Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm da tiết bã có thể được điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc uống và kháng sinh. Sau đây là danh sách các loại thuốc trị viêm da tiết bã hiệu quả nhất được các chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng.

Các loại thuốc trị viêm da tiết bã được khuyên dùng

Viêm da tiết bã dùng thuốc gì? Sau đây là top 5 loại thuốc điều trị viêm da tiết bã được bác sĩ chỉ định:

Hydrocortisone 1% chống viêm

Hydrocortisone 1% là một trong các loại thuốc bôi trị viêm da tiết bã thông dụng nhất. Thuốc Hydrocortisone 1% chứa 10.0mg Hydrocortison Acetat cùng các loại tá dược khác, có công dụng chống viêm, giảm kích ứng, giảm thành phần mạch máu gây viêm và giảm tình trạng bã nhờn ngoài da.

Cách dùng: Vệ sinh sạch vùng da bị viêm và thấm khô bằng khăn bông mềm. Sau đó thoa một lớp thuốc mỏng lên vùng bị tổn thương và xoa nhẹ nhàng cho đến khi thuốc khô, thấm hết vào da.

Liều dùng: 

  • Trẻ em dưới 10 tuổi không được khuyến cáo dùng thuốc Hydrocortisone 1% trừ khi được bác sĩ chỉ định.
  • Trẻ em trên 10 tuổi và người lớn dùng Hydrocortisone 1% tối đa 2 lần/ngày, liên tục trong 7 ngày rồi phải dừng.
Hydrocortisone 1% là thuốc bôi giúp chống viêm, giảm kích ứng
Hydrocortisone 1% là thuốc bôi giúp chống viêm, giảm kích ứng

Desonide 0.05% giảm kích ứng

Viêm da tiết bã bôi thuốc gì nhanh khỏi? Desonide 0.05% cũng là loại thuốc bôi viêm da tiết bã được bác sĩ khuyên dùng. Đây là loại thuốc Corticoid có liều lượng nhẹ, chuyên trị bệnh viêm da dầu nhờ khả năng ức chế tác nhân gây kích ứng, kháng viêm, giảm ngứa và sưng tấy.

Cách dùng: Làm sạch vùng viêm da tiết bã, lau khô rồi thoa một lớp thuốc Desonide mỏng. Để cho thuốc thấm hết vào da sau đó sinh hoạt bình thường, tránh thuốc dính sang chỗ khác.

Liều dùng: 

  • Trẻ em dưới 3 tháng tuổi không được dùng Desonide.
  • Trẻ em trên 3 tháng tuổi và người lớn bôi thuốc Desonide tối đa 2 lần/ngày và phải ngưng sau 4 tuần dùng liên tục.

Ketoconazol 2% chống nấm

Trong các loại thuốc đặc trị viêm da tiết bã, Ketoconazol 2% dạng gel được chỉ định cho tình trạng nhiễm trùng nhẹ ngoài da. Loại thuốc này có công dụng chống nấm, kháng khuẩn và tiêu viêm, giúp thuyên giảm tình trạng viêm da tiết bã sau một thời gian ngắn điều trị.

Cách dùng: Vệ sinh vùng viêm da tiết bã bằng nước sạch và lau khô rồi thoa một lớp thuốc gel Ketoconazol mỏng, nhẹ nhàng vỗ để thuốc thấm vào da.

Liều dùng: Bôi 2 lần/ngày liên tục trong 4 tuần cho đến khi khỏi bệnh.

Thuốc trị viêm da tiết bã kháng histamin Clorpheniramin 4

Viêm da tiết bã uống thuốc gì? Các loại thuốc kháng histamin, trong đó có Clorpheniramin 4, có công dụng ức chế cơ thể sản sinh histamin H1, phòng ngừa viêm ngứa, phát ban và phù nề da, nên được sử dụng để kiểm soát triệu chứng của viêm da tiết bã.

Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc uống trị viêm da tiết bã này có thể gây ra tác dụng phụ là buồn ngủ, buồn nôn và mất tập trung.

Cách dùng: Uống trực tiếp để giảm thiểu triệu chứng bệnh viêm da tiết bã.

Liều dùng: 

  • Trẻ em dưới 12 tuổi không được phép sử dụng thuốc uống Clorpheniramin 4.
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn uống 1 viên trước lúc đi ngủ, tuyệt đối không uống quá 6 viên/ngày.
  • Người cao tuổi chỉ dùng 1 viên/ngày, mỗi lần uống nửa viên.
Clorpheniramin 4 có công dụng ức chế cơ thể sản sinh histamin H1
Clorpheniramin 4 có công dụng ức chế cơ thể sản sinh histamin H1

Tacrolimus 0.03% trị viêm da tiết bã

Thuốc Tacrolimus là thuốc ức chế miễn dịch, được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu trong đó có viêm da tiết bã. Thuốc Tacrolimus dạng mỡ thoa ngoài da có thể giảm triệu chứng viêm ngứa, làm mềm da và giảm kích ứng.

Cách dùng: Làm sạch vùng da bị viêm da tiết bã rồi thấm khô bằng khăn mềm. Sau đó dùng một lượng thuốc nhỏ Tacrolimus thoa nhẹ trên da để thuốc thấm sâu vào da và khô đi.

Liều dùng: 

  • Trẻ em dưới 2 tuổi không sử dụng thuốc bôi Tacrolimus nếu chưa được bác sĩ chỉ định.
  • Trẻ em từ 2-15 tuổi chỉ bôi thuốc Tacrolimus 0.03% tối đa 2 lần/ngày.
  • Người lớn có thể bôi thuốc Tacrolimus 0.01% tối đa 2 lần/ngày.
  • Dùng thuốc liên tục trong 6 tuần thì phải dừng.

Thuốc giảm đau Paracetamol

Thuốc Paracetamol có công dụng giảm đau khi vùng viêm da tiết bã bị sưng to, đau rát và bong tróc nghiêm trọng.

Cách dùng: Uống khi cơn đau bùng phát nghiêm trọng. Cần ăn nhẹ trước khi uống thuốc để tránh hại dạ dày.

Liều dùng: 

  • Uống 1-2 viên một lúc.
  • Thời gian uống thuốc cách nhau từ 4-6 giờ.
  • Chỉ sử dụng tối đa 8 viên/ngày để tránh bị ngộ độc.
  • Liều dùng đối với trẻ em cần được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn rõ ràng.

Thuốc kháng sinh Cephalosporin

Thuốc Cephalosporin có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, ức chế quá trình tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn và chống nhiễm trùng. Trong trường hợp viêm da tiết bã có dấu hiệu bội nhiễm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ 1 hoặc 2.

Cách dùng: Uống thuốc sau ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Liều dùng: 

  • Người lớn dùng 250-500mg/kg, cách 6 giờ 1 lần tùy theo mức độ nhiễm khuẩn.
  • Trẻ em dùng 25-60mg/kg trong vòng 24 giờ, chia 2-3 lần uống/ngày.
Cefixim thuốc nhóm kháng sinh nhóm Cephalosporin
Cefixim thuốc nhóm kháng sinh nhóm Cephalosporin

Giảm ngứa hiệu quả với Fucidin

Thuốc Fucidin có công dụng ức chế vi khuẩn, cải thiện tình trạng nhiễm trùng và sưng đỏ trên bề mặt da, giảm thiểu cơn ngứa ngáy khó chịu do viêm da tiết bã gây ra.

Cách dùng: Thuốc Fucidin điều chế dạng kem bôi, dùng bôi lên bề mặt da bị viêm tiết bã để giảm thiểu cơn ngứa. Trước khi bôi, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da để thuốc tác động sâu hơn vào biểu bì.

Liều dùng: 

  • Mỗi ngày bôi thuốc 2 lần, sáng, tối.
  • Không sử dụng thuốc quá 2 tuần/đợt điều trị.

Thuốc Cetirizine Hydrochloride chống dị ứng

Thuốc Cetirizine có công dụng chống dị ứng bằng cách ngăn chặn histamin, giúp giảm thiểu tình trạng kích ứng, ngứa ngáy, viêm sưng do viêm da tiết bã.

Cách dùng: Nuốt nguyên cả viên mà không được bẻ, nhai hoặc hòa tan với nước. Người bệnh có thể dùng thuốc trong hoặc sau khi ăn.

Liều dùng: 

  • Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi uống 10mg/1 lần/ngày hoặc 5mg/2 lần/ngày.
  • Trẻ em 2-5 tuổi uống 5mg/1 lần/ngày hoặc 2.5mg/2 lần/ngày.
  • Thuốc không dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Lưu ý dùng thuốc trị viêm da tiết bã hiệu quả cao, tránh tác dụng phụ

Để thuốc trị viêm da tiết bã phát huy hiệu quả tốt nhất, ngăn chặn bệnh tái phát và hạn chế tác dụng phụ, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

Hãy đảm bảo rằng vùng da bị bệnh luôn được làm sạch
Hãy đảm bảo rằng vùng da bị bệnh luôn được làm sạch
  • Chỉ sử dụng các loại thuốc trị viêm da tiết bã khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
  • Trong quá trình điều trị, nếu thấy có bất cứ biểu hiện bất thường nào, cần dừng thuốc ngay và tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra.
  • Luôn vệ sinh vùng viêm da tiết bã sạch sẽ, đặc biệt là trước khi thoa các loại thuốc bôi ngoài da.
  • Khi đi ra ngoài, bắt buộc phải bảo vệ vùng da bị viêm khỏi nắng gắt.
  • Chú ý giữ ẩm cho da cẩn thận bằng các loại kem dưỡng ẩm có dược tính và các loại tinh dầu thiên nhiên lành tính.
  • Hạn chế chà xát lên vùng viêm da tiết bã để tránh gây viêm sưng, nhiễm trùng.
  • Nên duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tăng sức đề kháng, tiếp thêm sức mạnh cho làn da mau chóng phục hồi khỏi tổn thương.

Để tránh các tác dụng phụ, ngăn ngừa bệnh tái phát và gia tăng hiệu quả điều trị, bạn hãy sử dụng các loại thuốc trị viêm da tiết bã theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với thói quen chăm sóc và bảo vệ da nghiêm ngặt. Viêm da tiết bã có thể thuyên giảm và biến mất hoàn toàn nếu bạn sử dụng các loại thuốc điều trị đúng cách, đúng liều lượng như bác sĩ chỉ định.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan