa quá nhiều đạm như tôm, cua, hải sản…
  • Đồ uống có cồn, các loại chất kích thích

Cách chữa mẩn ngứa cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Bà bầu bị ngứa, nổi mẩn đỏ khắp người có thể tham khảo các phương pháp được chúng tôi gợi ý dưới đây:

Mẹo điều trị nổi mẩn đỏ tại nhà

  • Tắm nước ấm chữa mẩn ngứa

Tắm nước ấm giúp loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn, nấm… có trên da, giảm bít tắc lỗ chân lông. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bị nổi mẩn ngứa. Đồng thời, nước ấm giúp thúc đẩy lưu thông máu, làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý không tắm quá lâu, không tắm nước quá nóng. Khi mẹ bầu bị nổi mẩn ngứa, nên tắm nơi kín gió. Lưu thông gió kém, độ ẩm cao khiến lượng oxy trong không khí ở phòng tắm thấp. Mẹ không nên tắm quá 15 phút để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Các nghiên cứu thống kê cho thấy, nhiệt độ nước tắm cao hơn nhiệt độ cơ thể có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên tới 38,5 độ C. Nhiệt độ nước ối cao có thể gây ra các dị tật trong quá trình phát triển của thai nhi. Mẹ bầu chỉ nên tắm nước ấm trong khoảng 34-37 độ C.

Tắm nước lá thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị nổi mấn ngứa toàn thân ở bà bầu
Tắm nước lá thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị nổi mấn ngứa toàn thân ở bà bầu

Mẹ cũng có thể đun thêm một số lá cùng với nước tắm. Có rất nhiều loại cây thuốc nam có tác dụng thúc đẩy quá trình đào thải độc tố, chống viêm, phục hồi mô bị tổn thương do mẩn ngứa như lá trầu không, lá trà xanh, lá tía tô, lá đinh lăng, lá ổi, lá mướp đắng…

Mẹ có thể chọn loại lá phù hợp với sở thích, điều kiện cá nhân. Các loại lá tắm không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý tìm nguồn dược liệu sạch, không có dư lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Dược liệu cần rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng trước khi dùng.

  • Bôi tinh dầu dưỡng da

Dùng các loại tinh dầu dưỡng da từ thiên nhiên giúp dưỡng ẩm, phục hồi cấu trúc da bị thương tổn. Làn da mạnh khỏe từ bên trong ít bị nổi mẩn ngứa hơn.

  • Uống trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc vừa an toàn cho mẹ bầu, vừa có tác dụng an thần, thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố. Cơ thể thoải mái, nhẹ nhàng, những giấc ngủ ngon, tâm trạng thư thái sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh, đẩy lùi mẩn ngứa.

Điều trị mẩn ngứa bằng phương pháp Đông y

Trong quan niệm Đông y, nguyên nhân gây ra mề đay mẩn ngứa do cả yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.

Khi cơ thể suy nhược, khí huyết rối loạn, các chức năng gan, thận suy giảm. Các tác nhân gây hại như phong nhiệt, phong hàn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, sản sinh độc tố. Lượng độc tố này không được bài tiết hết ra ngoài, tích tụ dưới da, gây nên tình trạng mẩn ngứa.

Sử dụng các bài thuốc Đông y trị mẩn ngứa triệt để, an toàn cho mẹ bầu
Sử dụng các bài thuốc Đông y trị mẩn ngứa triệt để, an toàn cho mẹ bầu

Các bài thuốc Đông y sử dụng nguồn dược liệu quý từ thiên nhiên vừa trị bệnh, vừa an toàn với mẹ bầu và bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên đến trực tiếp cơ sở khám chữa Đông y để được thầy thuốc kê đơn bốc thuốc.

Điều trị mẩn ngứa bằng thuốc Tây

Trong trường hợp dị ứng nặng, gây nguy hiểm tới mẹ và bé, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc Tây để điều trị. Thuốc Tây cho hiệu quả rõ rệt trong thời gian ngắn. Thuốc có tác dụng khóa hoạt tính của Histamin, chống viêm, giảm ngứa hiệu quả.

Một số loại thuốc điều trị nổi mẩn đỏ ngứa phổ biến cho mẹ bầu như:

  • Thuốc kháng Histamin bôi ngoài da: Cetirizine, Claritin, Chlorpheniramine, Loratadine…
  • Thuốc Corticosteroid dạng viên uống và bôi ngoài da: Budesonide, Triamcinolone…
  • Thuốc Steroid dùng bôi ngoài da, hợp nặng có thể được chỉ định dùng dạng thuốc uống

Các loại thuốc Tây điều trị mẩn ngứa đều có khả năng gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ… Không chỉ dạng thuốc tiêm hay uống, ngay cả thuốc bôi ngoài da vẫn có khả năng hấp thụ qua máu, đi vào dạ con, ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu gặp phải tác dụng phụ, cần dừng sử dụng và liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có hưởng xử lý kịp thời.

Lưu ý dành cho bà bầu bị nổi mẩn đỏ khắp người

Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời giúp bệnh nhanh khỏi, khi bị nổi mẩn ngứa, bà bầu phải lưu ý những điều sau:

  • Tránh xa các tác nhân đã từng gây dị ứng cho mẹ
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi để cơ thể được thoải mái
  • Vệ sinh nhà cửa, giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát
  • Không cào, gãi quá mạnh, gây ra các vết thương hở trên da dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng da
  • Tắm, rửa hàng ngày với nước ấm từ 34-37 độ C
  • Tạo môi trường sống vui vẻ, lạc quan, tích cực
  • Không tự ý dùng thuốc, các loại dược phẩm chữa mẩn ngứa
  • Không thức khuya, tập các bài tập nhẹ nhàng
  • Xây dựng bữa ăn với dinh dưỡng khoa học

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân là dấu hiệu dị ứng khá nghiêm trọng. Bà bầu nên đến bệnh viện để được khám, tư vấn hướng điều trị phù hợp để đảm bảo an toàn cho mẹ và sự phát triển khỏe mạnh của bé. Nếu có sử dụng thêm các mẹo dân gian hay bài thuốc Đông y, mẹ nên thông báo cho bác sĩ điều trị.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN ĐỌC


Top địa chỉ phòng khám Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Khắp Người


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan